17 thg 10, 2020

Khám phá “Thung lũng vàng” Bắc Sơn - điểm đến du lịch cộng đồng xứ Lạng

Nếu như Lào Cai hay Hà Giang nổi tiếng với những bậc thang vàng rực mùa lúa chín thì huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn lại là những cánh đồng lúa bằng phẳng, trải dài ngút tầm mắt. 

Đến với thung lũng Bắc Sơn, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng “bức bích họa” về cảnh sắc thiên nhiên mà còn được hòa mình vào không gian sinh hoạt, văn hóa, ẩm thực độc đáo của cư dân bản địa nơi đây... Bắc Sơn đã trở thành điểm đến du lịch cộng đồng được du khách yêu thích. 

Khung cảnh ngoạn mục của thung lũng Bắc Sơn nhìn từ trên cao.

Những cổ vật Chămpa ở Sài Gòn

Hàng trăm cổ vật của người Chăm, trong đó có ba bảo vật quốc gia được trưng bày ở Bảo tàng lịch sử TP HCM.

Trong Bảo tàng lịch sử TP HCM dành hẳn một phòng trưng bày hơn 100 cổ vật Chămpa niên đại từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 17. Chămpa là quốc gia cổ của người Chăm, tồn tại ở miền Trung Việt Nam, hưng thịnh nhất vào khoảng thế kỷ 9, 10 rồi suy yếu dần. Quốc gia này chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Ấn Độ giáo; với nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc; nổi bật là các tháp Chăm vẫn tồn tại đến ngày nay.

Bên trong địa đạo được đề nghị là Di sản Thế giới

Địa đạo Củ Chi với hệ thống hầm chằng chịt, dài hơn 200 km sẽ được đệ trình lên UNESCO ghi vào Danh mục Di sản Thế giới.


Cách trung tâm TP HCM khoảng 70 km về hướng Tây Bắc, địa đạo Củ Chi (huyện Củ Chi) với hệ thống đường hầm dài hơn 200 km, là cứ địa vững chắc của Khu ủy Quân khu, Bộ tư lệnh Sài Gòn - Gia Định, góp phần không nhỏ vào công cuộc thống nhất đất nước.

Vừa qua, UBND thành phố đã có văn bản ý kiến Bộ Quốc Phòng về chủ trương lập hồ sơ di tích địa đạo Củ Chi trình UNESCO ghi vào Danh mục Di sản Thế giới.

Theo UBND thành phố, địa đạo Củ Chi đáp ứng một số tiêu chí có giá trị nổi bật toàn cầu, tính toàn vẹn và tính xác thực theo hướng dẫn thực hiện Công ước Di sản thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO).

Ngày nay di tích địa đạo được bảo tồn ở hai khu vực Bến Dược (xã Phú Mỹ Hưng) và Bến Đình (xã Nhuận Đức), thu hút du khách khi đến TP HCM. Một số đường hầm được cải tạo, mở nắp rộng hơn cho du khách tham quan.

Về miền Tây tự tay làm chocolate

Du khách được tận mắt quan sát quy trình và tự tay làm một thanh chocolate tại miệt vườn Chợ Gạo trong ngày, với chi phí khoảng 300.000 đồng. 


Chị Nguyễn Ngọc Điệp, người sáng lập thương hiệu chocolate Alluvia, mỗi cuối tuần lại hào hứng dẫn từng đoàn khách đi tham quan vườn cacao ở ấp Hòa Mỹ, xã Bình Ninh, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang). "Khi nói đến đặc sản tỉnh này, cacao Chợ Gạo nay là một sản phẩm bản địa mới lạ, so với các món trứ danh lâu đời như hủ tiếu Mỹ Tho, bánh giá chợ Giồng, mắm tôm Gò Công...", chị Ngọc Điệp nói. 


Cách TP HCM hơn 90km, vườn cacao này do ông Xuân Ron, cha của chị Ngọc Điệp, gây trồng từ đầu những năm 2000. Cây cacao được trồng xen canh dưới bóng cây dừa và cây chuối, cũng là hai loại trái được sử dụng trong quá trình chế biến thành phẩm chocolate và phục vụ món ăn tại đây.

Cacao trồng trên thổ nhưỡng miền Tây cho ra chocolate có vị khác lạ so với những cây ở vùng khác trên thế giới, và hạt cacao Việt Nam thường được xuất khẩu cho những thương hiệu chocolate nổi tiếng thế giới. Nhận thấy tiềm năng, chị Ngọc Điệp cùng chồng đã bỏ phố về quê, tiếp quản vườn của cha và thành lập xưởng sản xuất chocolate tại chỗ. 


Trái cacao khi chín ngả sang nâu vàng, sẽ được thu hoạch và xử lý để cho ra thỏi chocolate, chị Ngọc Điệp giới thiệu. Du khách được tận mắt quan sát cây, hoa và trái cacao có tuổi đời 5 - 15 năm tại vườn với độ chín khác nhau. 


Khách được nếm trái cacao hái trực tiếp từ cây. Hầu hết du khách đều bất ngờ khi ăn thấy hạt cacao có vị chua và mùi thơm nhẹ, và bắt đầu tò mò quy trình để làm ra thỏi chocolate sẫm màu từ những hạt tươi màu trắng này. 


Theo lời chị Điệp, quy trình "hạt đến thỏi" cần trải qua 7 công đoạn sau khi thu hoạch trái gồm ủ hạt, phơi khô, rang hạt, nghiền mịn và cuối cùng là hóa lỏng để rót khuôn và gói thành phẩm. Trước khi tham quan, du khách đã được giới thiệu về quy trình sản xuất chocolate khép kín ở xưởng. Tuy nhiên phải tận mắt mắt nhìn từng công đoạn mới có thể hình dung ra, một vị khách cho biết. 


Anh Kelvin (Pháp, sống ở TP HCM 4 năm) cho biết các thành viên trong gia đình đều "nghiện" chocolate. Biết ở Tiền Giang có xưởng sản xuất chocolate, anh đưa vợ con đến vườn cacao Alluvia để tìm hiểu về món ưa thích. "Điệp trực tiếp nếm hạt trước khi đưa cho chúng tôi thử, vì thế tôi tin sản phẩm nơi đây sạch sẽ, an toàn", Kelvin cho biết. 


Sau khi tham quan, các nghệ nhân của xưởng sẽ hướng dẫn cho từng khách tự tay rót khuôn, đóng gói một thanh chocolate và mang về miễn phí. Đây là trải nghiệm đặc biệt thu hút các bạn nhỏ, nhân viên hướng dẫn cho biết. 


Tại khu trưng bày sản phẩm, du khách được mời nếm thử nhiều vị chocolate dạng rắn và lỏng. Alluvia kết hợp "cây nhà lá vườn" với cacao, tạo ra chocolate các vị độc đáo với dừa, ớt, tiêu, gừng, quế, cam... 


Bên cạnh tham quan vườn cacao, du khách còn có thể tham gia các trò chơi dân gian như câu bắt cá đồng, kéo co, hái trái cây, ăn bánh xèo... giữa không gian miệt vườn. 

Tâm Linh
Từ TP HCM, du khách có thể đến vườn cacao Alluvia bằng xe máy, ô tô, hoặc xe khách (85.000 đồng một lượt, gồm xe trung chuyển đưa hoặc đón tận vườn).

Vườn thường hoạt động vào thứ 7, chủ nhật, từ 7h đến 17h. Nhóm khách trên 20 người được chọn ngày tùy ý khi liên hệ trước với chủ vườn.

Phí tham quan và trải nghiệm gồm các mức 200.000 đồng một khách lẻ; 250.000 đồng/khách cho nhóm trên 5 người với phần ăn nhẹ; 350.000 đồng/khách cho đoàn từ 20 người với phần ăn nhẹ và xe đưa đón từ TP HCM.

12 thg 10, 2020

Nơi an nghỉ của anh hùng Lý Tự Trọng

Mộ phần của anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng được xây năm 2011, đặt trong khu tưởng niệm ở xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà.

Anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng, sinh năm 1914 tại Thái Lan, nguyên quán ở xã Việt Xuyên, nay là xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà. Trên ảnh là tượng thờ bán thân của ông làm bằng đồng nguyên khối, đặt tại nhà tưởng niệm của khu di tích. 

Năm 1926, tại Thái Lan, chàng trai trẻ là 1 trong 8 người được Hồ Tùng Mậu thay mặt Hội Việt Nam cách mạng thanh niên lựa chọn đưa sang Quảng Châu (Trung Quốc) đào tạo để xây dựng tổ chức cộng sản tại Việt Nam về sau. 

Cuối năm 1926, tại Trung Quốc, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đổi tên Lê Hữu Trọng thành Lý Tự Trọng, đưa vào nhóm "Thiếu niên tiền phong Việt Nam". Ông sau đó được cử đi học, làm liên lạc cho Tổng bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội ở Quảng Châu. 

Giữa năm 1929, Lý Tự Trọng được cử về Việt Nam, nhận nhiệm vụ liên lạc, vận động thanh niên để thành lập Đoàn thanh niên cộng sản tại Sài Gòn - Chợ Lớn. Tháng 2/1931, tại cuộc mít tinh kỷ niệm một năm Khởi nghĩa Yên Bái, khi thực dân Pháp ập tới, Lý Tự Trọng rút súng bắn chết mật thám Le Grand để bảo vệ diễn giả Phan Bôi đang diễn thuyết tại quảng trường Laren. Ông lập tức bị địch bắt, giam cầm và tra tấn. Không khai thác được thông tin bí mật, thực dân Pháp mở phiên tòa, kết án tử hình Lý Tự Trọng lúc mới 17 tuổi.

Rực rỡ ánh chiều tà buông trên miền sơn cước

Khoảnh khắc hoàng hôn luôn đẹp lộng lẫy, gợi nhiều cảm xúc và tâm trạng. Trên những miền sơn cước xa vắng, núi rừng trùng điệp, ánh chiều tà buông tạo nên những khung cảnh mỹ lệ, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng. 

Bộ ảnh này là những buổi chiều buông trên những chặng đường miền sơn cước để lại nhiều ấn tượng và cảm xúc. Mỗi khoảnh khắc hoàng hôn trên núi ở một địa điểm là một sắc thái riêng. Dấu ấn không chỉ là hình ảnh được lưu lại mà cả những trải nghiệm, ký ức để thêm hiểu, cảm, trân trọng vẻ đẹp mà thiên nhiên, cuộc sống ban tặng. 

Chiều buông trên cao nguyên Mộc Châu