22 thg 3, 2019

Lạ và ngon miệng với măng, nhái nướng, cơm lam tại Lễ hội đền Vạn miền Tây Nghệ An

Những món ăn của đồng bào các dân tộc vùng cao như nhái, cơm lam…tại Lễ hội đền Vạn (xã Xá Lượng, huyện Tương Dương) đã tạo nên bản sắc văn hóa ẩm thực ở vùng đất nơi ngã ba sông này. 

Lễ hội đền Vạn (xã Xá Lượng, huyện Tương Dương) diễn ra từ ngày 19-21 tháng Giêng (23-25/2). Đền là nơi thờ danh tướng Đoàn Nhữ Hài thời nhà Trần, người đã có công đánh đuổi giặc Ai Lao. Ảnh: Đào Thọ 

Người khai khoa của Quảng Ngãi 200 năm trước

Năm 1819, một người quê làng Mỹ Khê, phủ Bình Sơn (nay thuộc TP.Quảng Ngãi), đỗ khoa thi đầu tiên được tổ chức dưới thời thống nhất đất nước- thời Gia Long, đó là Trương Đăng Quế (1793 - 1865).

Đứa trẻ mồ côi trong gia đình nghèo khó

TRƯƠNG ĐĂNG QUẾ (1793 - 1865) 

Theo gia phả họ Trương làng Mỹ Khê, được viết vào năm Bảo Đại thứ 2 (1926), Trương Đăng Quế là ông tổ đời thứ 7 của tộc họ Trương của làng này. Ông thủy thế tổ là Trương Đăng Nhất, vốn người huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh, vào Quảng Ngãi lập nghiệp đầu thế kỷ XVII.

“Hồn cốt” người làng Kon Kơ Tu

Tiếng Ba Na, Kon Kơ Tu có nghĩa là làng cổ. Người dân trong làng còn giữ được nhiều nghề truyền thống, trong đó có nghề dệt thổ cẩm. Cùng với những nét văn hoá độc đáo khác, sản phẩm thổ cẩm và nghề dệt thổ cẩm là một trong những yếu tố góp phần tạo nên “hồn cốt” của người Ba Na.
Nặng nợ với nghề
Dường như là duyên nợ, sau hành trình khám phá tour du lịch ngược dòng sông Đăk Bla cùng với hai vị khách người Pháp và một hướng dẫn viên du lịch Kon Tum đến làng Kon Kơ Tu, xã Đăk Rơ Wa (thành phố Kon Tum) cách đây nhiều năm, thâm tâm luôn mách bảo tôi phải trở lại nơi này.

Thực ra không phải riêng tôi, có nhiều du khách tận trời Âu khi đến thành phố Kon Tum đều đến làng Kon Kơ Tu, bị vẻ đẹp tự nhiên và con người nơi đây “hút hồn” nên đã quay lại để tìm hiểu sâu hơn về những điều kỳ thú mà mình đã được nghe, được thấy, nhất là với những du khách thích trải nghiệm, khám phá những nét đẹp về văn hóa.

21 thg 3, 2019

Địa điểm dã ngoại thơ mộng như trong phim Hàn cách TP. Vinh 20km

Đập Ba Khe ở Nam Đàn là địa điểm dã ngoại mới được giới trẻ TP. Vinh khám phá và yêu thích. Đập Ba Khe tuyệt đẹp với triền cỏ xanh mướt sáng bừng dưới nắng và nước đập trong vắt lấp lánh, đặc biệt kỳ ảo trong ánh hoàng hôn. 

Đập Ba Khe thuộc xã Nam Lộc, Nam Đàn, cách TP. Vinh khoảng 30 phút lái xe. Phong cảnh ở đây gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên với hồ nước trong vắt nằm giữa rừng cây xanh um bao bọc xung quanh. Ảnh: Khiết 

Những chạm khắc tinh xảo của ngôi đình cổ 300 năm ở “xứ Nhút“

Di tích lịch sử cấp quốc gia đình Bích Thị, xã Thanh Giang (Thanh Chương) là sản phẩm kiến trúc được chạm khắc, đắp vẽ tinh xảo thời nhà Nguyễn. 

Đình Bích Thị là công trình kiến trúc được nhân dân xây dựng vào thế kỷ XVIII để làm nơi sinh hoạt, hội họp và cũng là nơi thờ tự 2 vị Thành hoàng Trần Hưng Học và Trần Hưng Nhượng. Ngoài ra, đình cũng phối thờ bản cảnh Thành Hoàng và các vị thần của các ngôi đền thuộc Tổng Bích Hào xưa. 

Cây gạo 150 năm tuổi được công nhận cây di sản ở Quỳnh Lưu

Trải qua hơn 150 năm thăng trầm cùng lịch sử dân tộc và vượt mọi thiên tai, bão gió, cây gạo ở xóm 4, xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu vẫn sừng sững vươn mình nẩy lộc, đâm chồi, tỏa bóng mát, nở hoa rực rỡ giữa đường làng. 

Cây gạo đặc biệt có tuổi đời hơn 150 năm này có đường kính thân cây gần 4m, chiều cao hơn 30m, tỏa bóng trên một diện tích rộng lớn giữa xóm 3 và xóm 4, xã Quỳnh Lương. Trên gốc cây gạo có nhiều cành, tán lá sum suê. 

Cây gạo hơn 150 năm tuổi ở Quỳnh Lương, Quỳnh Lưu. Ảnh: Hồ Chiến