Phố Hàng Gai là con phố dài khoảng 270 mét, kéo dài từ
quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục cạnh bờ Hồ Gươm đến ngã tư Hàng Bông -
Hàng Trống, phía Nam khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là đất phường Đông
Hà và phường Cổ Vũ, tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ
Xương cũ
30 thg 1, 2020
Phố Hàng Gai: Con phố từng gắn với một nghề có nhiều điều thú vị
Phố Hàng Gai ở Hà Nội còn có một tên gọi khác là phố Hàng Thừng. Con phố này từng gắn với một nghề có nhiều điều thú vị mà ngày nay không mấy ai còn nhớ.
Phố Hàng Dầu: Con phố có rạp phim cổ nhất Đông Dương
Phố Hàng Dầu thường được biết đến như một “thủ phủ” giày dép nổi tiếng của thủ đô Hà Nội. Ít ai biết rằng trên con phố này từng có rạp phim đầu tiên của Đông Dương.
Phố Hàng Dầu là con phố dài khoảng 180 mét kéo dài từ
phố Hàng Bè phố Đinh Tiên Hoàng ở phía Nam khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên
là đất thôn Nhiễm Thượng, tổng Hữu Túc (sau đổi là tổng Đông Thọ),
huyện Thọ Xương cũ
29 thg 1, 2020
Nghề “độc nhất vô nhị” miền Tây
Khi nói về nghề, người ta sẽ nghĩ ngay đến việc kiếm tiền mưu sinh, trang trải kinh tế gia đình. Có những nghề nghe qua rất kỳ lạ nhưng lại rất thực tế, tùy thuộc vào đặc điểm văn hóa, điều kiện tự nhiên nơi họ sinh sống, nhưng cũng có nghề người ta làm đơn giản là vì đam mê. Và có lẽ, nghề “nài” bò hay săn cua núi được xem là những nghề “độc nhất vô nhị” miền Tây…
Đam mê… nghề “nài” bò
Đua bò - môn thể thao truyền thống đặc thù dần trở thành “đặc sản” văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer vùng Bảy Núi. Từ đó, nghề “nài” bò cũng hình thành, phát triển song hành với nét văn hóa độc đáo này.
Hiện tại, trên địa bàn 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn có rất nhiều tay “nài” bò cự phách thường xuyên tham gia thi đấu tại các giải đua bò cấp huyện, tỉnh, với niềm đam mê mãnh liệt đối với môn thể thao truyền thống này.
Đam mê… nghề “nài” bò
Đua bò - môn thể thao truyền thống đặc thù dần trở thành “đặc sản” văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer vùng Bảy Núi. Từ đó, nghề “nài” bò cũng hình thành, phát triển song hành với nét văn hóa độc đáo này.
Hiện tại, trên địa bàn 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn có rất nhiều tay “nài” bò cự phách thường xuyên tham gia thi đấu tại các giải đua bò cấp huyện, tỉnh, với niềm đam mê mãnh liệt đối với môn thể thao truyền thống này.
An Giang: Ly kỳ chuyện dinh Đá Nổi
Tọa lạc giữa cánh đồng lúa mênh mông, dinh Đá Nổi (xã Bình Phú, Châu Phú, An Giang) từ lâu đã trở thành điểm đến linh thiêng cho du khách gần xa. Đến với cơ sở thờ tự đặc biệt này, du khách có thể lắng nghe câu chuyện lịch sử đầy thăng trầm của nó và chứng kiến hòn đá nổi mang trong mình giai thoại ly kỳ.
Lịch sử dinh Đá Nổi
Qua trao đổi với các thành viên Ban Quản lý (BQL) dinh Đá Nổi, tôi mới hiểu được lịch sử hình thành khá đặc biệt của nơi này. Trước đây, vùng này là chốn lâm địa với cây hoang, cỏ dại tràn lan. Tại vị trí dinh hiện nay có một gò đất lạng nên người dân hay đến đây “cầm” trâu bò để nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, họ thấy trâu bò rất sợ sệt, không dám ở lại gò đất nên nghĩ là chốn linh thiêng liền dựng một cái lều tạm để thờ cúng. Về sau, người dân quyết định dựng dinh hẳn hoi để việc thờ cúng được trang trọng hơn. Với ý định cất dinh ở vị trí cao ráo, họ đã đào đất đắp gò.
Lịch sử dinh Đá Nổi
Qua trao đổi với các thành viên Ban Quản lý (BQL) dinh Đá Nổi, tôi mới hiểu được lịch sử hình thành khá đặc biệt của nơi này. Trước đây, vùng này là chốn lâm địa với cây hoang, cỏ dại tràn lan. Tại vị trí dinh hiện nay có một gò đất lạng nên người dân hay đến đây “cầm” trâu bò để nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, họ thấy trâu bò rất sợ sệt, không dám ở lại gò đất nên nghĩ là chốn linh thiêng liền dựng một cái lều tạm để thờ cúng. Về sau, người dân quyết định dựng dinh hẳn hoi để việc thờ cúng được trang trọng hơn. Với ý định cất dinh ở vị trí cao ráo, họ đã đào đất đắp gò.
Lên non tầm dược
Bảy Núi được mệnh danh là nơi sinh trưởng của vô số loài “kỳ hoa dị thảo” hoang dại và thanh khiết. Giờ đây, “kho” dược liệu quý này đang bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt.
Theo chân “đội quân” thiện nguyện
Họ là những nông dân “chân đất”, quanh năm bám ruộng vườn. Nhưng khi nhà thuốc từ thiện cần dược liệu giúp người, họ xung phong lên núi sưu tầm. Sáng sớm, núi Cấm còn đang ẩn hiện trong làn sương mờ lảng đảng, “đoàn quân” tầm dược do Hai Tùng (Nguyễn Thanh Tùng, 51 tuổi, ngụ xã Long Giang, Chợ Mới, An Giang) dẫn đầu từng bước “đạp mây” lên đỉnh núi. Ở cái tuổi “ngũ tuần”, nhưng dáng dấp Hai Tùng rắn rỏi, xông xáo.
Chỉ tay về phía cánh rừng bên vách điện Cửu Phẩm, Hai Tùng nói rằng: “Ngày trước núi Cấm có vô số loài dược liệu quý hiếm. Sau này, người ta đào bới củ, gốc đem bán cho khách du lịch nên nguồn dược liệu cạn dần. Hiện nay, chúng tôi sưu tầm chủ yếu là cây hàn the, đầu khấu, chó đẻ (diệp hạ châu), huyết rồng, đỗ trọng, phục linh, gấm đen, câu đằng, gùi đỏ…”.
Theo chân “đội quân” thiện nguyện
Họ là những nông dân “chân đất”, quanh năm bám ruộng vườn. Nhưng khi nhà thuốc từ thiện cần dược liệu giúp người, họ xung phong lên núi sưu tầm. Sáng sớm, núi Cấm còn đang ẩn hiện trong làn sương mờ lảng đảng, “đoàn quân” tầm dược do Hai Tùng (Nguyễn Thanh Tùng, 51 tuổi, ngụ xã Long Giang, Chợ Mới, An Giang) dẫn đầu từng bước “đạp mây” lên đỉnh núi. Ở cái tuổi “ngũ tuần”, nhưng dáng dấp Hai Tùng rắn rỏi, xông xáo.
Chỉ tay về phía cánh rừng bên vách điện Cửu Phẩm, Hai Tùng nói rằng: “Ngày trước núi Cấm có vô số loài dược liệu quý hiếm. Sau này, người ta đào bới củ, gốc đem bán cho khách du lịch nên nguồn dược liệu cạn dần. Hiện nay, chúng tôi sưu tầm chủ yếu là cây hàn the, đầu khấu, chó đẻ (diệp hạ châu), huyết rồng, đỗ trọng, phục linh, gấm đen, câu đằng, gùi đỏ…”.
“Làng chuột” Phù Dật
Làng chuột” Phù Dật (ấp Bình Chánh, xã Bình Long, Châu Phú, An Giang) từ lâu đã là tên gọi không còn xa lạ với người dân trong và ngoài tỉnh, bởi nơi đây từng tập trung rất nhiều hộ săn bắt và buôn bán chuột đồng nổi danh khắp các tỉnh khu vực miền Tây.
Theo năm tháng, “làng chuột” Phù Dật vẫn lặng lẽ nép mình bên bờ kênh Phù Dật và ngày ngày vẫn tất bật với công việc làm chuột quen thuộc. Nghề làm chuột ở làng Phù Dật hiện nay đã truyền đến đời con, đời cháu, nhưng hầu hết những người trong ngôi làng này đều không biết chính xác nghề làm chuột có từ bao giờ, họ chỉ nhớ “làng chuột” đã có từ rất lâu và khoảng năm 1995 đến năm 2000 được xem là giai đoạn “hưng thịnh”, khi đó, khắp xóm, nhà nhà, người người đều làm chuột.
Lý giải nguyên nhân ra đời của “làng chuột” có người cho rằng, ngày trước nông dân ấp Bình Chánh chủ yếu canh tác cây lúa, do ruộng lúa thường xuyên bị chuột cắn phá, để bảo vệ mùa màng, hàng ngày bà con phải ra ruộng diệt chuột, có hôm bắt được nhiều chuột cả gia đình ăn không hết, vậy là nảy ra ý định làm thịt chuột mang ra chợ bán.
Theo năm tháng, “làng chuột” Phù Dật vẫn lặng lẽ nép mình bên bờ kênh Phù Dật và ngày ngày vẫn tất bật với công việc làm chuột quen thuộc. Nghề làm chuột ở làng Phù Dật hiện nay đã truyền đến đời con, đời cháu, nhưng hầu hết những người trong ngôi làng này đều không biết chính xác nghề làm chuột có từ bao giờ, họ chỉ nhớ “làng chuột” đã có từ rất lâu và khoảng năm 1995 đến năm 2000 được xem là giai đoạn “hưng thịnh”, khi đó, khắp xóm, nhà nhà, người người đều làm chuột.
Lý giải nguyên nhân ra đời của “làng chuột” có người cho rằng, ngày trước nông dân ấp Bình Chánh chủ yếu canh tác cây lúa, do ruộng lúa thường xuyên bị chuột cắn phá, để bảo vệ mùa màng, hàng ngày bà con phải ra ruộng diệt chuột, có hôm bắt được nhiều chuột cả gia đình ăn không hết, vậy là nảy ra ý định làm thịt chuột mang ra chợ bán.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)