Đồng hồ Thái Dương còn được gọi là đồng hồ đá là đồng
hồ xem giờ bằng ánh nắng mặt trời duy nhất còn ở Việt Nam. Nó được UBND
Bạc Liêu xếp hạng là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh. Ảnh: Zing.
16 thg 12, 2019
Đồng hồ Thái Dương ở Bạc Liêu
Đồng hồ đá hay còn gọi đồng hồ Thái Dương hơn 100 tuổi là đồng hồ xem giờ bằng ánh nắng mặt trời duy nhất còn ở Việt Nam. Chiếc đồng hồ này được kỹ sư Lưu Văn Lang xây tặng Bạc Liêu cách đây hơn 1 thế kỷ.
15 thg 12, 2019
Chùa Đèn cầy, có 3 ngôi chùa Đèn cầy
1. Chùa Đèn cầy ở Sóc Trăng
Tên đúng là chùa Bửu Sơn, nhưng tên thông dụng nhất của ngôi chùa này là chùa Đất Sét. Gọi như vậy bởi đặc điểm lớn nhất của ngôi chùa này là tất cả các tượng trong chùa đều làm bằng đất sét. Kỳ công hơn nữa, tất cả các tượng này do duy nhất một người làm bằng phương tiện thủ công trong suốt 42 năm (884 tượng độc lập và khoảng 1200 tượng nhỏ trong các nhóm tượng).
Chùa còn được gọi là chùa Đèn cầy vì cùng với các tượng Phật bằng đất sét nơi đây còn có 4 cặp đèn cầy (8 cây), trong đó có 3 cặp lớn, mỗi cây chứa 200kg sáp. Các cây đèn cầy nầy đều cao 2,6m. Bình quân mỗi cây đèn cầy cháy suốt ngày đêm phải mất đến 70-80 năm. Cặp đèn cầy đầu tiên được thắp lên từ năm 1970, đến thời điểm gần nhất mà tôi ghé thăm là cuối năm 2018 vẫn đang cháy.
Tên đúng là chùa Bửu Sơn, nhưng tên thông dụng nhất của ngôi chùa này là chùa Đất Sét. Gọi như vậy bởi đặc điểm lớn nhất của ngôi chùa này là tất cả các tượng trong chùa đều làm bằng đất sét. Kỳ công hơn nữa, tất cả các tượng này do duy nhất một người làm bằng phương tiện thủ công trong suốt 42 năm (884 tượng độc lập và khoảng 1200 tượng nhỏ trong các nhóm tượng).
Chùa còn được gọi là chùa Đèn cầy vì cùng với các tượng Phật bằng đất sét nơi đây còn có 4 cặp đèn cầy (8 cây), trong đó có 3 cặp lớn, mỗi cây chứa 200kg sáp. Các cây đèn cầy nầy đều cao 2,6m. Bình quân mỗi cây đèn cầy cháy suốt ngày đêm phải mất đến 70-80 năm. Cặp đèn cầy đầu tiên được thắp lên từ năm 1970, đến thời điểm gần nhất mà tôi ghé thăm là cuối năm 2018 vẫn đang cháy.
Ảnh: Phạm Hoài Nhân, 2002
Căn nhà làm từ 4.000 cây dừa trong 2 năm
Với khoảng 4.000 cây dừa có tuổi đời từ 80 - 100 năm, hơn 30 nghệ nhân và thợ làm gần 2 năm mới xong căn nhà dừa “độc nhất vô nhị” miền Tây. Chủ nhân là vợ chồng ông Dương Văn Thưởng (79 tuổi, ngụ Vĩnh Long).
Căn nhà tọa lạc cù lao An Bình, thuộc xã Hòa Ninh, H.Long Hồ, Vĩnh Long, được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí gần 6 tỉ đồng.
Nhà dừa lung linh về đêm. ẢNH NHÂN VẬT CUNG CẤP
Căn nhà tọa lạc cù lao An Bình, thuộc xã Hòa Ninh, H.Long Hồ, Vĩnh Long, được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí gần 6 tỉ đồng.
Ngôi nhà được xây toàn bằng gốm 5 tỉ đồng
Sau 30 năm gắn bó với nghề làm gốm đỏ, ông Nguyễn Văn Buôl (60 tuổi, ngụ P.5, TP.Vĩnh Long, Vĩnh Long) quyết định xây dựng căn nhà toàn bộ bằng gốm với kinh phí gần 5 tỉ đồng.
Ông Buôl cho biết, từ năm 2009 ông đã lên ý tưởng xây dựng căn nhà hoàn toàn bằng gốm. Tuy nhiên, do khó khăn về kinh tế, ông đành ngậm ngùi tạm gác ý tưởng và đem vật liệu cất vào kho. Mãi đến tháng 4.2018, nhờ kinh doanh thuận lợi, kinh tế gia đình khấm khá, ông mua được miếng đất ưng ý và bắt đầu xây dựng nhà gốm trên diện tích 300 m2.
Căn nhà được làm từ gốm với kinh phí gần 5 tỉ đồng. ẢNH: DUY TÂN
Ông Buôl cho biết, từ năm 2009 ông đã lên ý tưởng xây dựng căn nhà hoàn toàn bằng gốm. Tuy nhiên, do khó khăn về kinh tế, ông đành ngậm ngùi tạm gác ý tưởng và đem vật liệu cất vào kho. Mãi đến tháng 4.2018, nhờ kinh doanh thuận lợi, kinh tế gia đình khấm khá, ông mua được miếng đất ưng ý và bắt đầu xây dựng nhà gốm trên diện tích 300 m2.
12 thg 12, 2019
Từ dòng sông Sê San
Sê San - dòng sông hùng vĩ với nguồn nước dồi dào, lắm ghềnh thác. Dòng sông không chỉ cung cấp nguồn năng lượng dồi dào để phát triển hệ thống thủy điện mà còn chứa đựng trong lòng nó nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng với nhiều loại cá quý hiếm, góp phần nâng cao đời sống người dân hai bên bờ sông.
Là một trong các nhánh sông lớn của lưu vực hạ du sông Mê Kông, sông Sê San do 2 nhánh sông chính là Krông Pô Kô (phía hữu ngạn) và Đăk Bla (tả ngạn) hợp thành, rồi chảy theo hướng Đông Bắc sang Tây Nam dãy Trường Sơn. Với tổng chiều dài gần 300km, diện tích lưu vực 11.450km2, Sê San là con sông có tiềm năng thủy điện lớn thứ 3 trong cả nước, sau sông Đà và sông Đồng Nai.
Với lợi thế và tiềm năng thủy điện phong phú, đến nay, lưu vực sông Sê San đã được Chính phủ phê duyệt xây dựng 7 công trình thủy điện (gồm thủy điện Plei Krông, Ya Ly, Sê San 3, Sê San 3A, Sê San 4, Sê San 4A và Thủy điện Thượng Kon Tum, với tổng công suất 1.831 MW). Hàng năm, các nhà máy thủy điện trên sông Sê San cung cấp hàng tỷ KWh điện. Nguồn điện trên dòng Sê San đóng góp không nhỏ vào hệ thống điện lưới quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, phục vụ quá trình phát triển kinh tế-xã hội, đáp ứng nhu cầu sử dụng cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong vùng và cả nước.
Là một trong các nhánh sông lớn của lưu vực hạ du sông Mê Kông, sông Sê San do 2 nhánh sông chính là Krông Pô Kô (phía hữu ngạn) và Đăk Bla (tả ngạn) hợp thành, rồi chảy theo hướng Đông Bắc sang Tây Nam dãy Trường Sơn. Với tổng chiều dài gần 300km, diện tích lưu vực 11.450km2, Sê San là con sông có tiềm năng thủy điện lớn thứ 3 trong cả nước, sau sông Đà và sông Đồng Nai.
Với lợi thế và tiềm năng thủy điện phong phú, đến nay, lưu vực sông Sê San đã được Chính phủ phê duyệt xây dựng 7 công trình thủy điện (gồm thủy điện Plei Krông, Ya Ly, Sê San 3, Sê San 3A, Sê San 4, Sê San 4A và Thủy điện Thượng Kon Tum, với tổng công suất 1.831 MW). Hàng năm, các nhà máy thủy điện trên sông Sê San cung cấp hàng tỷ KWh điện. Nguồn điện trên dòng Sê San đóng góp không nhỏ vào hệ thống điện lưới quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, phục vụ quá trình phát triển kinh tế-xã hội, đáp ứng nhu cầu sử dụng cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong vùng và cả nước.
Người dân làng chài đánh bắt cá trên lòng hồ Sê San 4. Ảnh: PN
Mùa lá đỏ trong những vườn hồng gần Đà Lạt
Cách Đà Lạt hơn 10 km, những vườn hồng ăn quả chuyển màu lá đỏ rực lúc giao mùa mang lại khung cảnh như mùa thu châu Âu.
Cuối năm, nhiều loài cây trên vùng cao nguyên Langbiang đến mùa thay lá. Một trong những điểm đến đang được yêu thích gần Đà Lạt là vườn hồng ở huyện Lạc Dương với sắc đỏ, vàng tạo nên khung cảnh như mùa thu xứ ôn đới.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)