31 thg 7, 2015

Khám phá hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà

Nếu có dịp ghé thăm Thái Nguyên, vùng đất gang thép giàu truyền thống lịch sử và nhiều danh thắng đẹp, bạn đừng bỏ qua hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà, điểm đến thú vị trong cuộc hành trình. 

Trong lòng hang Phượng Hoàng - Ảnh: Hoàng Hân 

Đi dọc theo quốc lộ 1B (Thái Nguyên - Lạng Sơn), cách thành phố Thái Nguyên 45km, bạn sẽ đến với huyện Võ Nhai nơi có hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà, một trong những danh thắng đẹp nổi tiếng nơi này.

Để leo lên được tới cửa hang Phượng Hoàng, phải trải qua một chặng đường rải đầy đá mèo với độ cao khoảng 500m, nhưng khi đến cửa hang bạn sẽ quên ngay chặng đường khó khăn đã vượt qua bởi khung cảnh hùng vĩ, trữ tình hiện ra trước mắt.

Sò huyết đầm Ô Loan, Phú Yên

Về miền đất Phú Yên có hai món du khách nhất định không thể bỏ qua là mắt cá ngừ đại dương và sò huyết đầm Ô Loan. Trong đó, món sò huyết ở đây hiếm chỗ nào có thể sánh bằng. 

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Vùng đất này có nguồn lợi thủy hải sản đa dạng, phong phú như tôm, cua, cá, ghẹ, sứa, hàu... nhưng điều làm nên thương hiệu ở đây chính là sò huyết. Sò huyết đầm Ô Loan có thịt dày, ngon ngọt và đậm đà. Danh tiếng của món này không chỉ gói gọn riêng đất Phú Yên, mà nhiều du khách từ tỉnh khác hay nước ngoài khi ghé đến cũng đều tìm sò huyết để thử qua.

Sò huyết đầm Ô Loan to hơn nhiều so với nơi khác, xuất hiện thường xuyên trong năm và dễ dàng đánh bắt. Người dân khi bắt được sò thường đem về chế biến thành nhiều món như nướng mỡ hành, nướng mọi hay đem xào, rang muối ớt, sốt me với rau răm và cháo... 

Sò huyết có thể được chế biến thành nhiều món như mỡ hành, rang muối ớt hay nấu cháo... 

Chả dông - hương vị nắng gió Phú Yên

Một đĩa chả dông ngon đi kèm với bát nước chấm thơm lừng là lựa chọn thú vị cho hành trình khám phá ẩm thực Phú Yên.

Ẩm thực Phú Yên có sự giao thoa giữa các vùng khác nhau, hòa quyện với hương vị địa phương tạo nên những món ăn khó quên trong lòng du khách. Nhắc đến ẩm thực Phú Yên, chả dông dường như đã thành “thương hiệu” của mảnh đất này.

Nhìn từ bên ngoài, món ăn này cũng giống như các loại chả khác với màu vàng ươm đặc trưng. Điều đặc biệt là thay vì nhân thịt lợn hay thịt bò, người dân địa phương ở đây lấy thịt từ con dông, trông tựa như rắn mối hay kỳ nhông, làm nguyên liệu chính. 


Thực khách có thể ăn chả Dông kèm với ớt xanh, tỏi và các loại rau sống. Ảnh: Minh Đức. 

Cơm ghế mít mùa giáp hạt xứ Quảng

Những múi mít được phơi khô vàng ươm, nấu cùng với cơm gạo quê thơm nức, khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt, bùi khác lạ.

Về xứ Quảng, khắp các ngõ quê, bạn đều bắt gặp những cây mít tỏa bóng che mát. Mùa mít chín, nơi đâu cũng rực một mùi thơm. Dưới bàn tay khéo léo của những người phụ nữ, mít có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon, không giống với bất cứ nơi nào, trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng riêng.

Để làm mít khô, người chế biến lựa chọn những trái già, lấy một đoạn tre vót nhọn đầu đóng vào gần cuống để mấy ngày sau cho chín. Sau khi làm sạch nhựa, tách múi khỏi hạt, họ đem mít phơi dưới nắng 3 ngày cho khô lại. 

Cơm ghế mít ăn cùng với mắm cá cơm, thêm chút ớt cay cay mới đúng điệu. Ảnh: Baoquangngai 

29 thg 7, 2015

Cần Thơ là Venice của Việt Nam

Cái này không phải do tui nói, mà là do trang web Thế giới bí ẩn của Mỹ nói (http://themysteriousworld.com/). Trang này vừa liệt kê 10 thành phố có những con kênh đào đẹp nhất thế giới. Theo đó thì Cần Thơ được xếp thứ 10, đầu bảng chính là thành phố Venice nổi tiếng của Ý.

Cụ thể, họ mô tả thành phố sông nước Cần Thơ đẹp như thế này:

Cháo tống nổi danh ở vùng đất Mũi

Vị ngọt của cá lóc vừa tới chín, vị đậm đà của nước mắm ngon, hương thơm của gạo lẫn trong vị đắng của rau khiến món cháo tống trở thành đặc sản hấp dẫn du khách khi đến Cà Mau.

Ghé thăm vùng đất tận cùng của Tổ quốc, nhiều du khách tìm ăn món cháo tống không chỉ bởi cái tên nghe lạ tai mà còn vì là đặc sản nổi tiếng.

Đây là món ăn mang đậm chất vùng miền được chế biến từ gạo, cá lóc và rau đắng đất - thứ gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn của người dân Nam Bộ như lẩu cá, lẩu mắm.

Khi ăn cháo rau đắng sẽ thấy vị đắng ở đầu lưỡi, nhưng khi nuốt qua cổ họng, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt đọng lại. Thường vào mùa khô, rau đắng mới sẵn có và được coi là tinh hoa của đất, mọc lên từ những gốc rạ, thân mảnh mai, màu trắng muốt có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt. 

Cháo tống miền Tây với vị ngọt tới chín của cá, vị đắng của rau hòa quyện, tạo nên món ăn hấp dẫn, quyến luyến thực khách. Ảnh: dacsanthonque