8 thg 7, 2013

Non thiêng Yên Tử

Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử bao gồm một hệ thống hàng chục ngôi chùa, hàng trăm am, tháp, hàng ngàn di vật cổ quí giá và rừng cây cổ thụ nằm giữa một vùng đồi núi điệp trùng của vòng cung Đông Bắc, cách Hà Nội hơn 100 cây số. 

Hơn 700 năm trước, sau khi chiến thắng giặc Nguyên Mông, vua Trần Nhân Tông đã nhường ngôi, về tu tại Yên Sơn, lấy Phật danh là Điều Ngự Giác Hoàng, sáng lập ra phái “Thiền Trúc Lâm”. Từ đó, Yên Tử trở thành Trung tâm Phật giáo Việt Nam. 

Đường lên Yên Tử 

Nhà cộng đồng Suối Rè

Với lối kiến trúc độc đáo mang đậm tính sinh thái, công trình Nhà cộng đồng thôn Suối Rè ở xã Cư Yên, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được xây dựng bằng những vật liệu sẵn có từ thiên nhiên như tranh, tre, nứa, lá... đã xuất sắc giành Giải thưởng Green Good Design 2012 của Mỹ, Giải International Architecture Awards (IAA) của Mỹ và lọt vào Top 7 Giải thưởng Ecowan của Tổ chức World Architecture News.

Nhà cộng đồng Suối Rè nằm lưng chừng quả đồi thôn Suối Rè, được xây dựng bằng vật liệu đất, tranh, tre, nứa, lá... và nhân công sẵn có ở địa phương. Nhà hai tầng liên thông, mỗi tầng rộng 
90m2. Nhìn từ chân đồi lên, nhà lợp lá cọ trông tựa cây nấm hình chữ nhật úp xuống lưng đồi. Công trình do kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, kiến trúc sư Nguyễn Duy Thanh và Công ty 1+1>2 thiết kế, xây dựng.

Theo kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, sự gia tăng cách biệt giữa thành thị với nông thôn do quá trình bùng nổ đô thị và phát triển kinh tế khiến mối liên hệ cộng đồng ngày càng lỏng lẻo và có nguy cơ tan rã. Tại các thôn bản vùng núi, trung du, những không gian sinh hoạt cộng đồng, những trường lớp mẫu giáo, trạm thông tin, thư viện vẫn là thứ xa xỉ, nếu có thì hết sức tạm bợ, rơi vào hình thức không bản sắc. Chính vì vậy, nhóm kiến trúc sư đã thiết kế, xây dựng nên mô hình Nhà cộng đồng đa năng thôn Suối Rè với ý tưởng sẽ khắc phục những vấn đề trên nhằm đem lại một mô hình kiến trúc mới phù hợp cho môi trường sinh hoạt văn hóa của đồng bào các dân tộc miền núi trong thời buổi hiện đại.

Ngôi nhà nằm lưng chừng một quả đồi nhỏ và ẩn mình dưới tán cây xanh.

Cửa thiền “Giác Tâm”

Cùng với Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, Đền Cửa Ông…Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm (xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) là một điểm đến không thể thiếu trong hành trình du lịch tâm linh của du khách mỗi khi có dịp về thăm vùng đất mỏ. Đây là Thiền viện Ni thuộc hệ thống các thiền viện theo Thiền phái Trúc Lâm. 

Đến thăm Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm (chùa Cái Bầu), du khách bị níu chân bởi cảnh sắc được tạo lên từ sự ưu ái của thiên nhiên kết hợp với sự tinh tế, hài hòa của các công trình kiến trúc chốn cửa thiền này. Có lẽ ít ngôi chùa nào có được một địa thế đắc địa như Thiền viện nhờ thế “lưng tựa núi, mặt hướng biển” và trở thành một một trong những ngôi chùa có vị trí đẹp nhất trong hệ thống chùa chiền ở Việt Nam. Từ chánh điện chính, du khách có thể đưa tầm mắt “ôm trọn” hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ đan xen, chấm phá của vịnh Bái Tử Long, tạo cảm giác bình yên, thanh tịnh mỗi khi vãn cảnh chùa.

Chúng tôi đến Thiền viện đúng dịp hàng ngàn phật tử và du khách thập phương xa gần đang chuẩn bị đại lễ Phật đản Phật Lịch 2557 và được chứng kiến lễ thả hoa đăng trên mặt nước vịnh Bái Tử Long. Cả một không gian văn hóa tâm linh hội tụ những đắc địa của thiên nhiên và con người nơi Thiền viện đã thực sự gây ấn tượng mạnh đối với chúng tôi.

Một góc của Thiền viện Trúc lâm Giác Tâm được thắp sáng bởi hàng ngàn ngọn nến trong ngày Đại lễ Phật đản Phật Lịch 2557. Ảnh: Trọng Chính

Bút tích vua chúa ở hang động kỳ bí

Động Hồ Công tọa lạc trên núi Vân Đài (xã Vĩnh Ninh- Vĩnh Lộc), là một trong những động đẹp nhất Việt Nam. Nơi đây đã lưu lại những bút tích của nhiều vị danh sĩ Việt Nam, đặc biệt là của vua Lê Thánh Tông, chúa Trịnh Sâm...

Động Hồ Công cách thành nhà Hồ (Thanh Hóa) khoảng 4,5 km về hướng đông nam, có chiều dài 45m, rộng 23m, được tạo hóa hình thành kỳ công bởi những tấm đá xanh, vuông xếp chồng lên nhau thành nhiều hình dáng đem đến cho động một vẻ đẹp kỳ bí. Theo sách Đại Nam nhất thống chí mô tả về động: “Có khối đá trông như hình con cóc cúi đầu ngồi trong động, thạch nhũ trong động sắc đỏ lại có hang đá quanh co dài mười trượng, chỗ tận cùng có giếng đá sâu khôn cùng...”. Chính vẻ đẹp này, đã khiến cho rất nhiều những danh sĩ thời xưa đã ghé đến đây để tham quan và tìm cảm hứng thi nhân. 

Dòng chữ thể hiện lòng ngưỡng mộ vẻ đẹp trước động của một vị thi sĩ vô danh 


Huyền thoại Kôn Clon

Vùng cao Đồng Xuân ở Phú Yên từ lâu gắn liền với những huyền thoại, nơi có tiếng trống đôi – cồng ba – chiêng năm cùng điệu múa khoan nhặt của những cô gái Ba Na tràn đầy sức sống, nơi có đỉnh Kôn Clon sừng sững với những gộp đá hoang sơ đầy bí ẩn.

Tiếng cồng chiêng giữ hồn núi


Nhìn từ gộp đá ra miệng hang. Ảnh: Nguyễn Đình 

Kôn Clon (tiếng Bana có nghĩa là Núi Đá), người Việt gọi là hòn La Hiên có độ cao 1.020m, dưới chân núi là các ngôi làng Xí, làng Thoại, làng Đồng… của người Ba Na sinh sống. Cung đường đầy đá sỏi gập ghềnh, bụi mịt mù trong mùa khô nắng cháy. Một đêm ở lại làng Xí Thoại đã giúp những người khách phương xa hiểu thêm về bộ nhạc cụ trứ danh trống đôi – cồng ba – chiêng năm của người bản địa.

Hủ tíu Sa Đéc đặc sắc hương quê

Hủ tíu là món ăn quen thuộc của người dân Nam bộ. Tùy theo cách chế biến mà hủ tíu từng vùng lại có hương vị riêng. Với hương vị độc đáo của mình, trước nay, hủ tíu Sa Đéc luôn giữ chỗ đứng đặc biệt trong lòng thực khách trong và ngoài tỉnh.

Tô hủ tíu Sa Đéc với nước súp trong, sợi bánh trắng, điểm vài miếng thịt, tim, gan, lòng heo, có khi tôm, thịt nạt bằm, kèm theo hẹ, xà lách, hành, chanh ớt,... bốc mùi thơm phức, ngay phút đầu gợi cho thực khách một bữa ăn ngon miệng. 

Thật ra, hủ tíu Sa Đéc không chỉ ngon ở vẻ bề ngoài mà ở chính hương vị của nó không lẫn vào đâu được. Hương vị đó được tạo ra bởi sự hòa quyện của hai thành phần chính trong tô hủ tíu là bánh hủ tíu và nước súp (Dĩ nhiên các thành phần khác như thịt, gan... làm cho hương vị hủ tíu Sa Đéc ngon và đậm đà thêm).