29 thg 5, 2020

Bánh ít ngũ sắc - bắt mắt, dẻo thơm

Bánh ít mẹ làm, lúc nào màu sắc cũng phong phú. Tôi hay gọi bánh ít của mẹ là bánh ngũ sắc. Lần nào mẹ làm bánh xong, nhìn những chiếc bánh rực rỡ nằm trong đĩa, đẹp đến nỗi tôi chẳng nỡ ăn.

Thơm ngon bánh ít ngũ sắc 

Tôi chưa thấy ai đam mê màu sắc như mẹ tôi. Những bữa cơm mẹ nấu, dù có khi chỉ là rau dưa qua bữa, nhưng bao giờ cũng rực rỡ sắc màu. Nhờ đẹp mắt, nên độ ngon miệng càng tăng cao. Trong mấy thứ bánh trái dân dã mẹ hay làm, tôi thích bánh ít nhất. Bánh ít ngoài hàng thường có màu trắng, nhân tôm thịt, hoặc bánh ít lá gai màu đen nhân đậu xanh ngọt lịm, thì bánh ít của mẹ tôi có đến 5 màu rực rỡ. Đã ngon lại còn đẹp. Cái đẹp của những khối màu tự nhiên, vừa rực rỡ, lại ngọt lành. Để làm được điều đó, mẹ cũng kỳ công ghê lắm.

Chả vịt gói lá mướp

Phải khách thật quý mệ ngoại tôi mới ra tay chuẩn bị món này. Bởi món này rất công phu, tôi nhớ ngày nhỏ, phải “năm thì mười họa” mới được ăn một lần. Nhưng, tôi khẳng định rằng, chỉ cần ăn một lần thôi, chắc chắn bạn sẽ nhớ mãi bởi hương vị của món này đọng lại rất lâu trong ký ức.

Chả vịt cuốn lá mướp hấp thơm nức, ngọt lịm 

Vịt được ôn mệ nuôi. Mỗi khi chị em chúng tôi về, ông ngoại tôi sẽ đi bắt vịt và nấu nước sôi làm thịt, còn tôi và em gái theo mệ ngoại tôi ra vườn hái lá mướp. Giàn mướp có rất nhiều hoa vàng, trong khi mệ tôi chọn những lá mướp non không bị sâu để hái thì chị em chúng tôi thi nhau hái những bông mướp vàng rực đó.

Lạp cá đãi khách quý

Người Tà Ôi (huyện A Lưới) chỉ làm món lạp cá mỗi khi đến dịp lễ tết, hay nhà có khách quý. Bởi con cá làm lạp phải dùng con cá to, chứ không dùng con cá nhỏ vẫn thường bắt được trên suối mỗi khi lên nương, lên rẫy. Vậy nên, hiếm khi món lạp cá xuất hiện trên mâm cơm ngày thường của người đồng bào.

Hấp dẫn lạp cá 

28 thg 5, 2020

Dân dã mà ngon

Ngồi với ông anh, là võ sư có tiếng ở Huế. Các cuộc thi đấu võ ở Huế hoặc thi lên đai anh thường được mời làm giám khảo. Võ sư nhưng lại yêu thơ, làm thơ. Hay dở là tùy người thưởng thức, nhưng có một điều chắc chắn là thơ anh đã từng đạt giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô - một giải thưởng 5 năm tổ chức một lần. Thế thì gọi văn võ song toàn cũng chẳng phải ngại ngùng gì!


Một người điềm đạm như thế nên ngồi với anh thật là thú vị. Nghe được nhiều chuyện, học được nhiều điều. Cuộc chuyện trò hôm qua nghe được hai điều mà làm tôi ngẫm nghĩ: chuyện ăn chay và chuyện dưa muối. Ăn chay thì ở đâu cũng có, nhưng ăn chay ở Huế được nâng lên tầm nghệ thuật. Một điều nữa, người theo đạo Phật ăn chay đã đành, nhưng rất nhiều người Huế không theo Phật cũng ăn chay rằm, ba mươi, mùng một. Và, ngày này họ tránh sát sinh.

Muôn món ngon từ mướp đắng

Nhớ có lần ăn tết quê xong, trên đường từ làng cũ về lại phố, ngang qua chợ An Lỗ, một ngôi chợ khá lớn ven Quốc lộ 1A, vợ tôi thấy một rổ mướp đắng tươi xanh của một mệ già vừa hái từ vườn nhà mang ra chợ bán liền mua ngay. Đi một đoạn, nàng mới chợt giật mình: “Ui chao, đầu năm mà mua mướp đắng!”. Tôi cười: “Mướp đắng người miền Nam còn gọi tên khác là khổ qua. Đầu năm mà ăn khổ qua là may mắn đang đến đó!”.

Mướp đắng xào trứng, món ăn dân dã. Ảnh: TL 

Hao cơm với cá trích nướng rim ngọt

Vị mặn mà của cá quyện cùng vị ngọt thơm của gia vị khiến món cá trích nướng rim ngọt trở nên đậm đà, ngon miệng, hao cơm.

Cá trích nướng rim ngọt, món hao cơm 

“Mấy ngày ni trời trở nên ba bây không đi biển, không có cá tươi nên mạ đưa lên cho ít cá trích nướng phơi khô. Cá ni xé thịt mà rim lên ăn ngon lắm đó”. Vừa nói mạ vừa vào bếp “thực hành” luôn “món mới”.