Bến Vân Đồn ở đâu?
Nếu bạn là dân Sài Gòn thì khi nghe câu hỏi này theo phản xạ tự nhiên bạn sẽ trả lời ngay: Ở quận 4 chớ ở đâu? Tất nhiên rồi, vì Bến Vân Đồn là con đường cặp theo rạch Bến Nghé ở quận 4.19 thg 4, 2021
Du khách thưởng lãm mùa hoa sưa vàng rực bên sông Tam Kỳ
Mùa sưa đã về nở vàng rực bên dòng sông Tam Kỳ thơ mộng, sưa vàng cả một tuyến phố Tam Kỳ; du khách thích thú thưởng lãm hoa sưa và lưu giữ lại những kỷ niệm đẹp với hoa sưa.
Cảnh sắc như cổ tích của cánh rừng đỗ quyên tím trời Tây Bắc
Dưới tiết trời mát mẻ của miền núi Lai Châu, xen giữa những rừng cây xanh trên đỉnh Pu Ta Leng là sắc tím đằm thắm, quý phái của hoa đỗ quyên đầu mùa.
Xôi măng - món ăn kỳ lạ ở Kon Tum
Đến Kon Tum, nơi mảnh đất núi rừng "ngã ba biên giới", đừng quên ăn thử món xôi măng kỳ lạ của mảnh đất phố núi Tây Nguyên này nhé.
Nói tới xôi, bao nhiêu cái tên như xôi ngô, xôi dừa, xôi lạc, xôi thập cẩm ăn với chả, thịt, pate, trứng, xôi xéo của Hà Nội, xôi mặn của Sài Gòn... hẳn chẳng còn xa lạ gì. Nhưng có một món xôi mà đảm bảo khi nghe tên ai cũng thấy... sốc, một món xôi vô cùng kì lạ của người Kon Tum: xôi măng.
Nói tới xôi, bao nhiêu cái tên như xôi ngô, xôi dừa, xôi lạc, xôi thập cẩm ăn với chả, thịt, pate, trứng, xôi xéo của Hà Nội, xôi mặn của Sài Gòn... hẳn chẳng còn xa lạ gì. Nhưng có một món xôi mà đảm bảo khi nghe tên ai cũng thấy... sốc, một món xôi vô cùng kì lạ của người Kon Tum: xôi măng.
18 thg 4, 2021
Ông Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam
Thế hệ ngày nay có lẽ chỉ còn nghe nhắc đến ông Đạo Dừa mỗi khi đi tham quan Cồn Phụng ở Bến Tre, nơi ông tu hành trong thời gian dài và xây dựng nên nhiều cơ sở thờ phụng.
Ông Đạo Dừa tên thật là Nguyễn Thành Nam, sinh ngày 25 tháng 12 năm 1910 tại Bến Tre. Xuất thân trong một gia đình danh giá và giàu có, ông du học tại Pháp, tốt nghiệp kỹ sư hóa học và về nước năm 1935. Đến năm 1945 ông đi tu ở Bảy Núi, Châu Đốc và năm 1963 chính thức lập nên Đạo Dừa tại Cồn Phụng, Bến Tre.
Bánh ram ít, món ăn dân dã ở Huế
Ở Huế, bánh ram ít là một trong những món ăn dân dã rất quen thuộc với người dân. Bánh có từ bao giờ thì ít ai biết, thế nhưng có người nói bánh ram ít từ lâu đã trở thành đặc sản trong cung đình xưa. Mỗi khi nhắc đến ẩm thực Huế, chắc chắn ai đã từng thưởng thức thì không thể quên được vị ngon đặc biệt lạ miệng mà bánh ram ít mang lại.
Bánh ram ít được chia làm 2 phần là phần bánh ít mềm dẻo ở phía trên và phần bánh ram thơm giòn ở bên dưới. Hai thứ hương vị tưởng chừng không thể kết hợp này khi qua bàn tay khéo léo của người làm bánh tạo nên một hương vị cuốn hút riêng. Khi ăn bánh ram ít, sẽ cảm nhận được vị giòn và dẻo của bánh ram cùng bánh ít. Chúng hòa quyện vào nhau vô cùng hoàn hảo bánh có thể béo nhưng có thể ăn hoài mà không thấy ngán, ở Huế có rất nhiều gia đình làm bánh ram ít có truyền thống lâu đời. Đến Huế có thể tìm thấy bánh ram ít ở những quán ăn vỉa hè ven đường hay trong những nhà hàng sang trọng ở Huế.
Bánh ram ít được chia làm 2 phần là phần bánh ít mềm dẻo ở phía trên và phần bánh ram thơm giòn ở bên dưới. Hai thứ hương vị tưởng chừng không thể kết hợp này khi qua bàn tay khéo léo của người làm bánh tạo nên một hương vị cuốn hút riêng. Khi ăn bánh ram ít, sẽ cảm nhận được vị giòn và dẻo của bánh ram cùng bánh ít. Chúng hòa quyện vào nhau vô cùng hoàn hảo bánh có thể béo nhưng có thể ăn hoài mà không thấy ngán, ở Huế có rất nhiều gia đình làm bánh ram ít có truyền thống lâu đời. Đến Huế có thể tìm thấy bánh ram ít ở những quán ăn vỉa hè ven đường hay trong những nhà hàng sang trọng ở Huế.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)