Những loài cây mọc tự nhiên bên các khe suối, núi rừng miền Tây như sấu, chà uốm... lâu nay với bà con vùng cao là món ăn thơm ngon trong những ngày Thu se lạnh. Ảnh: Đào Thọ
13 thg 11, 2018
Dùng dao, búa cạy hạt rừng làm món ngon ở vùng cao xứ Nghệ
Những hạt rừng nhỏ chỉ bằng chiếc đũa hay ngón tay nhưng rất cứng buộc phải dùng đến dao, búa mới cạy ra được lại trở thành món ăn ngon của người dân vùng cao xứ Nghệ.
Mùa cốm thơm ở miền Tây xứ Nghệ
Bắt đầu vào vụ gặt trên nương rẫy, người dân vùng cao xứ Nghệ lại chọn những bông lúa nếp xanh non về chế biến một món “đặc sản” là cốm - món không thể thiếu trong lễ mừng lúa mới.
Món cốm từ lâu là món ăn ưa thích đối với cộng đồng người Thái ở vùng cao Nghệ An. Muốn làm cốm, người ta phải chọn những hạt lúa nếp còn ngậm sữa hái từ nương rẫy về. Ảnh: Đào Thọ.
Thơm ngon kẹo lạc Xứ Lường
Nằm ngay giữa trung tâm thị trấn Đô Lương (Nghệ An), làng nghề sản xuất bánh đa, kẹo lạc Vĩnh Đức với lịch sử gần 300 năm làm nghề sản xuất bánh kẹo, một thời được biết đến là làng giàu nhất huyện Đô Lương.
Được công nhận làng nghề từ năm 2009, làng nghề kẹo lạc bánh đa Vĩnh Đức - Thị trấn Đô Lương chủ yếu sản xuất bánh đa và kẹo lạc, kẹo cu đơ. Ảnh: Đức Anh
Hà Nội có một mùa hoa mang tên Dã Quỳ
Tháng 11, tới Vườn Quốc gia Ba Vì ngắm hoa dã quỳ nở rộ, như những dải lụa vàng rực rỡ uốn mình theo sườn núi.
Dã Quỳ nở hồn hậu ven đường, níu chân những ai có ý định đi qua...
Núi lửa Chư Đăng Ya - Thiên đường của Hoa dã quỳ
Ngày 10/11, Lễ hội Hoa dã quỳ diễn ra tại làng Ia Gri nơi có núi lửa Chư Đăng Ya được mệnh danh là thiên đường của hoa dã quỳ.
Núi lửa Chư Đăng Ya nhìn từ xa
Vang tiếng gà xứ Tân Lân
Về vùng đất Long An thường nghe người dân truyền miệng câu “Gà Tân Lân, rau Phước Hậu”, ngụ ý nói về nghề truyền thống nổi tiếng ở xã Tân Lân, huyện Cần Đước là nuôi gà và xã Phước Hậu, huyện Cần Giuộc với nghề trồng rau. Đặc biệt, việc phát triển thành Hợp tác xã (HTX) nuôi gà cho trứng thương phẩm như hiện nay đang trở thành mô hình kinh tế hiệu quả nhất ở Tân Lân.
Nếu như trước đây việc nuôi gà theo hộ gia đình cho thu nhập không cao thì trong nhiều năm trở lại đây, người chăn nuôi đã biết liên kết lại với nhau tạo thành những tổ hợp tác, HTX, nhằm giúp đỡ nhau về kỹ thuật, giống, kinh nghiệm và sản phẩm đầu ra.
Chúng tôi đến thăm trang trại gà của ông Nguyễn Văn Lai, Giám đốc HTX Chăn nuôi và Dịch vụ Ao Gòn ở xã Tân Lân đúng lúc công nhân của trang trại đang thu gom trứng gà. Trang trại gà của ông Lai có diện tích 10.000m2 với 10 khu trại nuôi khoảng 20.000 con gà đang cho trứng thương phẩm.
Nếu như trước đây việc nuôi gà theo hộ gia đình cho thu nhập không cao thì trong nhiều năm trở lại đây, người chăn nuôi đã biết liên kết lại với nhau tạo thành những tổ hợp tác, HTX, nhằm giúp đỡ nhau về kỹ thuật, giống, kinh nghiệm và sản phẩm đầu ra.
Chúng tôi đến thăm trang trại gà của ông Nguyễn Văn Lai, Giám đốc HTX Chăn nuôi và Dịch vụ Ao Gòn ở xã Tân Lân đúng lúc công nhân của trang trại đang thu gom trứng gà. Trang trại gà của ông Lai có diện tích 10.000m2 với 10 khu trại nuôi khoảng 20.000 con gà đang cho trứng thương phẩm.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)