13 thg 6, 2018

Tắm suối khoáng nóng giải nhiệt mùa hè

Khi ngoài trời nắng như đổ lửa, thay vì ngâm mình trong dòng nước lạnh lại thả mình trong dòng nước khoáng nóng lên đến 40oC. Mới nghe, hẳn không ít người băn khoăn, nhưng đó lại là phương pháp thư giãn sau một ngày làm việc mệt nhọc của nhiều người.

Ở thôn Tú Sơn và thôn Thạch Trụ Tây, xã Đức Lân (Mộ Đức) có hai suối nước khoáng nóng độc đáo. Suối khoáng nóng là món quà vô giá của mẹ thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất này.

Mùa đông giá buốt hay mùa hè oi bức đều nườm nượp người dân địa phương và khách thập phương đến hòa mình vào dòng suối khoáng nóng để thư giãn sau một ngày làm việc mệt nhọc. Suối khoáng ở thôn Tú Sơn còn hoang sơ, còn suối khoáng Thạch Trụ ở đã xây dựng các giếng lấy nước và các bể tắm xi măng, thu hút khá đông du khách đến tắm và lấy nước về dùng.

Âm vang cồng chiêng làng Kon Trang Long Loi

A Thăk cầm một bẹ chuối nhỏ đập dập nát một đầu chấm vào bát rượu tiết gà và bôi lên từng chiếc cồng chiêng một. Rồi ông cầm bát rượu tiết cùng với đội cồng chiêng của dân làng đứng thẳng người lên thành kính mời Yàng. A Thăk khấn to: Ơi… Yàng!...

Cồng chiêng là hơi thở của làng


Cũng như nhiều dân tộc khác, người Rơ Ngao ở làng Kon Trang Long Loi (thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà) rất quý cồng chiêng. Tuy nhiên, trước đây do chiến tranh, người Rơ Ngao ở làng Long Loi phải di cư từ huyện Đăk Hà đến tỉnh Gia Lai và tỉnh Đăk Lăk nên nhiều bộ cồng chiêng của làng bị thất lạc.


Dân làng vào hội đón cồng chiêng. Ảnh: V.N 

Thuyền độc mộc ở Kon Ktu

Đến làng du lịch Kon Ktu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum), du khách không chỉ được ngắm nhìn vẻ đẹp của mái nhà rông cao vút, những nếp nhà sàn cổ kính của người Ba Na, mà còn được thực hiện chuyến trải nghiệm thú vị, lênh đênh trên sông nước cùng những chiếc thuyền độc mộc do chính bàn tay tài hoa của người dân nơi đây đục đẽo, để thưởng ngoạn cảnh đẹp của dòng Đăk Bla. Đó nhất định sẽ là chuyến đi để lại nhiều cảm xúc trong lòng du khách…

Làng Kon Ktu nằm dọc sông Đăk Bla. Một buổi chiều muộn, tôi theo cha con già A Banh ra bến sông của làng và cùng thực hiện chuyến xuôi thuyền độc mộc về phía con nước chảy xiết đoạn ở cuối làng để đánh bắt cá kơ nông (một loại cá đặc sản nổi tiếng nơi đây thường sinh sống ở vùng nước chảy xiết).

Già A Banh bảo với tôi, chiếc thuyền độc mộc này mới được già tích góp tiền mua gỗ đóng được, có sức chứa khoảng 5-6 người, dùng để phục vụ cho việc đánh bắt cá và khách du lịch khi có nhu cầu thưởng ngoạn cảnh đẹp trên dòng Đăk Bla.


Cha con ông A Banh đi thuyền độc mộc đánh cá trên sông Đăk Bla 

12 thg 6, 2018

Vườn hoa tam giác mạch nở rộ ở Đà Lạt

Trước chùa Vạn Đức (Lâm Đồng), vườn hoa tam giác mạch khá rộng, đang thì nở rộ thu hút bất kỳ ai ghé ngang qua.

Vườn hoa tam giác mạch ở chùa Vạn Đức được nhiều người biết trong thời gian gần đây bởi loài hoa này vốn nổi tiếng với mảnh đất Hà Giang và thường nở rộ vào dịp tháng 10. 

Tìm hiểu về truyền thuyết ngôi mộ công chúa Mỹ Thanh

1. Bí ẩn về ngôi mộ đá ong và truyền thuyết 

Trên tuyến lộ Nam Sông Hậu đi từ TP. Cần Thơ đến tỉnh Bạc Liêu, khi đi qua cầu Mỹ Thanh 2, thuộc địa bàn giáp ranh huyện Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu, nhiều người đều nhắc đến ngôi mộ đá ong, được truyền tụng là ngôi mộ của công chúa Mỹ Thanh. Ngôi mộ này nằm trên địa bàn xã Vĩnh Hải (thị xã Vĩnh Châu), khi qua cầu Mỹ Thanh 2 được khoảng gần 1km, đến ngã ba khu vực chợ ấp Huỳnh Kỳ, rẽ phải đi khoảng 2km là đến ngôi mộ này. 


Đoàn khảo sát do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thể làm Trưởng đoàn đến tham quan ngôi mộ vào tháng 4/2016 

Nằm trơ trọi trên mảnh đất nhỏ, chung quanh là những ngôi nhà tol, lá của người dân, ngôi mộ đá ong đã bị mất phần đá ong phủ bề mặt khá nhiều, chỉ còn lại một ít ở phần đầu và phía chân mộ. Mọi người vẫn chưa biết dưới ngôi mộ đá ong là hài cốt của ai; nhưng chuyện kể về công chúa Mỹ Thanh và các vị đi theo, ai cũng có nghe và kể lại từ thế hệ này cho thế hệ khác khoảng 200 năm nay. Nhiều năm nay, ngôi mộ đá ong vẫn được nhiều người đến chiêm bái, thắp nhang và cầu nguyện. Sự linh thiêng của ngôi mộ thể hiện qua số người đến viếng ngày càng nhiều và số đá ong được người thành kính “thỉnh” về thờ trong nhà cũng không ít. Vì vậy, ngôi mộ đá ong ngày càng mất đi những miếng đá ong, dù chính quyền địa phương nghiêm cấm việc bốc, cạy lấy những miếng đá ong này.

Vài nét về chùa Sala Pôthi và truyền thuyết cá ông

Thị xã Vĩnh Châu có 43 km bờ biển, là nơi hội đủ điều kiện để phát triển các nghề nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản và các vùng phát triển nông nghiệp đặc thù nổi tiếng như: nuôi tôm sú, cá kèo, nghêu, artemia, làm ruộng muối, trồng củ cải trắng, củ hành tím, tỏi... Toàn Thị xã có dân số khoảng 170.000 người, gồm ba dân tộc: Kinh, Khmer và Hoa. Trong đó, dân tộc Khmer chiếm khoảng 53%, còn dân tộc Hoa chiếm khoảng 20%. Chính sự đa dạng trong sự cộng cư của ba dân tộc đã tạo cho Thị xã có nét sinh hoạt, văn hóa truyền thống và tín ngưỡng phong phú. Hệ thống chùa chiền của người Hoa và người Khmer là nét đặc trưng riêng khi nhắc đến vùng đất này. Trong đó, phải kể đến ngôi chùa Sala Pôthi với lối hoa văn, kiến trúc nổi bật gắn với truyền thuyết cá Ông, loài cá được ngư dân vùng biển tôn kính hay còn gọi là thần Nam Hải.

Cổng chùa Sala Phôthi