24 thg 6, 2015

Bánh xíu páo - món ngon gốc Hoa ở Nam Định

Vỏ xíu páo vàng ươm, nhân bùi béo ngậy, dậy mùi của thịt, tiêu xay. Các vị hòa quyện vào nhau khiến bánh trở thành món quà vặt thú vị của người dân thành Nam.

Bánh xíu páo với hình dáng nhỏ xinh đã theo chân người Hoa đến Nam Định từ rất lâu. Chiếc bánh giản dị, trông qua giống một chiếc bánh bao chiên nhưng nhân như bánh nướng và vỏ ngoài tựa bánh pía Sóc Trăng.

Nguyên liệu làm bánh chủ yếu gồm bột mì, thịt, trứng, bột, mỡ lợn và một số gia vị đặc trưng tùy theo cách làm gia truyền của mỗi gia đình.

Để làm bánh ngon, người ta thường ướp thịt lợn thăn với tỏi băm nhỏ, ngũ vị hương, dầu hào, mật ong rồi đem rán cho đến khi chuyển sang màu cánh gián và thơm nức. Thịt xá xíu được cắt hột lựu trộn cùng với mộc nhĩ, mỡ lợn và nửa quả trứng gà luộc làm nhân. 

Bánh xíu páo với lớp nhân gồm thịt, mỡ, trứng với lớp vỏ bánh mềm, thơm. Ảnh: Út Liên 

Bún bung hoa chuối - món ăn đậm chất quê Thái Bình

Những sợi bún trắng được chan nước dùng từ chân giò ninh, điểm vài lát chả xương sông, thưởng thức cùng hoa chuối tạo nên sự khác biệt cho bún bung ở Thái Bình trong lòng du khách.

Bún bung thường có dọc mùng, mọc, chân giò... từ lâu là món ăn ưa thích của nhiều người, phổ biến ở một vài tỉnh phía bắc. Nhưng khác với các nơi, bún bung Thái Bình không ăn kèm dọc mùng mà thay bằng hoa chuối. Đây là một trong những món ăn nổi tiếng và được nhiều người Thái Bình ưa thích.

Nguyên liệu chính để nấu gồm bún, chân giò, xương sườn (hoặc xương ống), lá xương sông, thịt lợn và hoa chuối. Trong đó, thịt lợn băm nhỏ, trộn cùng gia vị, hạt tiêu, hành và cuốn lá xương sông hoặc lá lốt để làm chả.

Xương sườn (xương ống) ninh lấy nước dùng cho ngọt. Chân giò luộc chung cùng nước xương nhưng không để mềm quá, vẫn đảm bảo độ dai, giòn. 

Bún bung Thái Bình mộc mạc như chính con người quê lúa. Ảnh: Hà Nhung 

Nhà sử học bác học

Chủ biên Từ điển tiếng Việt, soạn bộ Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam, Từ điển Việt - Trung, nhưng trên hết Giáo sư Văn Tân luôn tự nhận mình là nhà sử học. Giáo sư Phan Huy Lê đã gọi ông là nhà sử học thuộc thế hệ những người đã có công xây dựng cho nền sử học hiện đại của đất nước.


Nhìn lại, nhìn phê phán, nhìn chính xác

Cho đến khi Giáo sư (GS) Văn Tân nêu vấn đề đánh giá vai trò Hồ Quý Ly thế nào cho đúng, nhà cải cách này vẫn bị đánh giá một chiều theo các sử gia phong kiến - họ đã chê trách ông rất nhiều. Nhưng vào những năm 1960-1961, GS Văn Tân đã nêu một nhận định khác, trong đó ông nhìn nhận nhân vật này với những đóng góp mang tính cải cách. Giờ đây, những đóng góp của Hồ Quý Ly đã được khẳng định, đồng thuận, dường như không còn ai đặt lại vấn đề nữa.

Vị huynh trưởng thông tuệ

Huynh trưởng Hướng đạo sinh Trung kỳ Tạ Quang Bửu đã giúp cách mạng đào tạo nhiều thanh niên xuất sắc thành lãnh đạo cao cấp. Bản thân ông sau đó cũng là một bộ trưởng vô cùng thông tuệ.

Trong cuốn Tại sao Việt Nam, thiếu tá tình báo Mỹ Archimedes L.A.Patti khi viết về những con người và sự kiện ở Hà Nội vào tháng 9.1945 đã nêu một chi tiết thú vị: “Một vị khách đợi tôi ở biệt thự. Đó là ông Tạ Quang Bửu, một người Việt Nam ưu tú, có lẽ gần 30 tuổi. Tôi nhớ hình như đã trông thấy ông ở đâu đó nhưng không chắc lắm. Tôi và Bernique bắt tay ông. Ông tự giới thiệu là do Bộ Nội vụ cử tới. Ông nói tiếng Anh hoàn hảo với giọng đặc Oxford, không lơ lớ chút nào, khiến tôi sững sờ kinh ngạc...”.
 
Vị huynh trưởng thông tuệ - ảnh 1
Với các nhà khoa học thế giới, có người đã nhận xét: GS Tạ Quang Bửu như một “bình thông nhau”, mở cánh cửa cho khoa học Việt Nam hòa nhập
Vị huynh trưởng thông tuệ - ảnh 2
Tất nhiên, một sĩ quan tình báo như Patti không thể nhầm về thứ tiếng Anh hoàn hảo đặc Oxford của GS Tạ Quang Bửu. Năm 1934, ông Tạ Quang Bửu được Trường đại học Bordeaux (Pháp) trao đổi sang Đại học Oxford (Anh). Cũng tại Anh, ông đã học thêm ngành vật lý lượng tử. Trước năm 1934, ông theo học chương trình cử nhân khoa học ở Đại học Sorbonne, học toán ở các đại học Paris và Bordeaux. Điều kỳ lạ là ông Tạ Quang Bửu học rất nhiều nhưng chỉ có duy nhất một bằng cử nhân toán học.

23 thg 6, 2015

Ngắm 'cây đa nghìn năm' trên đỉnh Sơn Trà

Được ưu ái gọi bằng nhiều cái tên như 'cây đa đại thụ', 'bách niên đại thụ' hay 'cây đa nghìn năm'… nhưng cho dù với cái tên nào thì cây đa di sản trên núi Sơn Trà (Đà Nẵng) cũng là điểm đến vô cùng hấp dẫn với người dân địa phương và du khách.


Cây đa này nằm ở rìa phía đông bán đảo Sơn Trà, thuộc khu bảo tồn 63, “cây đa nghìn năm” với hàng trăm rễ phụ lớn nhỏ bám sâu vào lòng đất mẹ, lừng lững vươn những tán lá xanh um về phía biển tạo cảnh quan đẹp có một không hai. 

Về Cẩm Nam ăn hến xúc bánh tráng

Bên kia phố cổ Hội An có vùng đất tên là Cẩm Nam. Vùng đất trên bãi phù sa ven sông Thu Bồn ấy sản sinh ra những món ăn với hến rất ngon nhờ Cồn hến, ăn một lần là nhớ hoài. 

Phải xúc hến bằng bánh tráng thì mới thực sự thưởng thức trọn vẹn vị ngon từ món hến trộn 

Đã sang Cẩm Nam rồi, thế nào cũng nên vào một trong những quán bán hến trộn ngon bên bờ sông để thưởng thức những chú hến tròn căng mẩy, được chế biến công phu, và luôn giữ được vị ngọt rất đặc trưng của hến...