Vào những ngày Thủ đô Hà Nội chớm sang thu, khi thời tiết dần mát mẻ và len lỏi theo cơn gió nhẹ là mùi hương nồng nàn của hoa sữa, trên những con phố, dễ dàng bắt gặp hình ảnh các bà, các chị gánh những gánh cốm xanh mơn mởn.
20 thg 9, 2022
Bên trong ngôi làng chuyên làm đặc sản mùa thu Hà Nội
Làng nghề cốm Mễ Trì đã có từ lâu đời, tới ngày nay vẫn còn giữ được nguyên vẹn bí quyết làm cốm mà không nơi nào có được. Cốm Mễ Trì là một trong những món ẩm thực nổi tiếng của Hà Thành.
Vào những ngày Thủ đô Hà Nội chớm sang thu, khi thời tiết dần mát mẻ và len lỏi theo cơn gió nhẹ là mùi hương nồng nàn của hoa sữa, trên những con phố, dễ dàng bắt gặp hình ảnh các bà, các chị gánh những gánh cốm xanh mơn mởn.
Vào những ngày Thủ đô Hà Nội chớm sang thu, khi thời tiết dần mát mẻ và len lỏi theo cơn gió nhẹ là mùi hương nồng nàn của hoa sữa, trên những con phố, dễ dàng bắt gặp hình ảnh các bà, các chị gánh những gánh cốm xanh mơn mởn.
Khám phá hệ thống sông, rạch dài hàng trăm kilomet trên đảo Phú Quốc
Ngoài những bãi biển xanh biếc thơ mộng, các khu nghỉ dưỡng sang trọng, có lẽ không có hòn đảo nào ở Việt Nam có nhiều những dòng sông, con rạch lớn như ở đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).
Nếu có dịp đến với Phú Quốc, chúng ta hãy thuê thuyền nhỏ thực hiện một chuyến đi ngược lên thượng nguồn tham quan 2 con sông lớn và tiêu biểu nhất của du lịch Phú Quốc. Đó là sông Dương Đông và sông Cửa Cạn.
Sông Cửa Cạn trên đảo Phú Quốc có chiều dài khoảng 15 km, bắt nguồn từ dãy núi Hàm Ninh (xã Hàm Ninh, TP Phú Quốc), chảy theo hướng Tây Tây Nam rồi đổ ra biển thuộc xã Cửa Cạn.
Dòng sông này chảy qua một số khu vực mà người dân địa phương quen gọi như: Rừng Cấm, đồng Cây Sao, đồng Bà... (Ảnh: Dũng Trương).
Nha Trang biển gọi
Thành phố biển Nha Trang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Khánh Hòa, vùng đất được mệnh danh là xứ “rừng trầm, biển yến”. Nơi đây có nhiều di tích lịch sử, văn hóa lâu đời mang đậm dấu ấn của nền văn minh Champa cổ. Đặc biệt, với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng và kì vĩ, vịnh Nha Trang là vịnh biển thứ hai của Việt Nam - sau vịnh Hạ Long - được công nhận là vịnh biển đẹp nhất thế giới. Với vẻ đẹp đặc trưng “trên phố dưới biển”, Nha Trang luôn khiến bao người mê mẩn, say đắm và trở thành điểm hẹn du lịch biển hấp dẫn đối với du khách, nhất là du khách nước ngoài mỗi khi có dịp đến với Việt Nam.
Huế - thành phố di sản và lễ hội
Tỉnh Thừa Thiên Huế có thành phố Huế sở hữu nhiều di sản thế giới, di sản khu vực và còn là thành phố festival, trung tâm tổ chức các sự kiện văn hóa, lễ hội lớn của cả nước. Vì thế, Thừa Thiên Huế xem du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đến năm 2030 trở thành điểm đến di sản văn hóa nổi tiếng thế giới, thu hút khoảng 8 triệu lượt khách, trong đó một nửa là khách quốc tế. Di sản, văn hóa và lễ hội cũng được địa phương xác định là thế mạnh, động lực để xây dựng phát triển thành thành phố trực thuộc Trung ương và là thành phố di sản, thành phố festival ngang tầm thế giới.
19 thg 9, 2022
Con đường ngắn nhất Sài Gòn
Năm 2016, một bạn trẻ 29 tuổi là Trần Đặng Đăng Khoa đã bỏ thời gian gần nửa năm tìm hiểu thông tin và thực hiện bộ ảnh chụp những con đường ngắn nhất Sài Gòn. Theo đó, Khoa xác định rằng con đường ngắn nhất Sài Gòn là đường Đỗ văn Sửu, nằm ở chân cầu Chà Và, quận 5.
Tháp Bà Ponagar - Quần thể kiến trúc nghệ thuật độc đáo
Là một địa điểm du lịch nổi tiếng của Nha Trang, tháp Bà Ponagar nằm trên quả đồi xinh đẹp cạnh bờ sông Cái hiền hòa. Với lối kiến trúc độc đáo và vẻ đẹp cổ kính mang sự huyền bí của tâm linh khiến cho tháp Bà Ponagar luôn trở nên hấp dẫn du khách.
Tháp Bà Ponagar có tên gọi khác là Yang Po Inư Nagar hay Yang Pô Ana Gar (Inư, Ana trong tiếng Chăm, Eđê, Jarai theo âm cổ gốc có nghĩa là Mẹ). Tháp được xây dựng trong khoảng từ thế kỉ thứ 8 đến hết thế kỉ thứ 13. Đây là thời kỳ đạo Hinđu (Ấn Độ giáo) đang trong giai đoạn cực thịnh tại vương quốc Chămpa cổ.
Tháp Bà Ponagar nằm trên quả đồi xinh đẹp cạnh bờ sông Cái hiền hòa.
Tháp Bà Ponagar có tên gọi khác là Yang Po Inư Nagar hay Yang Pô Ana Gar (Inư, Ana trong tiếng Chăm, Eđê, Jarai theo âm cổ gốc có nghĩa là Mẹ). Tháp được xây dựng trong khoảng từ thế kỉ thứ 8 đến hết thế kỉ thứ 13. Đây là thời kỳ đạo Hinđu (Ấn Độ giáo) đang trong giai đoạn cực thịnh tại vương quốc Chămpa cổ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)