20 thg 6, 2018

Lên biên viễn xứ Nghệ săn, chế biến món bọ hung tê giác

Ở những bản làng rẻo cao huyện Kỳ Sơn (Nghệ An), có một món ăn đặc biệt mà đồng bào chỉ dành riêng để tiếp đãi những vị khách quý: Bọ hung tê giác. 

Cầm con bọ hung đang đập cánh rít lên những tiếng vin vít, anh Đàm Ngọc Văn (xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn) giới thiệu: Đây là loài bọ hung tê giác hay còn gọi là kiến vương sừng được chế biến thành món ăn những khi nhà có khách quý. Nó là loài bọ cánh cứng lớn nhất ở miền biên viễn này. Con trưởng thành có chiều dài xấp xỉ 6cm, con đực thân màu nâu đỏ, con cái màu sẫm đen. 

Cận cảnh một chú bọ hung tê giác đực trưởng thành. Ảnh: Thanh Quỳnh 

Xem người Khơ mú chế tác pí tơm

Nói đến nhạc cụ của đồng bào dân tộc Khơ mú không thể không nhắc tới pí tơm. Đây là một loại nhạc cụ khá độc đáo, được chế tác từ 1 cây nứa nhỏ. 

Anh Moong Văn Cương (SN 1965), trú tại bản Na Bè, xã Xá Lượng (Tương Dương) cho biết: Để có được một chiếc pí ưng ý thì việc chọn nứa là một trong những yếu tố rất quan trọng. Phải chọn những cây nứa già, có thớ nứa mỏng, nếu chọn nứa non khó làm và không để được lâu, còn thớ nứa dày thì âm thanh phát ra sẽ không hay. Ảnh: Đình Tuân 

Thơ mộng cung đường Thằm Lạn

Dài chỉ chừng 1 km, nhưng cung đường ở khu vực Thằm Lạn thuộc bản Xốp Tụ (xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn) thu hút khách đi đường bởi vẻ đẹp kỳ vĩ và thơ mộng.

Trong tiếng Thái, Thằm Lạn có nghĩa là "Hang vạn người". Cung đường đi qua Thằm Lạn nối liền 2 xã Mỹ Lý và Mường Lống (Kỳ Sơn), một bên vách đá dựng đứng, một bên là suối và thác nước rất kỳ vĩ nhưng cũng hết sức thơ mộng. Ảnh: Đào Thọ 

Tín hiệu trên trang phục người Mông


Trang phục của thiếu nữ Mông thường rất nổi bật. Họ thường mặc trang phục truyền thống tại những ngày hội như Tết, đám cưới và trong những hội diễn văn nghệ. 

18 thg 6, 2018

Kỳ lân Chợ Lớn (bài 4): Nghĩa đường nhí

Lang thang nơi đầu đường xó chợ, không chốn nương thân là hoàn cảnh của hầu hết thành viên trong đoàn lân sư rồng Long Nhi Đường.

Hai anh em Gia Phát (9 tuổi) và Gia Phúc (6 tuổi) luyện tập dưới chân cầu Chà Và (Q.8)

Trong giới lân sư rồng ở TP.HCM, Long Nhi Đường (P.13, Q.8) được xem là đoàn lân của những đứa trẻ. Ở đó, các thành viên có độ tuổi từ 6 - 17 cùng túm tụm bảo bọc nhau, ngày ngày miệt mài luyện các kỹ năng để hành nghề.

Kỳ lân Chợ Lớn (bài 3): Ông Địa tái thế

Trong thế giới kỳ lân, ông Địa được ví như Bồ tát, thuần phục con lân từ một linh thú dữ tợn, trở nên hiền lành, gần gũi với con người.

Ông Địa Châu Minh Quang (hàng ngồi, thứ hai từ trái sang) cùng giới võ lâm Chợ Lớn. ẢNH: T.L

Các lò lân vùng Chợ Lớn khi trình diễn luôn có ông Địa song hành, đùa giỡn cùng lân, dẫn dắt lân phá trận, làm nhân vật kết nối giữa lân và khán giả... Ông Địa giữ một vai trò quan trọng, nhưng rất hiếm người chịu nhận vai.

Trong thế giới kỳ lân, ông Địa được ví như Bồ tát, thuần phục con lân từ một linh thú dữ tợn, trở nên hiền lành, gần gũi với con người. Lân - Địa song hành cùng các bài múa kinh điển như Lân hí Địa với mong ước đem lại đoàn viên, tài lộc và hạnh phúc.