Đài 48 đại nguyện của Phật A Di Đà.
12 thg 6, 2018
Ngôi chùa nơi xứ biển
Đến gần trung tâm xã Lạc Hòa (thị xã Vĩnh Châu), từ xa, chúng ta đã dễ dàng nhìn thấy ngọn tháp cao xây dựng mô phỏng kiến trúc Trung Hoa cổ, đỉnh tháp đặt tượng Phật Thích Ca đang một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất - đó chính là ngọn tháp của chùa Hải Phước An. Theo truyền thuyết Phật giáo, khi thái tử Tất Đạt Đa đản sinh, ngài đã đi bảy bước, dưới mỗi bước chân nở một đóa sen nâng gót. Đến bước cuối cùng, tay chỉ trời, tay chỉ đất, ngài dõng dạc cất cao tiếng sư tử hống: Trên trời dưới trời, ta là bậc tôn quý hơn cả…
Bánh bầu Sóc Trăng
Trái bầu là nguyên liệu chế biến các món nấu ngon như canh bầu nấu với tôm, bầu xào, bầu luộc hay hấp. Dần dần, bầu được các đầu bếp chế biến ra thành nhiều món độc đáo khác như lươn hấp bầu, cá lóc hấp bầu, gỏi bầu…
Ngày xưa, ở các vùng quê xa xôi Vĩnh Châu, Châu Thành của Sóc Trăng, trái bầu còn được dùng làm bánh, vừa thay đổi khẩu vị vừa giúp cho các món ăn làm từ bầu thêm phong phú hơn. Bánh bầu có 2 loại, ngọt và mặn, được chế biến từ các nguyên liệu chủ yếu gồm trái bầu non, bột gạo, tôm (tép), nước cốt dừa, hành lá, bột cà-ri…
Gỏi mít Huy Khiêm
Có dịp về chợ Huy Khiêm (Tánh Linh), dù sớm hay chiều bạn cũng có thể tìm mua cho mình nhiều loại thức ăn hết sức dân dã. Ấy là món xôi ngọt đặc trưng xứ Quảng (làm từ đậu đen, nếp, đường có pha thêm mè và gừng), bánh ướt, bánh ú, bánh tét và đặc biệt gỏi mít. Gỏi mít chợ Huy Khiêm không cầu kỳ nhưng rất ngon. Gỏi có nguyên liệu chính gồm nít non luộc chín xắt nhỏ, da heo hấp thật mềm cùng với đậu phộng rang, mắm tỏi, rau húng, tất nhiên không thể thiếu dầu phộng khử bằng củ nén (nhiều nơi trộn gỏi mít với tôm khô, thịt ba chỉ). Ăn gỏi mít cùng với bánh tráng gạo Huy Khiêm rất ngon miệng...
Gỏi mít non tôm thịt miền Trung.
Làng biển Tân Long ngày ấy!
Mảnh đất La Gi được hình thành từ những nhóm cư dân lập nên xóm, làng sớm nhất phải kể đến làng các Phước Lộc, Tân Lý, Tam Tân có trước khi thành lập huyện Hàm Tân vào năm 1916. Nhưng với làng biển Tân Long, căn cứ những chữ Hán trên xà gồ chánh điện thờ thần linh Ông Nam Hải ở vạn Tân Long có ghi “Minh Mạng thập bát niên”, tức năm 1837 và đến năm Thành Thái thứ 15 (1903) ông Lê Huê Diên (Hộ Khôi) người giàu có nhất xứ La Gi đứng ra phục dựng lại dinh vạn từ mái tranh tre trên nền cũ cách xa gần nửa thế kỷ, thể hiện sự xuất hiện cư dân theo đường biển từ miền Trung dạt vào đã chọn nơi này để an cư lập nghiệp. Cách một con lạch nước từ Bưng Ngang chảy xuống, bên kia là đất Họ Công giáo La Gi (Tân Lý) và nhà thờ ban đầu do linh mục Huỳnh Công Ẩn xây dựng vào năm 1885, về sau dời về trung tâm làng Tân Lý. Đất này trích ra từ 4 sở đất ấp Liên Trì thuộc xã Tam Tân, tổng Đức Thắng, huyện Tuy Lý, phủ Hàm Thuận để lập thôn Tân Lý. Dưới chân động cát cao, ngôi chùa Huyền Long ngày nay còn 2 cây trâm cổ thụ với khung cảnh thanh tịnh, râm mát lưu dấu vị du tăng đầu tiên khai sơn, dựng thảo am tu niệm vào khoảng thập niên cuối thế kỷ XIX. Đó là đại sư Quảng Tánh, tục danh Kiều Bá Hợi, người quê miền Bắc.
Vạn Tân Long.
Du lịch lồng bè ở Lạch Dù
Mùa này, dù đã qua thời điểm “tháng 3 bà già đi biển”, nhưng mặt nước vẫn một màu trong xanh, phẳng lặng tựa gương soi. Du khách sẽ khó lòng cưỡng lại khi bước lên những lồng bè nuôi hải sản tại Khu Lạch Dù, xã Tam Thanh (Phú Quý)…
Du khách thưởng thức, vui chơi trên bè cá.
Một dân tộc chỉ còn vài người nhớ “mang máng” tiếng mẹ đẻ
Vốn có ngôn ngữ riêng, phong tục văn hóa riêng nhưng sau một thời gian những yếu tố ấy dần bị mai một. Đến nay, cả dân tộc Ơ đu ở Việt Nam đang sinh sống duy nhất tại Nghệ An chỉ còn vài người nhớ “mang máng” tiếng mẹ đẻ của mình.
Di dời từ khu vực lòng hồ thủy điện bản Vẽ, người Ơ đu, hay còn gọi là dân tộc Tày Hạt (có nghĩa là đói rách) đến định cư ở bản Văng Môn (xã Nga My - Tương Dương) từ năm 2006. Theo Bí thư Chi bộ Lo Văn Tình, cả bản hiện có 102 hộ với 426 nhân khẩu, trong đó người chính gốc Ơ đu chỉ còn khoảng hơn 200 người.
Di dời từ khu vực lòng hồ thủy điện bản Vẽ, người Ơ đu, hay còn gọi là dân tộc Tày Hạt (có nghĩa là đói rách) đến định cư ở bản Văng Môn (xã Nga My - Tương Dương) từ năm 2006. Theo Bí thư Chi bộ Lo Văn Tình, cả bản hiện có 102 hộ với 426 nhân khẩu, trong đó người chính gốc Ơ đu chỉ còn khoảng hơn 200 người.
Bản Văng Môn, khu tái định cư của người Ơ đu. Ảnh: Đào Thọ
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)