22 thg 11, 2015

Những bài thơ thách thức thời gian trên núi đá

Núi Non Nước - Dục Thúy Sơn nằm ở ngã ba sông Vân và sông Đáy hiện vẫn còn khắc gần 100 bài thơ, văn, phú.

Toàn cảnh núi Non Nước mờ ảo trong sương sớm, nhìn từ xa giống như một đóa sen nổi trên mặt nước. Trong bài thơ Dục Thúy Sơn, Nguyễn Trãi đã gọi nơi đây là "tiên san” - núi tiên. 

Núi xưa kia là một tiền đồn nằm ở cửa ngõ phía đông thành phố Ninh Bình. Lối lên đỉnh núi trải qua 72 bậc đá, chia làm 5 cấp. Đỉnh núi tương đối bằng phẳng, cây cối xanh mát, rất thuận tiện để nghỉ ngơi, giải trí cho khách tham quan. 

Ruộng bậc thang - Kỳ quan Tây Bắc

Những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ ở Mù Cang Chải (Yên Bái), Hoàng Su Phì (Hà Giang) và Sa Pa (Lào Cai) được Nhà nước công nhận là Danh thắng Quốc gia và được giới truyền thông quốc tế ca ngợi là đỉnh cao của vẻ đẹp kết tinh từ văn hóa và lao động của con người Việt Nam. Ba thắng cảnh ruộng bậc thang này đang mang lại cuộc sống no ấm cho người dân và là một sản phẩm du lịch độc đáo của vùng cao Tây Bắc. 

Bài ca vỡ núi 

Huyền sử vùng Tây Bắc kể rằng, cách đây khoảng 4 thế kỷ, những tộc người như Mông, Dao, La Chí... di cư đến vùng Tây Bắc để khai khẩn và định cư, nhưng lúc đó bốn thung lũng lớn của vùng Tây Bắc là Mường Thanh (Điện Biên), Mường Lò (Yên Bái), Mường Than (Lai Châu), Mường Tấc (Sơn La) đã có những tộc người bản địa là Thái, La Ha sinh sống. Vì thế, họ phải chọn những dải núi như Khau Phạ (Mù Cang Chải - Yên Bái), Hoàng Liên Sơn (Sa Pa – Lào Cai) và Tây Côn Lĩnh (Hoàng Su Phì - Hà Giang), những nơi có độ cao từ 1000 – 1600m so với mực nước biển để dựng bản, lập mường.

Quán cà phê vợt 60 năm ở Sài Gòn

Tồn tại hơn 60 năm qua, quán cà phê trong con hẻm nhỏ trên đường Phan Đình Phùng trở thành nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm của những ai từng đặt chân đến đây.

Với xe cà phê cùng những chiếc ghế nhựa, gian nhà nhỏ ở đầu hẻm 330, đường Phan Đình Phùng (quận Phú Nhuận), luôn đông đúc dù sớm nắng hay chiều muộn. Chủ quán - ông Đặng Ngọc Côn (80 tuổi) và bà Phạm Ngọc Tuyết (75 tuổi) được khách quen gọi với cái tên thân thương là ông Ba và bà Ba. 

Nép mình ở đầu con hẻm 330, nơi đây vẫn “tĩnh lặng” giữa những âm thanh nhộn nhịp của con đường Phan Đình Phùng. Ảnh: Hoài Anh 

Phở chiên phồng đổi vị cho ngày đầu đông

Phở chiên phồng là những sợi bánh được thái to bản, hay vuông chiên lên trong chảo mỡ, ăn kèm với thứ nước sốt sền sệt, sóng sánh.

Với giá khoảng 40.000 - 60.000 đồng, bạn có thể đổi vị với những món phở chiên phồng.

Phở chiên Khâm Thiên

Nếu như đã quá quen thuộc với những bát phở truyền thống như phở gà, bò, bạn có thể đổi vị với món phở chiên giòn giòn lạ miệng.

Quán nằm ngay mặt đường Khâm Thiên, lúc nào cũng tấp nập người qua lại, không quá rộng rãi nhưng rất đông khách vào các buổi trưa hay chiều tối. Bạn sẽ phải chờ khá lâu nếu đi muộn. 

Phở rán phố Khâm Thiên luôn tấp nập du khách. Ảnh: Zon Zon 

Vùng đất biệt lập Chiềng Ân chuyển màu lúa chín

Ruộng bậc thang tại xã Chiềng Ân đến thời điểm này mới bắt đầu chuyển màu, tạo thành một bức tranh phong cảnh riêng của núi rừng Sơn La những ngày cuối thu.

Nằm cách trung tâm thành phố Sơn La 70 km về hướng Đông, một mặt giáp với tỉnh Yên Bái, Chiềng Ân là xã thuộc huyện Mường La với diện tích 85,33 km2, có mật độ dân số thưa thớt. 

20 thg 11, 2015

Thương hoài cá leo mùa nước lên

Mấy hôm nay trời miền Trung mưa liên miên, nước trắng đục chảy tràn cánh đồng trước nhà. Trong cơn gió se lạnh lại thèm các món cá leo dân dã ngày xưa ở quê nghèo giờ đã thành đặc sản.

Ra đồng bủa lưới bắt cá mùa mưa - thú vui nông nhàn của người thôn quê - Ảnh: T.LY 

Cũng như nhiều nông dân khác, từ khi còn trẻ ba tôi đã yêu thú ra đồng đặt lờ, thả lưới bắt cá. Vì vậy những đợt mưa lũ về làm cô lập cả làng, chỉ cần đợi nước vừa rút xuống, những con cá lóc, cá trê, cá rô... đặc biệt cá leo mê chất rong bùn nên còn mắc kẹt trong vũng, ao, các đám ruộng là ba lại tìm lờ, lấy lưới ra đồng.