18 thg 6, 2018

Giá trị văn hóa của người S’Tiêng mãi lưu truyền

Hàng bao đời nay, đồng bào S’Tiêng sinh sống ở phía Nam dãy Trường Sơn đã gắn với những bản sắc văn hoá đậm đà trong đời sống vật chất - tinh thần. Cộng đồng S’Tiêng luôn trân trọng, gìn giữ những giá trị truyền thống của dân tộc mình và truyền lại cho con cháu qua nhiều thế hệ bằng ngôn ngữ, chữ viết và cả những lễ hội dân gian.

Ở Việt Nam, tỉnh Bình Phước là nơi tập trung người S’Tiêng đông nhất với gần 100.000 người, chiếm 95% tổng số người S’Tiêng trên cả nước. Cũng như các đồng bào dân tộc Tây Nguyên, mỗi buôn làng người S’Tiêng đều có một già làng đứng đầu quản lý - là người giàu kinh nghiệm sống, am hiểu về tập tục, lối sống, có uy tín với dân làng.

Người S’Tiêng gắn kết nhau chặt chẽ với nhau bằng những đặc tính của dân tộc mình qua đời sống hàng ngày, mối quan hệ ứng xử trong gia đình, xã hội… Họ có chữ viết và ngôn ngữ nên sự lưu giữ, kế thừa là khá dễ dàng bên cạnh một hệ thống các giá trị văn hóa từ sự giáo dục của gia đình, dòng tộc và xã hội. Trong gia đình, con cháu kính trọng ông bà, cha mẹ, được giáo dục, định hướng ngay từ nhỏ để có nhận thức nguồn cội, biết yêu quê hương, đất nước. Điều này phản ánh rõ nét qua các làn điệu dân ca, luôn chất chứa những tình cảm trong từng lời ăn tiếng nói.

Triển lãm chuyên đề “Văn hóa dân tộc S’Tiêng” phản ánh sự đa dạng, phong phú và giàu bản sắc trong văn hóa của cộng đồng dân tộc S’Tiêng.

Độc đáo rừng lá phong và ngôi nhà 132 mái ở Đà Lạt

Sau nhiều năm âm thầm chuẩn bị, Công ty TNHH Vĩnh Xuân (Đà Lạt) chính thức 'trình làng' khu rừng cây lá phong và ngôi nhà 132 mái độc đáo.

Chưa đến mùa thu nên rừng cây lá phong chỉ toàn một màu xanh của lá. Ảnh: Gia Bình 

Nằm ở cuối đường Đặng Thái Thân (TP.Đà Lạt, Lâm Đồng), khu du lịch (KDL) Lá Phong Đà Lạt được xây dựng trên diện tích rộng hơn 4,8 ha. Nơi đây gây ấn tượng với người xem bằng những mảng xanh mướt mắt cùng những công trình kiến trúc độc đáo.

16 thg 6, 2018

Những 'ninja' săn sá sùng ở Vân Đồn

Ở xã đảo Minh Châu, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh, mỗi ngày có hàng trăm chị em phụ nữ vác mai đi săn sá sùng. Loại đặc sản quý hiếm này đã nuôi sống biết bao gia đình ở nơi được mệnh danh là "đảo ngọc" này.

Từ sáng sớm, phụ nữ Minh Châu tập trung về các khu vực bãi triều quanh đảo bắt đầu một ngày săn sá sùng - Ảnh: HÀ THANH

Mặt trời bắt đầu nhô lên khỏi mặt biển, từng tốp chị em phụ nữ ở xã đảo Minh Châu rủ nhau vác mai đi săn sá sùng.

Tứ quái Đà Lạt

Có nhiều du khách khi đến Đà Lạt thường hỏi tôi rằng " Khí hậu nơi đây thất thường khi một ngày có đến bốn mùa, sáng xuân, trưa hạ, chiều thu, tối đông. Khí hậu thất thường như thế liệu tính cách con người Đà Lạt có thất thường không ?" Tôi bối rối nhưng chợt nhớ rằng, đúng là Đà Lạt có những con người thất thường, nhưng chính cái thất thường ấy đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo mà không nơi nào có được.

Khi nghệ thuật thăng hoa cần một chút khác người, một chút điên, vì chỉ khi ấy họ mới làm nên những tác phẩm mà người thường khó thể hình dung.

Nếu nói về tứ quái Đà Lạt, người đầu tiên tôi muốn nói đến đó chính là Phước khùng MPK. Không ồn ào và hào nhoáng, nhiếp ảnh gia MPK (Phước Khùng) vẫn ngày ngày lặng lẽ rong ruổi khắp phố phường để “săn” những khoảnh khắc của Đà Lạt qua ống kính điêu luyện của mình.

Phước Khùng MPK hàng ngày rong ruỗi trên những con đường để săn tìm cái đẹp Đà Lạt. Ảnh Thụy Trương Ngọc

Ngôi nhà 132 mái độc đáo giữa Đà Lạt

Ngôi nhà 132 mái với kiến trúc độc đáo, lạ lẫm, tọa lạc trên đỉnh một quả đồi thông vừa được khánh thành tại Đà Lạt đang làm sửng sốt người dân địa phương và du khách.

Chủ sở hữu tòa nhà độc nhất vô nhị trên là gia đình bà Lê Thị Ngọc Trinh, ngụ tại đường Đặng Thái Thân, phường 3, TP. Đà Lạt. Bà Trinh cho biết trước khi lên ý tưởng xây dựng căn nhà này, gia đình bà đã tham khảo ý kiến của rất nhiều kiến trúc sư nhằm tạo ra một công trình “không đụng hàng”. 

Hoang tàn mộ phần phi tần bạc mệnh

Từng là phi tần của vua Thành Thái nhưng một người con của làng Hội Kỳ (xã Hải Chánh, H.Hải Lăng, Quảng Trị) là bà Dương Thị Ngọt đã chết một cách đầy bí ẩn. Ngày nay, ngôi mộ của bà vẫn còn đó, nhưng hoang phế đến mức tội nghiệp như chính cuộc đời của giai nhân này…

Mộ bà Dương Thị Ngọt xuống cấp nghiêm trọng. ẢNH: NGUYỄN PHÚC