17 thg 9, 2023

Hương vị đậm đà của ẩm thực miền Trung

Các món như nem lụi Huế, bánh hỏi, nem chua... được nhiều tín đồ ẩm thực yêu thích bởi nguyên liệu địa phương đa dạng, hương vị đậm đà có phần cay nồng đặc trưng.

Là dải đất nằm giữa dãy Trường Sơn và Biển Đông, sự đa dạng địa lý cũng như khí hậu ban tặng cho miền Trung nguồn nguyên liệu ẩm thực phong phú. Trong đó, vị ớt được xem là linh hồn của ẩm thực vùng đất này. Trong chế biến món ăn, từ các món điểm tâm sáng hay các loại nước chấm đều mang vị chua, cay, mặn đặc trưng.

Nem lụi Huế là đặc sản cố đô làm "say lòng" thực khách. Ảnh: Maggi

Độc đáo di tích núi lửa cổ xưa

Ở Lý Sơn có những ngọn núi lửa kỳ vĩ, tiêu biểu là núi Thới Lới và Giếng Tiền. Miệng núi lửa Thới Lới cao 149m, Giếng Tiền cao 86m được ví như những "đài quan sát" biển đảo ở Lý Sơn. Đây là hai di tích được công nhận là di tích cấp quốc gia năm 2020.

Độc đáo hai di tích núi lửa cổ

Theo các nhà địa chất, vào cuối kỷ Neogen (một kỷ địa chất thuộc đại Tân Sinh), cách ngày nay khoảng 25 - 30 triệu năm, đảo Lý Sơn được hình thành do sự kiến tạo địa chấn với sự phun trào nham thạch của núi lửa. Trên đảo lớn Lý Sơn có 5 hòn núi (Giếng Tiền, Hòn Tai, Hỏi Sỏi, Hòn Vung, Thới Lới) đều là chứng tích của núi lửa đã phun trào, rõ nhất là các hồ hình phễu (vốn là miệng núi lửa) trên núi Giếng Tiền và núi Thới Lới. Sự phun trào và quá trình nguội tắt của núi lửa cùng những tác động của thiên nhiên hàng triệu năm đã tạo nên nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú trên đảo, mà trong đó núi lửa cổ Thới Lới là thắng cảnh độc đáo, thu hút sự chú ý của khách du lịch trong nước và quốc tế.

Toàn cảnh núi Giếng Tiền . Ảnh: Bùi Thanh Trung

Ngọt ngào mía đường qua ca dao xứ Quảng

Quảng Ngãi trước đây được biết đến là xứ sở của nghề trồng mía, nấu đường. Đến mùa thu hoạch mía, không khí rộn ràng khắp làng. Những lò nấu đường thủ công đỏ lửa từ sáng đến tối, mùi đường non thơm phức cả xóm. Mùi hương ấy cứ quyện chặt vào ký ức, theo chân người đi gần đi xa, len vào nỗi nhớ quê nhà.

Lớn lên trong tiếng ru hời

“Chiều chiều lại nhớ chiều chiều/ Nhớ nồi cơm nguội nhớ niêu nước chè/ Nhớ hồi thượng mã pháo xe/ Nhớ bát nước chè, nhớ chén đường non”, những câu hát ru đó in sâu vào trí nhớ nhiều người từ thuở nhỏ. Mẹ hát ru ta rồi ta hát ru những đứa em. Bà hát ru cháu rồi cháu hát ru con, đời tiếp đời trong nếp sống nông thôn. Không ai nhớ rõ câu hát này từ đâu mà tới, nhưng “nhớ bát nước chè, nhớ chén đường non” thì nhất định đó phải ở vùng trồng mía làm đường thuộc các huyện đồng bằng, trung du xứ Quảng.

Mùi hương mía đường là của đất trời hòa quyện, mùi hương thấm đẫm nỗi nhọc nhằn của người dân quê. Ảnh: Bùi Thanh Trung

16 thg 9, 2023

Ba anh em họ Nguyễn giúp vua đánh tan giặc phương Bắc

Ba mặt tiếp giáp cánh đồng lúa, cách biệt với khu dân cư, đình Kim Khê ở xã Phú Điền (Nam Sách) đẹp yên bình và còn được biết đến là nơi thờ ba anh em trong cùng gia đình họ Nguyễn.

Đình Kim Khê ngày nay

Độc đáo ngôi chùa nhiều tháp nhất ở Hải Dương

Với hơn 30 ngôi tháp đá thể hiện phong cách kiến trúc của từng thời kỳ phong kiến, chùa Muống là ngôi chùa có nhiều tháp nhất tỉnh Hải Dương.

Chùa Muống (Quang Khánh tự) ở xã Ngũ Phúc là trung tâm tôn giáo lớn của huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương

15 thg 9, 2023

Hiếu Liêm! Ðâу núi rừng chiến khu!

Hiếu Liêm ngày xưa là rừng rậm hoang vu, là chiến khu Đ, là nơi hiểm nguy rình rập. Gần hơn, Hiếu Liêm là lâm trường. Nơi đây ẩn chứa nhiều câu chuyện huyền hoặc, khiến cho người ta bỗng liên tưởng tới bài hát Bắc Sơn của Văn Cao - trong đó Bắc Sơn thay bằng Hiếu Liêm.

Hiếu Liêm! Ɲơi đó sa trường xưa
Hiếu Liêm! Ðâу núi rừng chiến khu!


Hiếu Liêm ở đâu, Đồng Nai phải không? Đúng! 

Sao nghe nói Hiếu Liêm ở Bình Dương mà? Đúng luôn!

Sao kỳ vậy? Ba phải quá vậy trời!