4 thg 9, 2019

Những 'bức tranh' độc đáo trên vải thổ cẩm của người Thái ở Nghệ An

Tranh thủ lúc nông nhàn, phụ nữ vùng cao Tương Dương dành thời gian chăm chút cho các công đoạn thêu, dệt thổ cẩm. Từ bàn tay khéo léo, người phụ nữ Thái đã tạo ra những "bức tranh" vô cùng bắt mắt. 

Sau mỗi vụ cấy, vụ gặt, về các bản, làng người Thái dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ ngồi tỉ mẩn thêu váy, thắt lưng, khăn quấn đầu. Trong ảnh là chị em bản Cây Me, xã Thạch Giám (Tương Dương) tranh thủ thêu váy. 

Khung cảnh tựa miền cao nguyên thơ mộng nơi bến đò Vạn Rú

Bến đò Vạn Rú (Khánh Sơn, Nam Đàn) đặc biệt ăn ảnh vào mùa hè khi những đồi cỏ, bãi ngô cháy nắng trở nên vàng ruộm nổi bật dưới những tán xà cừ, bạch đàn. 

Bến đò Vạn Rú thuộc xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, nằm bên đê tả Lam, cách cầu đường bộ Yên Xuân khoảng 6km về phía Tây. 

Đặc sắc lễ Khàu Bủa Sa của người Thái miền Tây Nghệ An

Để tỏ lòng biết ơn đấng sinh thành, từ sau ngày 15/7 đến tháng 8 âm lịch hằng năm, các gia đình người Thái ở Nghệ An sẽ tổ chức lễ cúng, gọi là Khàu Bủa Sa, tạm dịch là Tết hoa quả. 

Theo phong tục của đồng bào người Thái ở phía Tây Nam Nghệ An, tháng 7 âm lịch hằng năm được coi là tháng kiêng, vì đây là thời điểm ông bà tổ tiên phải lên mường trời làm việc cho “Pọ Thén”, mãi đến tháng 8 âm lịch mới được trở về hạ giới.

Lễ vật đa dạng
Ngày xưa, khi cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn thì linh vật cúng tổ tiên có giá trị tượng trưng, ví như con dế được tượng trưng cho con trâu trên mâm cúng. Từ xa xưa, người Thái quan niệm con dế là linh vật mang lại sung túc cho người dân. Đến nay, dế làm vật cúng vẫn còn tồn tại trong một số dòng họ người Thái ở huyện Kỳ Sơn. 

Trên mâm cúng tổ tiên không thể thiếu bánh chưng và cá nướng. Ảnh: Lữ Phú 

Rộn ràng Cửa Hội vào mùa đánh bắt cá trích

Gần 5 giờ sáng, khi chân trời phía đông bắt đầu ửng hồng, những chiếc thuyền thúng gắn máy tấp nập kéo nhau về bãi Cửa Hội với đầy ắp cá trích tươi ngon sau một đêm đánh bắt. 

Khoảng thời gian từ 5 đến 7 giờ sáng ở Cửa Hội, lúc mặt trời vừa nhô khỏi mặt biển, là lúc hàng chục chiếc thuyền đánh bắt cá trích lần lượt vào bờ. Ảnh: Hồ Chiến 

Nhộn nhịp mùa đánh bắt tôm tít trên biển Diễn Kim

Bà con ngư dân Diễn Châu đang bước vào mùa đánh bắt tôm tít. Mỗi buổi sáng, cả góc biến Diễn Kim trở nên rộn ràng bởi hoạt động dỡ lưỡi, phân loại, mua bán tôm tít của người dân. 

Mùa tôm tít nằm trong khoảng tháng 3 đến tháng 10 và hoạt động đánh bắt mạnh nhất vào tháng 7, tháng 8. Thuyền săn tôm tít của bà con ngư dân thường ra khơi vào lúc 2 giờ sáng và trở về trong buổi sáng. Ảnh: Lê Thắng 

Di tích đền Voi ở Quỳnh Lưu

Di tích đền Voi là công trình kiến trúc lớn được xây dựng từ thời nhà Lê, được bảo tồn khá nguyên gốc các hạng mục công trình cho đến ngày nay. 

Di tích đền Voi tọa lạc ở làng Long Sơn, xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu. Đền được xây dựng từ thời Lê, đến thời Nguyễn được tu bổ, tôn tạo. Đền hướng về phía Đông Bắc, tả có núi Long Sơn làm Thanh Long, hữu có núi Tượng Sơn làm Bạch Hổ, sau gối Tam Thai, trước chầu Quế Hải, là nơi phong thủy đẹp.