11 thg 10, 2022

Gỏi cá mai chưa thử như chưa đến Phan Thiết

Thịt cá phi lê kết hợp rau sống, rau thơm, đặc biệt nước chấm từ mắm nhĩ và me... là nét đặc trưng của món gỏi cá mai.

Phan Thiết là một trong những điểm đến dành cho du khách yêu thích tìm hiểu, khám phá ẩm thực địa phương. Nguồn thủy, hải sản phong phú cùng sự pha trộn về văn hóa giữa người Việt và người Chăm góp phần tạo nên nét độc đáo trong ẩm thực ở địa phương này. Một trong số đó có cá mai, được chế biến thành nhiều món ngon, hấp dẫn dân địa phương và cả du khách.

Món gỏi các mai cuốn kèm xà lách, rau thơm chấm cùng nước xốt me. Ảnh: Hà Lâm

Thánh địa La Vang - Trung tâm hành hương lớn nhất của người theo đạo Công giáo Việt Nam

Mỗi dịp 15/8 hàng năm, có hàng ngàn tín đồ Công giáo, du khách thập phương đến Thánh địa La Vang (Quảng Trị) để hành hương, tham quan. Người hành hương tin rằng, đến với Đức mẹ La Vang là đến bến bờ bình an trong tâm hồn...

Thánh địa La Vang, Trung tâm hành hương Đức mẹ La Vang hay còn được gọi là "Vương cung thánh đường Đức Mẹ La Vang" nằm trong khu vực xưa gọi là Dinh Cát.

Sở dĩ gọi là Dinh Cát bởi vào đời chúa Nguyễn Hoàng vào Nam thế kỷ XVI vùng này gọi là Dinh Cát tức Dinh xây trên một vùng đất cát có khi gọi là Cát Dinh.

Ngày nay Vương cung thánh đường Đức Mẹ La Vang thuộc xã Hải Phú huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị.

Toàn cảnh Thánh địa La Vang tọa lạc tại xã Hải Phú huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Bùi Minh Tuấn.

Thiền viện Trúc lâm Phương Nam – Nơi lan tỏa bản sắc Thiền dân tộc đến muôn nhà

Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long nói chung và Cần Thơ nói riêng, từ lâu đã tập trung nhiều dân tộc sinh sống như Kinh, Khmer, Hoa, Chăm góp phần tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hóa và tín ngưỡng tâm linh của vùng đất phù sa trù phú này.


Tại thành phố Cần Thơ, sinh sống chủ yếu là 3 dân tộc Kinh, Hoa và Khmer nên những công trình văn hóa tâm linh tại đây mang đậm bản sắc của 3 dân tộc này. Với nét đặc trưng rất riêng của vùng miền sông nước, vì vậy Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam là một trong những địa chỉ được đoàn Khảo sát Kiến trúc Phật giáo lựa chọn để đến nghiên cứu và tìm hiểu trong đợt khảo sát của Ban Văn hoá TƯ GHPGVN phối hợp với Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Viện Bảo tồn Di tích, Hội Kiến trúc sư Việt Nam cùng các cơ quan nghiên cứu tại TP. Cần Thơ.

Vẻ thoát tục của ngôi cổ tự ẩn trên núi cao ở Quảng Ninh

Tọa lạc trên con đường thuộc phường Đại Yên, thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh, chùa Lôi Âm nằm trên dãy núi có độ cao 503 m, sở hữu cảnh quan hữu tình như một miền cao nguyên xinh đẹp.

Nhiều người biết đến Quảng Ninh bởi những vịnh biển đẹp hút hồn, nhưng ít ai để ý rằng du lịch tâm linh ở mảnh đất xinh đẹp này cũng ấn tượng không kém.

Đó không phải là những trải nghiệm gây choáng ngợp bởi sự xa hoa, lộng lẫy hay khiến du khách thốt lên ngỡ ngàng vì vẻ hùng vĩ của đất trời, mà thay vào đó là sự thanh bình, yên tịnh đến mê hoặc của một khu vực thờ tự thiêng liêng. Chùa Lôi Âm chính là một nơi như thế. 

Chùa được bộ văn hóa chứng nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1997.(Ảnh: Sang Doan Dang)

Chùa Vồm và sự truyền thừa của Thiền phái Lâm Tế thời Lê Trung hưng ở Thanh Hóa

Chùa Vồm là một trong những ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất của xứ Thanh, từ xưa vẻ đẹp và sự uy nghiêm của chùa được nhiều sách vở nhắc đến.

Chùa Vồm, tên chữ là Đại Khánh tự và Đại Hùng tự [1], là ngôi chùa cổ có niên đại từ thời Trần. Chùa tọa lạc dưới chân núi Bàn A ở làng Vồm, phường Thiệu Khánh, TP. Thanh Hóa. Nơi đây đã từng thuộc địa bàn của thành Tư Phố trong thời kỳ Bắc thuộc và cũng là lỵ sở Dương Xá đất Ái Châu và Thanh Hóa trong nhiều triều đại phong kiến. Đây cũng là vùng đất tiếp giáp với Ngã Ba Đầu – nơi hợp lưu giữa sông Mã với sông Chu trước khi đổ ra biển. Những yếu tố này đã tạo nên cho chùa một bề dày lịch sử cũng như cảnh quan và địa thế vô cùng hùng vĩ, đẹp đẽ.

10 thg 10, 2022

Biên Hòa trăm năm trước

Bài viết dưới đây của nhà văn Lý văn Sâm có tựa đề Thành phố Biên Hòa bảy mươi năm về trước, đăng trên báo Văn nghệ Đồng Nai số 9 năm 1986. Từ đó đến nay đã 36 năm, do vậy coi như đây là bài viết về Biên Hòa trăm năm trước. Tui xin đăng lại nguyên văn, dựa theo bản in lại năm 2012 của Nhà xuất bản Đồng Nai. Hình ảnh minh họa về Biên Hòa xưa mượn của Mạnh Hải trên Flickr.


THÀNH PHỐ BIÊN HÒA BẢY MƯƠI NĂM VỀ TRƯỚC
(Ki)

Chợ cá Biên Hòa. Ảnh: Mạnh Hải