1 thg 1, 2015

Tìm về ký ức thảo nguyên

Để tận cảm được mùa Hạ thì phải lên với những thảo nguyên. Mùa của cỏ xanh hết mình, ngạo nghễ chạm trời xanh, mùa của nắng vàng hết độ để cho lúa nương của ruộng bậc thang, để cho đào, cam không rôn rốt, nhàn nhạt mà ngọt lịm, thơm lừng.


Nhưng, chuyến đi này còn phải là cuộc tìm kiếm những dấu tích của đời sống du mục còn lưu lại trên mảnh đất thảo nguyên. Xe chúng tôi như con thuyền thám hiểm vượt biển sương.

Khám phá vẻ đẹp mê hoặc của Bãi Xếp

Với khung cảnh hoang sơ tuyệt đẹp, Bãi Xếp - Ghềnh Ráng luôn là địa điểm nằm trong sổ tay của những tín đồ phượt trẻ Việt và Tây ba lô mỗi khi khám phá đất miền Trung đầy nắng gió.


Bãi Xếp thuộc phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn, Bình Định, cách trung tâm thành phố chưa đầy 13 km. Để đến được Bãi Xếp, bạn có thể đón xe buýt số T2 trước cổng đại Học Quy Nhơn, xuống trạm Khu Phố 2. Còn bằng xe máy, bạn đi theo quốc lộ 1D (Quy Nhơn – Sông Cầu) sẽ thấy bảng chỉ dẫn đến Bãi Xếp. 

30 thg 12, 2014

Khách nhà dài

Đến Tp. Buôn Mê Thuột du khách được thưởng thức một loại hình du lịch mới lạ của dân tộc Ê Đê ở buôn Kô Sia (phường Tân Lập) là thăm nhà dài và thưởng thức những nét văn hóa đặc sắc được người dân nơi đây bảo tồn qua hàng nghìn năm.

Trước đây buôn Kô Sia là một buôn nhỏ của người Ê Đê với những nếp nhà dài êm đềm và là một trong bốn buôn cổ hình thành nên Tp. Buôn Mê Thuột ngày nay. Khi thành phố được mở rộng, buôn Kô Sia nay thuộc phường Tân Lập đã bị đô thị hóa và mất dần những nét văn hóa của người Ê Đê. Trước thực trạng đó, cách đây hơn 10 năm, già làng Ma Len tập hợp những người cao tuổi trong buôn lập nên đội cồng chiêng buôn Kô Sia nhằm truyền lại cho thế hệ trẻ ở buôn cách thức đánh cồng chiêng - nét văn hóa đặc sắc của người Ê Đê ở Tây Nguyên.

Nhớ lại thời kỳ đó, già làng Ma Len cho biết: “Người Ê Đê ở Buôn Kô Sia chúng tôi thèm nghe tiếng cồng chiêng như con suối thèm nước vào mùa Tây Nguyên khô khát. Từ khi chúng tôi mở lớp truyền dạy cồng chiêng cho giới trẻ, tiếng chiêng được vang lên mỗi tối ở nhà dài át đi tiếng loa đài ngoài phố lũ, làng như được giải cơn khát âm thanh của đại ngàn”.

Cây nêu trừ tà và mang những điều may mắn cho du khách đến thăm nhà dài Ê Đê.

Quýt Bắc Sơn, món quà quý xứ Lạng

Quýt trồng trên các thung lũng, sườn đồi của huyện Bắc Sơn từ lâu đã nổi tiếng khắp nơi bởi hương vị thơm ngon, đậm chất núi rừng.

Du lịch lên Lạng Sơn vào mùa đông, ngoài việc ngắm cảnh, chiêm ngưỡng hiện tượng băng tuyết kỳ thú trên đỉnh Mẫu Sơn, nhâm nhi nhiều đặc sản riêng có như vịt, lợn quay, phở chua, bánh ngải…, bạn cũng sẽ được thưởng thức những trái quýt vàng ươm, mọng nước.

Quýt vàng Bắc Sơn được coi là cây xóa đói giảm nghèo cho các hộ đồng bào dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao, H’Mông ở đây. Mùa quýt chín vào khoảng cuối tháng 11 dương lịch đến tháng 1 năm sau, cũng là thời điểm giáp Tết Âm lịch. Sản phẩm quýt Bắc Sơn chủ yếu bán cho các thương lái đi tiêu thụ khắp nơi trong tỉnh, các vùng lân cận và chợ. 

Quýt Bắc Sơn mọc nhiều ở các xã Nhất Hòa, Nhất Tiến. Ảnh: Hải.DCH. 

Nơi lưu giữ quá khứ vàng son của người Chăm

Là nơi lưu giữ cổ vật Chăm quy mô nhất cả nước, bảo tàng điêu khắc Chăm là điểm du lịch được nhiều người ghé thăm khi tới Đà Nẵng.

Nằm ngay trung tâm thành phố, bảo tàng điêu khắc Chăm nổi bật với nước sơn vàng, kiểu dáng kiến trúc độc đáo kết hợp giữa phong cách Pháp và Chăm. Ngay ở sân trước, ban quản lý đã cho đặt những bức tượng điêu khắc Chăm bằng đá, kích thích sự tò mò của du khách. 

29 thg 12, 2014

Săn mật giữa rừng Pù Huống

Trong chuyến công tác về huyện miền núi Quỳ Châu (tỉnh Nghệ An), tôi đã may mắn được theo chân nhóm thợ săn ong người bản địa. Rong ruổi suốt ngày khắp các ngọn núi, cánh rừng ở Pù Huống đã đem lại những trải nghiệm thú vị không thể nào quên về nghề săn "tinh hoa đại ngàn"...


Chúng tôi về xã Châu Hoàn, huyện miền núi Quỳ Châu đúng vào dịp mùa săn ong mật đang rầm rộ. Qua sự kết nối của một vài người quen, tôi đã được "bám đuôi" nhóm thợ săn ong gồm có 5 người ở bản Nật Trên. Được biết, đây là nhóm thợ săn ong đã có thâm niên hàng chục năm trong nghề.