18 thg 8, 2023
Nhớ về Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Thái Bình...
Thật bất ngờ khi Nghệ sĩ nhiếp ảnh Tôn Thất Hùng đưa chúng tôi đến thăm nhà người em trai thứ Tám của liệt sĩ Nguyễn Thái Bình ở TP.Tân An (tỉnh Long An) - một ngôi nhà xinh trong cư xá Ngân hàng trên đường Võ Văn Môn (phường 4), với khu vườn không rộng lắm nhưng khéo bố trí các loại cây trồng trong những bồn gạch xây vòng quanh gốc cây đẹp như bức tranh phong cảnh hữu tình. Tại một góc vườn có khu mộ song thân Nguyễn Thái Bình là cụ ông Nguyễn Văn Hai (thọ 87 tuổi) và cụ bà Lê Thị Anh (thượng thọ 100 tuổi).
16 thg 8, 2023
Thèm canh cá nục lá me non
Mùa mưa, những cây me giữa lòng Sài Gòn đâm lá non tua tủa, người con xa quê vùng duyên hải xứ Phan Rang (Ninh Thuận), Phan Rí (Bình Thuận) thường nghĩ ngay đến món canh cá nục nấu lá me non.
Xứ Phan đầy nắng, cây me quanh năm lá dày, xanh rậm, thường lấm lem đất cát bởi những trận gió rạt rào từ biển, được cơn mưa mùa hè tưới rửa sạch sẽ thì khoác lại áo mới bằng những đọt lá me non xanh tươi màu đọt chuối mơn mởn, điểm thêm những búp me vàng nhạt.
Cái nóng mùa hè bị xua đi khi húp miếng canh chua chua vị lá me non, beo béo vị cá nục - Ảnh: NGỌC ĐÔNG
Xứ Phan đầy nắng, cây me quanh năm lá dày, xanh rậm, thường lấm lem đất cát bởi những trận gió rạt rào từ biển, được cơn mưa mùa hè tưới rửa sạch sẽ thì khoác lại áo mới bằng những đọt lá me non xanh tươi màu đọt chuối mơn mởn, điểm thêm những búp me vàng nhạt.
Nồi cá nục Phan Rí kho nghệ của má tôi
Cá nục kho đối với dân xứ biển là món "thiên kinh địa nghĩa" - không có chi quen thuộc bằng. Nhưng món cá nục kho nghệ của má vẫn làm tôi lạ lẫm. Là vì không bắt gặp ở đâu nồi cá nục kho nghệ vàng ươm với các con cá lớp mặt đều "vểnh đuôi" lên.
Hồi nhỏ, nhiều lần má nhắc rằng trong nhà chỉ có tôi là đứa từng bị chết đói mấy lần. Chết đói trong đêm, tôi cũng không hiểu vì sao người lớn gọi là "đói lủi", bây giờ nghĩ lại có lẽ đó là cách nói giảm nhẹ đi chăng.
Hồi ở quê nội có mấy lần trong đêm tôi đói lủi, chết ngất đi, bố phải cạy miệng tôi đổ mật ong vào, lát sau hồi tỉnh lại. Đó cũng là một trong những lý do khiến má tôi quyết liệt quay về quê ngoại, ít ra cũng còn bòn mót kiếm được cái ăn.
Và hình ảnh về một nồi cá kho đầu tiên trong đời tôi chính là món cá nục con kho nghệ má nấu trong gian bếp.
Hồi nhỏ, nhiều lần má nhắc rằng trong nhà chỉ có tôi là đứa từng bị chết đói mấy lần. Chết đói trong đêm, tôi cũng không hiểu vì sao người lớn gọi là "đói lủi", bây giờ nghĩ lại có lẽ đó là cách nói giảm nhẹ đi chăng.
Hồi ở quê nội có mấy lần trong đêm tôi đói lủi, chết ngất đi, bố phải cạy miệng tôi đổ mật ong vào, lát sau hồi tỉnh lại. Đó cũng là một trong những lý do khiến má tôi quyết liệt quay về quê ngoại, ít ra cũng còn bòn mót kiếm được cái ăn.
Và hình ảnh về một nồi cá kho đầu tiên trong đời tôi chính là món cá nục con kho nghệ má nấu trong gian bếp.
Ngôi đình có thờ cá Ông ở Châu Thành
Đình Thần - Lăng Ông Vĩnh Thới (ấp Vĩnh Viễn, xã Thanh Vĩnh Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Long An) nhìn ra bờ sông Trà. Đình được thành lập năm nào không ai dám khẳng định nhưng trong đình hiện còn tờ sắc phong thần của vua Tự Đức vào năm 1852.
Đình thờ thần biển và cá ông
Đình thờ thần biển và cá ông
Danh tướng Nguyễn Cửu Vân
TP. Tân An, tỉnh Long An có một con đường mang tên Nguyễn Cửu Vân nằm bên dòng Bảo Định có lịch sử gắn liền với tên tuổi của bậc đại công thần dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1675-1725). Dù vậy, thân thế của ông vẫn còn là một dấu hỏi lớn. Loạt bài này với mong muốn góp phần tìm hiểu thêm tiểu sử vị danh tướng có công lao to lớn trong việc mở mang đất Tân An xưa.
1. Gia thế và sự nghiệp
Nguyễn Cửu Vân với đất Tân An
Ở TP. Tân An, tỉnh Long An, Nguyễn Cửu Vân được biết đến qua tên một con đường chạy từ cống Bảo Định cặp bờ kinh Bảo Định đến giáp địa phận tỉnh Tiền Giang. Ông tên húy là Nguyễn Cửu Hành; sử lấy chữ đầu của tước hiệu Vân Tường hầu mà gọi Nguyễn Cửu Vân.
Nguyễn Cửu Vân là cháu nội Nghĩa quận công Nguyễn Cửu Kiều và là con trai độc nhất của Dực Đức hầu Nguyễn Cửu Kế. Ông được chính sử triều Nguyễn đánh giá là danh tướng lừng lẫy với công lao to lớn trong việc khẩn hoang lập ấp, xây dựng và bảo vệ vùng đất biên ải ở phương Nam vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII. Ông cũng là 1 trong 5 Thượng đẳng thần (gồm: Lương Văn Chánh, Bùi Tá Hán, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Cửu Vân và Trần Thượng Xuyên) được Văn Thánh miếu tỉnh Vĩnh Long đưa vào thờ.
Một con đường tại phường 4, TP. Tân An được đặt theo tên Nguyễn Cửu Vân
Nguyễn Cửu Vân là cháu nội Nghĩa quận công Nguyễn Cửu Kiều và là con trai độc nhất của Dực Đức hầu Nguyễn Cửu Kế. Ông được chính sử triều Nguyễn đánh giá là danh tướng lừng lẫy với công lao to lớn trong việc khẩn hoang lập ấp, xây dựng và bảo vệ vùng đất biên ải ở phương Nam vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII. Ông cũng là 1 trong 5 Thượng đẳng thần (gồm: Lương Văn Chánh, Bùi Tá Hán, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Cửu Vân và Trần Thượng Xuyên) được Văn Thánh miếu tỉnh Vĩnh Long đưa vào thờ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)