29 thg 7, 2020

Cầu ngói Khoa Trường và chuyện về một dòng họ ở Nghệ An

Cầu ngói Khoa Trường hay người dân địa phương còn gọi là cầu Trường bắc qua sông Rào ở xã Nghi Long (Nghi Lộc) được xây dựng theo phong cách kiến trúc cổ Việt Nam “thượng gia hạ kiều”. Cầu nay chỉ còn là kỷ niệm song trong mấy trăm năm tồn đã trở thành một chứng tích lịch sử gắn liền với đất và người Nghi Long và dòng họ Đinh Kim Khê nổi tiếng hiếu học, khoa bảng và yêu nước. 

Cây cầu do dòng họ Đinh xây dựng 


Lần tìm về lịch sử cây cầu chỉ còn trong quá vãng, tôi được Bí thư Đảng ủy xã Nghi Long Lê Văn Nghĩa giới thiệu gặp ông Đinh Văn Tam, một hậu duệ của dòng họ Đinh Kim Khê hiện đang sinh sống tại phường Đội Cung (TP. Vinh) và được ông kể nghe nhiều câu chuyện thú vị về cây cầu cũng như dòng họ nổi tiếng của mình. 

Cầu ngói Khoa Trường trong bức ảnh của người Pháp chụp. Ảnh tư liệu lịch sử 

Vườn dâu Tây Cà Mau Farm

Vườn dâu tây Cà Mau Farm tọa lạc tại ấp Xóm Lớn, xã Lý Văn Lâm, TP. Cà Mau là một địa điểm du lịch Cà Mau mới toanh vừa đi vào hoạt động nhưng đã thu hút đông đảo du khách gần xa đặc biệt là giới trẻ đến tham quan chụp hình.


Vườn dâu tây nằm cách trung tâm xã Lý Văn Lâm khoảng 1km. Đây là vườn dây tây đầu tiên của Cà Mau, thuộc Khu công nghiệp công nghệ cao – Cà Mau Farm và có lẽ cũng là vườn dâu duy nhất của miền Nam Sông Hậu. 

Măng Tây Tháp Mười – Nông Trại Ông Bà Tư – Đồng Tháp

Nông trại Ông Bà Tư tọa lạc tại ấp Mỹ Phú, xã Phú Điền, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp cách Trường THPT Phú Điền 200m. Nông trại vừa mới đi vào hoạt động đã trở thành một trong những địa điểm du lịch Đồng Tháp hấp dẫn được nhiều du khách nhất là các bạn trẻ đến tham quan chụp ảnh check-in.


Nông trại Ông Bà Tư rộng 2,6ha do chị Nguyễn Ngọc đầu tư vào khoảng tháng 3/2019. Các loại cây trồng được canh tác chủ yếu là sen, măng tây xanh, mận, nhãn…

28 thg 7, 2020

Đàn chim quý trên sông Đầm

Sau một ngày kiếm ăn, khoảng 4.000 con chim cò ốc đậu kín sông Đầm nghỉ ngơi và tối đến tung cánh lên bầu trời tìm chỗ ngủ.


Sông Đầm, có diện tích mặt nước rộng 200 ha và 300 ha ven bờ, trải dài xã Tam Thăng, Tam Phú và phường An Phú, cách trung tâm TP Tam Kỳ khoảng 4 km. Nơi đây có thảm thực vật, hệ động vật đa dạng, cá tôm, lau sậy, cói, sen, súng hòa quyện, tạo nên vẻ đẹp nguyên sơ. 

Những nơi lưu dấu cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ở An Giang

Những năm đầu thập niên 20 của thế kỷ XX, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều nơi ở Nam Bộ để truyền bá tư tưởng yêu nước. 

Tại An Giang, chùa Giồng Thành (phường Long Sơn, TX. Tân Châu) và chùa Hòa Thạnh (xã Nhơn Hưng, Tịnh Biên) là 2 địa chỉ mà cụ Phó bảng thường lui tới hoạt động, trở thành nơi minh chứng cho tinh thần cách mạng, lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc nói chung và nhân dân An Giang nói riêng.

Chùa Giồng Thành còn gọi là Long Hưng tự (phường Long Sơn) do hòa thượng Trần Minh Lý đứng ra khởi công xây dựng vào năm 1875. Sở dĩ chùa có tên Giồng Thành vì chùa được xây dựng trên một giồng đất cao và trên nền hào thành của nhà Nguyễn trước đây là Tân Châu Bảo. Chùa được xây dựng theo chữ “Song Hỷ”, gồm 3 gian: chánh điện, nhà giảng và hậu tổ.

Các món ăn ngon đặc sản Bạc Liêu nhất định phải thử

Bạc Liêu có sự giao thoa văn hóa giữa 3 dân tộc Kinh – Hoa – Khmer nên ẩm thực nơi đây rất đa dạng, phong phú, là điểm dừng chân tuyệt vời cho những “tâm hồn ăn uống”. Ẩm thực Bạc Liêu có tính đặc thù riêng biệt dân dã, mộc mạc, những món ăn được làm ra dưới bài tay của người dân địa phương khiến ai đã thưởng thức một lần, khó lòng quên. Xin giới thiệu những món ăn ngon đặc sản Bạc Liêu nhất định phải thử.

Bánh xèo

Bánh xèo Bạc Liêu hấp dẫn bởi bột bánh xèo mềm, dẻo vừa độ, quyện vào mà không dính khi được xay bằng cối đá. Bánh ngon thêm phần do tráng khéo, cắn miếng nào, chổ nào cũng nghe vỏ bánh nổ giòn tan. Nhân bánh được làm bằng thịt ba chỉ hoặc thịt vịt xiêm băm nhuyễn, tép bạc, củ sắn, giá, đậu xanh và hành tây. Bánh xèo được ăn kèm với rau xà lách, cải xanh, húng quế, diếp cá… chấm cùng nước mắm được pha chế vừa mằn mặn, chua chua, ngọt ngọt, cay nồng vị tỏi ớt. Gắp một miếng bánh vàng, nhẹ nhàng cuốn với lá cải xanh, xà lách thêm vài chiếc lá dấp cá, rau thơm… rồi chấm vào chén nước mắm chua ngọt màu đỏ. Bánh xèo ăn khi còn nóng tan giòn nơi đầu lưỡi, béo tận chân răng. Mùi thơm nghi ngút của bánh, vị ngòn ngọt của tôm và nước chấm quyện trong hương nhãn đầu mùa khiến du khách không thể nào quên.