10 thg 11, 2023

Vừa thức dậy đã say nắng đầu ngày Bãi Môn

Choàng tỉnh sau đêm say giấc trong lều du lịch ở Bãi Môn (Phú Yên), nhận ra mình đang đón tia nắng đầu tiên trên đất liền nước Việt, là cảm giác rất lạ.

Mũi Điện của Phú Yên được cho là điểm cực đông của Việt Nam. Và Bãi Môn nằm kề ngay dưới chân Mũi Điện, là bãi biển hứng ánh nắng mai đầu tiên trên đất liền nước ta.

Có hai cách để trở thành người đón bình minh sớm nhất bên bờ Biển Đông. Một là, xuất phát thật sớm đến Bãi Môn trước khi mặt trời lên. Hai là, cắm trại qua đêm ngay trên bãi cát. Trong ảnh, nhóm du khách đến Bãi Môn từ hôm trước, dựng lều ăn uống, vui chơi, hôm sau thức dậy với con nắng đầu ngày. TRÍ MINH

'Cánh đồng' rong hẹ dưới biển Lý Sơn khiến khách mê mẩn

Rong hẹ mọc gần bờ biển đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) tạo nên một bức tranh thiên nhiên đẹp tuyệt khi thủy triều rút.

Khi thủy triều rút, bãi biển thôn Đông An Vĩnh, H.Lý Sơn (Quảng Ngãi) lộ ra những đám rong hẹ rất đẹp, trông như thảm cỏ xanh mượt. Rong hẹ có chiều cao gần 10 cm, mọc dưới nước.

Những đám rong hẹ là nơi trú ngụ cho cá con, sao biển và các loại ốc... HẢI PHONG

Phở 'treo gió' chỉ Hà Giang mới có

Thắng cố, nậm pịa, mắc khén... là những món ăn nổi tiếng vùng núi cao phía bắc mà người dân tộc miền Đông hay miền Tây cũng đều rất quen thuộc. Song, có một món đặc sản tưởng quen thuộc nhưng chỉ khi đặt chân tới Quản Bạ - Hà Giang, du khách mới có cơ hội thưởng thức, đó là phở Tráng Kìm.

"Sáng mai anh chị nhất định phải ăn phở Tráng Kìm. Món này rất đặc biệt, đảm bảo độc lạ, chỉ ở đây mới có" - trước khi chia tay đoàn chúng tôi sau cuộc gặp gỡ tình cờ ở điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình khám phá Hà Giang, chị Mai Lan (đã gần 40 năm sinh sống và công tác ở Quản Bạ - Hà Giang) cứ dặn đi dặn lại.

Lúc đầu nghe tới phở, cả đoàn không mấy ai hào hứng bởi 2 ngày ở Hà Nội trước đó, chúng tôi đã ăn phở đủ cả 2 ngày. Thế nhưng, sau một hồi hỏi thăm từ người dân bản địa cho tới cánh tài xế thạo đường cũng như tham khảo những gợi ý trên Google thì đáp án cuối cùng vẫn là: Đến Quản Bạ, phải ăn phở Tráng Kìm!

8 thg 11, 2023

Độc đáo nhà thờ cổ Tùng Sơn

Có tuổi đời gần 200 năm, nhà thờ cổ Tùng Sơn (xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang) vẫn giữ được nét đẹp cổ kính, độc đáo và là một trong những nhà thờ cổ tại thành phố.

Nét cổ kính của nhà thờ cổ Tùng Sơn. Ảnh: H.L

Theo người dân địa phương, nhà thờ được xây khoảng năm 1904, bên trong cung thánh có 14 trụ gỗ và 17 cửa sổ nhỏ; tường nhà là những tảng đá xếp chồng lên nhau, kết dính bởi vôi, nhớt cây bời lời và dây tơ hồng trộn lại. Như nhiều nhà thờ khác tại Việt Nam, nhà thờ cổ Tùng Sơn được xây dựng theo kiến trúc Gothique với những trục đối xứng. Lối chính vào nhà thờ là 3 cánh cửa lớn hình vòm chóp nhọn, có tháp chuông nằm trên hệ cổng. Kiến trúc bên trong khuôn viên hành lễ khá thanh thoát, trang nhã với hệ thống cột gỗ lớn, cửa sổ rộng để lấy ánh sáng tự nhiên.

“Cánh rừng” điện gió thu hút lữ khách

Trên đồi cát thoai thoải, hàng chục cánh quạt to như “cối xay gió”. Ánh nắng xế chiều càng làm những cánh quạt thêm trắng sáng trên nền trời xanh. Chị Liên tranh thủ ánh sáng đẹp ngồi trên bậc thang hướng mặt về đại dương bao la “tự sướng” những bức hình đẹp úp lên mạng để khoe với bạn bè ở xa cùng chiêm ngưỡng “cánh rừng” điện gió Đại Phong lúc hoàng hôn.

“Cánh rừng” điện gió Đại Phong

Ngự tứ Bửu Sơn tự - một danh lam Phan Thiết

Chùa Bửu Sơn tọa lạc ở phường Phú Hài, TP. Phan Thiết, những năm qua là một ngôi chùa rất quen thuộc với nhiều bà con phật tử và khách thập phương các nơi khi đến với thành phố biển.


Sách Đại Nam nhất thống chí, một bộ sách địa chí văn hóa nổi tiếng do Quốc Sử quán Triều Nguyễn biên soạn, ở quyển số 12 viết về tỉnh Bình Thuận, đã có những dòng về chùa Bửu Sơn của ngày xưa: “Chùa ở trên đỉnh núi, phía sau có 2 ngôi tháp, nên tục danh chùa Tháp. Thuở đầu Nguyễn trung hưng, vua Cao Hoàng (Triều Nguyễn) đến viếng, mới đặt cho tên là Bửu Sơn tự, ban cấp tiền và sai làm tấm biển. Nay trong chùa có biển khắc chữ: “Ngự tứ Bửu Sơn tự””. (Vua đã đến, ban cho tên chùa Bửu Sơn). Vua Gia Long trị vì nước ta từ năm 1802 – 1820, đến nay đã trên 200 năm. Như vậy, chùa cổ Bửu Sơn đã được xây dựng từ trước đó.

Trải qua mưa nắng theo thời gian, năm 1961, chùa được xây dựng lại trên nền cổ tự ngày trước. Và từ 1961 đến năm 2000, đã có nhiều vị sư đến tu, trụ trì.