29 thg 8, 2019
Lắng đọng dòng La
Bắt đầu ở điểm cuối của 2 con sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố tại ngã ba Tam Soa, sông La chảy qua 15 km làng mạc, xóm thôn, đến ngã ba Phủ (Nghi Xuân) thì hợp lưu với dòng Lam đổ ra biển cả. Trên bản đồ, hầu như sông La không có khúc nào thẳng. Ngay từ điểm bắt đầu, sông đã vồng lên hướng Bắc thành một vòng cung lách qua bãi Ngưu Chữ rồi lại lượn một vòng cung chếch về hướng Đông Nam lách mình dưới cầu Thọ Tường ôm ấp các làng quê và cuối cùng là uốn mình thành một vòng cung nhỏ theo hướng Bắc mới nhập vào dòng Lam.
Bánh đúc đỏ Hương Sơn - Món ngon bạn nên thử một lần trong đời
Không ít người, khi về với phố núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã bị “mê hoặc” bởi những chiếc bánh đúc gạo đỏ thơm hương gạo lứt. Bánh đúc đỏ tuy giản dị nhưng thấm đượm tình quê mộc mạc, ăn một lần nhớ mãi không quên.
Đã gần 30 năm nay, mỗi ngày, bà Nguyễn Thị Tuyết (xã Sơn Thịnh) đều dậy từ 2h sáng tất tả chuẩn bị cho nồi bánh đúc đỏ để kịp bán tại chợ quê buổi sớm. Món bánh dân dã, mộc mạc, thấm đượm hồn quê này đã gắn bó với gia đình bà suốt từ nhiều đời nay. Bà thường mang bánh đi bán ở chợ Gôi (Sơn Thịnh), chợ Choi (Sơn Hà) và cũng đã có một lượng khách hàng thân thiết không nhỏ. Bánh đúc đỏ của bà từ lâu còn trở thành món quà quê dân dã mà người đi xa trở về thường lựa chọn để mang theo.
Đã gần 30 năm nay, mỗi ngày, bà Nguyễn Thị Tuyết (xã Sơn Thịnh) đều dậy từ 2h sáng tất tả chuẩn bị cho nồi bánh đúc đỏ để kịp bán tại chợ quê buổi sớm. Món bánh dân dã, mộc mạc, thấm đượm hồn quê này đã gắn bó với gia đình bà suốt từ nhiều đời nay. Bà thường mang bánh đi bán ở chợ Gôi (Sơn Thịnh), chợ Choi (Sơn Hà) và cũng đã có một lượng khách hàng thân thiết không nhỏ. Bánh đúc đỏ của bà từ lâu còn trở thành món quà quê dân dã mà người đi xa trở về thường lựa chọn để mang theo.
Gia đình bà Nguyễn Thị Tuyết đã gắn bó với món bánh đúc đỏ từ nhiều đời nay
Mục sở thị cây thị cổ hơn 700 tuổi ở Hà Tĩnh
Trải qua hơn 7 thế kỷ, cây thị cổ ở xã Sơn Phúc, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vẫn sừng sững, đầy sức sống, tỏa bóng xanh mát, trĩu quả khi vào mùa. Đặc biệt “cụ thị” này còn gắn với sự tích cứu Vua Lê Lợi.
Cây thị cổ nằm trong khu vườn của gia đình bà Trần Thị Nhuận, thuộc xóm Kim Sơn 2, xã Sơn Phúc. Cây cao khoảng 35 - 40m, tán lá rộng chừng 30m, đường kính thân cây 5 người ôm không xuể. Gốc cây sần sùi, rêu xanh bám quanh. Phía trong gốc cây rỗng, 2 - 3 người có thể ngồi vừa trong đó.
28 thg 8, 2019
Hấp dẫn bạch tuộc chợ đảo Cù Lao Chàm
Hằng năm, khoảng tháng 6 đến tháng 7, khi từng đợt gió Lào hầm hập nóng tràn về, người dân chài vùng biển Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam) lại vào mùa câu bạch tuộc.
Theo kinh nghiệm, những ngày này chỉ cần ra cách bờ chừng vài hải lý, dân chài sẽ bắt gặp từng đàn bạch tuộc theo dòng hải lưu đi kiếm mồi.
Bạch tuộc vừa được ngư dân Cù Lao Chàm bắt lên. THANH LY
Theo kinh nghiệm, những ngày này chỉ cần ra cách bờ chừng vài hải lý, dân chài sẽ bắt gặp từng đàn bạch tuộc theo dòng hải lưu đi kiếm mồi.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)