2 thg 11, 2021

Hấp dẫn ngô, khoai nướng vỉa hè Thành Sen những đêm đầu đông

Thưởng thức món ngô nướng, khoai nướng ở các quán nước vỉa hè đang là thú vui ẩm thực trong đêm đầu đông se lạnh của người dân thành phố Hà Tĩnh.

Từ 7h tối, trên nhiều tuyến phố như: Trần Phú, Nguyễn Công Trứ, Xuân Diệu… nhiều hàng ngô, khoai nướng bên vỉa hè bắt đầu “đỏ lửa”.

Những điều kỳ thú của chợ nổi Ba Ngàn ở Hậu Giang

Đến với chợ nổi Ba Ngàn, bên cạnh cảnh buôn bán náo nhiệt, du khách còn có thể cảm nhận cuộc sống trên sông nước của người dân miền Tây, nơi mỗi chiếc ghe là một mái nhà...

Tụ họp trên kênh Ba Ngàn thuộc địa phận xã Đại Thành, thành phố Ngã Bảy, chợ nổi Ba Ngàn là một điểm tham quan đặc sắc dành cho du khách phương xa ở tỉnh Hậu Giang.

Cầu Long Biên nên thơ khi mùa lau về

Không cần đi đâu xa xôi, ngay ở Thủ đô cũng có một bãi cỏ lau đang bung nở tạo nên khung cảnh đẹp như mơ.

Cứ độ tháng 10 hàng năm khi mùa lau về, rất nhiều tín đồ du lịch rủ nhau xê dịch một số địa điểm như Bình Liêu (Quảng Ninh), Đồi Bù (Hà Nội) để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những đồi cỏ lau nở rộ trắng xóa cả một vùng trời.

Năm nay vì tình hình dịch bệnh phức tạp, một số tín đồ du lịch ở Hà Nội cũng đi tìm những địa điểm ngắm cỏ lau ngay trong nội thành. Phía dưới chân cầu Long Biên, cỏ lau cũng đã bung xõa tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp, chỉ cần giơ máy là có ảnh sống ảo tức thì.

Cỏ lau chớm nở có màu xanh nhẹ tuyệt đẹp (Ảnh: No Food Phobia).

4 điểm đến hoang sơ ở Quảng Ninh dịp cuối năm

Đến những ngọn núi ở Bình Liêu, Uông Bí du khách có cơ hội ngắm mùa cỏ lau trắng, check-in với đồi cỏ cháy hoặc săn mây vào sáng sớm.

Cột mốc 1927, 1300, 1305, Bình Liêu

Là huyện miền núi biên giới nằm ở phía đông bắc tỉnh Quảng Ninh, Bình Liêu cách thành phố Hạ Long 120 km, cách Hà Nội 290 km. Từ tháng 10 đến tháng 11, cỏ lau trên các sườn đồi núi ven đường chinh phục các cột mốc sẽ bung nở trắng xóa. Càng lên cao, đường đi càng nhỏ hẹp và uốn lượn theo sống núi, sườn núi. Trong đó đặc sắc nhất là thiên đường cỏ lau ở cột mốc 1927 và con đường như "sống lưng khủng long" đến cột mốc 1305 trên đỉnh cao nhất của Quảng Ninh. Ảnh: Lena Ng/Instagram

1 thg 11, 2021

Kỳ bí những vồ, điện trên núi Cấm - Bài 3: Tín ngưỡng dân gian

Thiên Cấm Sơn vốn được xem là một trong những ngọn núi kỳ bí, ẩn chứa nhiều huyền thoại thu hút du khách. Nơi đây có những điện thờ linh thiêng được hình thành từ dòng chảy của lịch sử và tín ngưỡng tâm linh dân gian.

Tín ngưỡng dân gian

Từ lịch sử…

Nằm cách vồ Thiên Tuế không xa, men theo những lối mòn chạy lẫn khuất dưới bóng râm bạt ngàn của cây rừng, chúng tôi đến điện Gia Long, điểm thờ cúng được khá nhiều người dân lui tới. Dịp đầu năm, rất nhiều du khách đến viếng điện Gia Long với niềm tin sẽ được ban phước lành. Gọi là điện nhưng thực tế đó chỉ là một ngôi miếu nhỏ được cất trên tảng đá lớn, sơn màu đỏ, bên trong đặt chân dung Đức Thế tổ Nguyễn Ánh.

Kỳ bí những vồ, điện trên núi Cấm - Bài 2: Trứ danh vồ Thiên Tuế

Ngày trước, các bậc tiền nhân đến vồ Thiên Tuế khai sơn phá thạch và tìm am cốc để tu tiên. Sở dĩ có tên gọi vồ Thiên Tuế vì nơi đây hiện hữu nhiều cây thiên tuế cổ thụ, một địa danh nổi tiếng bậc nhất núi Cấm.

Vồ Thiên Tuế vắng bóng… cây thiên tuế

Từ con đường chính ở lưng chừng núi Cấm, rẽ phải là đến vồ Thiên Tuế. Dưới một tảng đá to, người dân thờ sơn thần lúc nào cũng nghi ngút khói nhang để khách hành hương đến viếng. Nhiều giai thoại cho rằng, xưa kia ở vồ Thiên Tuế có bãi đất trống nên Đức Phật Thầy Tây An đã chọn làm nơi tu hành thành đạo. Theo đó, vồ Thiên Tuế có 3 điểm còn lưu dấu bậc cao nhân, gồm: Nơi thiền của Đức Phật Thầy Tây An, nơi phát nguyện của vua Hàm Nghi và giếng nước của vua Gia Long…

Cây thiên tuế bị bứng gốc.