9 thg 8, 2018

Gỗ hoá thạch triệu năm tuổi gần 8 tấn ở Gia Lai

Những cánh rừng cổ thụ ở Gia Lai qua hàng triệu năm bị chôn vùi dưới dòng nham thạch núi lửa tạo nên loại gỗ hóa thạch tuyệt đẹp. 

Các nhà khoa học đã chứng minh khu vực miền Trung và Tây Nguyên, đặc biệt là tỉnh Gia Lai vốn tồn tại hàng chục ngọn núi lửa. Cùng với quá trình biến đổi địa chất hàng triệu năm, gỗ hóa thạch được tạo nên từ sự phân hủy của các chất hữu cơ trong thân gỗ diễn ra suốt một thời gian dài đó. 

Truyền thuyết Phật trôi chùa Ông Mẹt

Trong công cuộc mở cõi đất phương Nam hơn 300 năm trước, cùng với việc khẩn hoang lập ấp, tiền nhân xưa rất chú trọng đến nhu cầu văn hóa tâm linh của lưu dân.

Cổng chính chùa Ông Mẹt 

Vì vậy nơi nào có xóm làng là có đình, chùa, miếu. Ngoài nét kiến trúc độc đáo mang đậm nét văn hóa vùng miền, ở đây còn lưu truyền những câu chuyện, những giai thoại chứa đựng nhiều điều kỳ bí, hàm chứa cả đức tin và cách giải thích lịch sử của dân gian. 

Chùa Bodhisàlaraja, còn gọi là chùa Kompong hay chùa Ông Mẹt, tọa lạc ngay trung tâm TP.Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Đây là một trong những ngôi chùa cổ xưa nhất ở Trà Vinh của người Khmer theo Phật giáo Nam tông còn nguyên vẹn kiểu dáng kiến trúc độc đáo, được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. 

Tín ngưỡng Lăng Ông Thống chế Điều bát

Từ quốc lộ 54 rẽ vào hướng Trà Ôn có con đường mang tên Thống chế Điều bát. Nằm cạnh con đường này có Lăng Ông Tiền quân Thống chế Điều bát tọa lạc trên mảnh vườn cây cao bóng mát, xung quanh có tường rào bao bọc rộng đến 8ha. 

Hai cổng chính vào Lăng Tiền quân Thống chế Điều bát. Ảnh: Hoàng Phương 

Lăng Ông Tiền quân Thống chế Điều bát có 2 cổng chính ra vào, thuộc ấp Mỹ Hòa, xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. 

Vườn kinh đá có một không hai ở chùa Phước Hậu

Nằm bên dòng sông Trà Ôn, chùa Phước Hậu tọa lạc trong khu vườn rộng gần 2 ha ở ấp Đông Hậu, xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

Cổng trước chùa Phước Hậu. Ảnh: Hoàng Phương 

Đây là ngôi cổ tự tổ đình Phật giáo dòng Lâm Tế, phái Chúc Thánh, đồng thời nổi tiếng với công trình vườn kinh đá độc đáo, có một không hai ở Nam bộ.

Bộ đỉnh đồng hơn 15 năm lưu lạc

Nói đến lễ hội Kỳ Yên ở miền Tây Nam bộ có lẽ chẳng nơi nào tổ chức long trọng quy mô như ở đình Bình Thủy.

Bộ đỉnh quý giá, cao gần 1 thước 

Đây là ngôi đình độc đáo không chỉ về kiến trúc nghệ thuật mà còn chứa đựng nhiều giai thoại xung quanh việc tín ngưỡng thờ cúng.

Về miền Trung, sáng ra đổ bánh căn rôm rả chuyện trò

Cứ được quây quần ngồi đổ bánh căn để rồi hít hà vị ngon của từng loại, xuýt xoa cái cay của ớt hiểm rồi rôm rả chuyện trò là vui chẳng gì bằng. 

Một buổi sáng tinh mơ mát lạnh, gió biển thổi vào mát rượi qua cửa sông Cái và ngọn cổ tháp Po Nagar của xứ biển Nha Trang. Trong cái không gian tinh khôi đó, một lò than hồng rực, bốc lên những mùi thơm quyến rũ của gạo, của hải sản. Đó là nơi người ta đang mải mê đổ bánh căn.

Bánh căn là một đóng góp quan trọng của người Chăm cho nền ẩm thực Việt bên cạnh thứ gạo Chiêm rất đỗi thân quen với chúng ta. Người Chăm có hạt gạo ngon, lưu truyền vào Việt Nam từ thế kỷ 11, thế nên dễ hiểu họ có món bánh căn hấp dẫn. Bánh căn rất đặc biệt, nó mang đậm dấu ấn của ẩm thực Ấn Độ lan theo ngả Myanmar sang Thái Lan và đến đế quốc Champa.