21 thg 12, 2015

Trầm mặc Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Vương cung Thánh đường Đức Bà Sài Gòn năm nay vừa tròn 135 năm tuổi, uy nghi, cổ kính như một chứng nhân trầm mặc tọa lạc ở Công trường Công xã Paris, giữa trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là nơi không chỉ để người Công giáo đến làm lễ, cầu nguyện mà còn là một địa chỉ du lịch cho du khách khi đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhà thờ được người Pháp đặt viên đá xây dựng đầu tiên vào ngày 7/10/1877 và hoàn thành vào năm 1880 dựa trên bản thiết kế của kiến trúc sư J. Bourad. Nhà thờ với kiến trúc theo kiểu Roman cải biên, pha trộn nét Gothique có chiều dài 93m, rộng 35m, vòm mái cao 21m.

Năm 1895, nhà thờ xây thêm hai tháp chuông, mỗi tháp cao 57,6m và làm 6 chuông đồng lớn nặng 28,85 tấn. Mặt chính tòa nhà hướng về đường Đồng Khởi, một trong những con đường xưa nhất và sầm uất nhất của Sài Gòn.

Mỹ nghệ Thiết Úng

Nghề điêu khắc mỹ nghệ truyền thống Thiết Úng ở xã Vân Hà (huyện Đông Anh, Hà Nội) nổi tiếng trong và ngoài nước bởi sản phẩm có độ bền và tỉnh xảo trong các công đoạn chế tác.

Theo ông Đào Công Luân, Trưởng thôn Thiết Úng thì trước kia nghề chính của người dân ở đây là sản xuất nông nghiệp, điêu khắc mỹ nghệ chỉ là nghề phụ. Tuy nhiên, những năm gần đây nhận thấy nhu cầu lớn của người tiêu dùng về những sản phẩm mỹ nghệ nên người dân nơi đây đẩy mạnh đầu tư sản xuất. Bằng sự khéo léo những người thợ Thiết Úng đã sáng tạo ra các sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng.

Chạm khắc gỗ mỹ nghệ ở Thiết Úng là nghề có truyền thống từ lâu đời.

20 thg 12, 2015

Chuyện những người gùi hàng trên đỉnh Fansipan

Là người dẫn đường, khuân vác, hậu cần cho du khách chinh phục nóc nhà Đông Dương, các porter dân tộc Mông như sinh ra để làm bạn với núi.

Porter thường là những người bản địa sống ở khu vực gần núi, quen thuộc đường đi, có sức khỏe tốt và đủ kỹ năng sinh tồn trong rừng. Họ phụ trách khuân vác đồ đạc như lều bạt, lương thực…và hỗ trợ đoàn leo núi để chuẩn bị chỗ ngủ, bữa ăn trong thời gian chinh phục. Porter là một phần không thể thiếu của những chuyến leo núi ở nơi xa và nguy hiểm. 

Giai điệu của “Trời”

Trong đời sống sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng, tâm linh của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái ở các tỉnh miền núi phía Bắc, hát then được ví là điệu hát của “thần tiên”, là giai điệu của “Trời”, nó bắt nguồn từ chính cuộc sống lao động của họ, và gắn liền với họ từ lúc sinh ra cho đến tận lúc lìa đời. Vì thế, người ta có thể tìm thấy trong then những giá trị nhân sinh quan mang tính toàn cầu.

Sống cùng then, chết cũng theo then về Trời

Theo quan niệm của người Tày, Nùng, Thái, then có nghĩa là “Trời”. Hát then trong lễ cúng then là một loại hình diễn xướng âm nhạc tín ngưỡng dân gian, có nội dung thuật lại cuộc hành trình của con người lên thiên giới cầu xin Ngọc Hoàng ban cho những điều may mắn và một cuộc sống tốt lành.

Theo các nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian, then vừa là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, tâm linh, vừa là một loại hình âm nhạc dân gian. Toàn bộ hệ thống bài bản của then có gần bốn nghìn câu thơ, nội dung của nó phản ánh mọi khía cạnh của cuộc sống, từ chuyện đời sống, bản mường, chim muông, đến chuyện tình yêu, ma chay, cưới hỏi, phu phen, tạp dịch… Lễ cúng then là một màn trình diễn nghệ thuật lôi cuốn, có khả năng đưa con người chìm đắm vào miền siêu thực. Vì thế, khi nghiên cứu sâu các lễ then cổ truyền, người ta có thể thấy rõ nhân sinh quan, thế giới quan và bản sắc văn hóa của đồng bào Tày, Nùng, Thái.

Tròn on bánh lọt Ninh Hòa

Bánh lọt Ninh Hòa không phải là sợi bánh ngắn, mềm mềm làm bằng bột gạo trộn bột năng, có hai màu xanh và trắng, ăn kèm với đường, nước dừa thơm mùi lá dứa, bỏ thêm vài viên đá mát lạnh, thường được rao bán trong các xe đẩy khắp vỉa hè như một loại thức ăn đường phố nổi tiếng vào mùa nóng ở Sài Gòn và các tỉnh miền Nam.
Bánh lọt xứ này là món ăn chơi, được làm bằng bột năng, vo tròn, luộc chín, xỏ xâu, trộn dừa, ăn với mè và đường cát. 

Tự nhiên có người mách nước, phía trường Đức Trí, chiều nào cũng có chị kia ngồi bán cho mấy đứa học trò. Lật đật chạy qua, thấy thau nhôm quen thuộc với mớ bánh lọt xỏ xâu, tự nhiên ký ức tuổi thơ len lén tìm về, vui muốn trào nước mắt. 

Gió chướng về mang theo hương bần thanh tao…

Còn nhớ, hồi xưa, cứ có khách đến chơi nhà vào đúng lúc mùa bần chín là thể nào mẹ ta cũng đãi món lẩu các bông lau nấu bần. 

Trái bần vừa chín tới 

Mấy ngày nay, sáng dậy mở cửa, cảm nhận rõ hơi lành lạnh theo gió nhè nhẹ tràn vào nhà, thấy người xốn xang, ta chợt nhận ra, vậy là một mùa gió chướng nữa đã về. Ở quê ta, chắc giờ này ngay những khúc uốn quanh theo các doi vịnh của dòng sông, các cây bần cổ thụ đã đầy trái chín. Hương bần thanh thao lan tỏa thoang thoảng một khúc sông, đom đóm đã biến những tán bần thành một bầu trời nhỏ đầy sao lấp lánh…