22 thg 6, 2020

Có một Hóc Môn đẹp xao xuyến trong ánh bình minh

"Dân Hóc Môn còn chưa biết có cảnh đẹp quanh mình luôn đó", Mạnh trích một bình luận khiến anh bật cười.

Một bức ảnh chụp "quê mình" ở Hóc Môn (TP.HCM) của Võ Hùng Mạnh 

Gần giữa tháng 6 năm nay, Võ Hùng Mạnh đăng bộ ảnh chụp cảnh vật huyện Hóc Môn (TP.HCM) dưới ánh bình minh vàng ruộm lên một nhóm du lịch trên Facebook mà anh tham gia cùng chú thích: "Quê mình ở Hóc Môn có bình minh rất đẹp".

Chưa biết ăn năn

Sám hối thì có thể tui chưa biết, nhưng ăn năn thì biết rồi. Năn là cái củ này, chắc là nhiều người cũng đã ăn năn giống tui. Nếu không phải ăn năn đơn thuần thì cũng là ăn năn đi kèm với - không phải với sám hối - mà là với... chè!

Củ năn

Nghề khe hàu trên bãi đá

Những con hàu sữa bé tí bám chi chít trên các mỏm đá ven biển xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa) đã tạo nguồn sinh kế cho nhiều dân cư sinh sống nơi đây.

Những con hàu tự nhiên bám chặt trên mỏm đá vừa mới lộ ra khi thủy triều rút.

Về thăm quê nhà thơ Tế Hanh

Cách trung tâm TP.Quảng Ngãi hơn 25km, xã Bình Dương (Bình Sơn) - nơi chôn nhau cắt rốn của nhà thơ Tế Hanh, bình yên đến lạ. Khung cảnh làng quê nơi đây lại gợi nhớ những vần thơ: “Quê hương tôi có con sông xanh biếc, nước gương trong soi tóc những hàng tre. Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè, toả nắng xuống lòng sông lấp loáng…” (tác phẩm Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh sáng tác năm 1956). 

Dòng sông Trà Bồng thơ mộng là nguồn cảm hứng sáng tác của nhà thơ Tế Hanh. 

Giờ đây, xã Bình Dương ngày càng thay da đổi thịt, nhưng nét mộc mạc, tự nhiên, chân chất của xóm làng, của con người như trong lời thơ của Tế Hanh thì vẫn vẹn nguyên như xưa. Vẫn còn đó lũy tre làng soi bóng trên sông; những đứa trẻ hồn nhiên nô đùa, thả những cánh diều uốn lượn trên nền trời xanh, và còn đó chiếc cầu tre gõ nhịp yên bình... 

Giếng xưa giữa lòng phố thị

“Những ngày nắng hạn hoặc gặp khi lũ lớn, người dân các vùng lân cận vẫn tìm đến giếng này để lấy nước về dùng, bởi giếng này không bao giờ cạn nước”, đó là lời của người dân tổ dân phố 2, thị trấn Châu Ổ (Bình Sơn) khi nói về giếng cổ giữa lòng thị trấn. 

Một ngày cuối tháng ba, chúng tôi có dịp về thăm thị trấn Châu Ổ (Bình Sơn) và nghe người dân ở đây nói về cái giếng cổ tồn tại giữa lòng thị trấn. Trong cái nắng gay gắt của những ngày đầu hè, nhiều người dân đến múc nước từ giếng về dùng, bởi theo họ thì nước giếng ngọt, thanh hơn cả nước máy đã được bắc đến tận nhà. 

Giếng cổ có tuổi đời hơn 100 năm nằm ngay giữa lòng thị trấn Châu Ổ (Bình Sơn). 

Núi Thiên Mã và dòng sông Kinh

Trong những cảnh vật kỳ thú ở bờ tả sông Trà Khúc, cửa Cổ Lũy, không thể không kể đến núi Thiên Mã và dòng sông Kinh (TP.Quảng Ngãi). Núi Thiên Mã nay đang xây dựng khu văn hóa Phật giáo, đứng bên bờ cây cầu đang xây dựng sát bên cửa biển, còn dòng sông Kinh lại gắn với nhiều cảnh quan mà khách đến Khu du lịch Mỹ Khê không thể bỏ qua.

Thiên Mã có nghĩa là ngựa trời. Lệ thường khi có ngọn núi thiêng liêng thì người ta có gắn với chữ Thiên, có nghĩa là trời, như Thiên Ấn, Thiên Bút. Dân gian thường gọi núi này là núi Ngựa. Ca dao xưa có câu: "Bao giờ Thiên Mã sang sông/ Thì làng Mỹ Lại mới không công hầu". 

Buổi sáng trên sông Kinh (TP. Quảng Ngãi). Ảnh: Tấn Cư