25 thg 5, 2015

Một ngày ở bản Noong Chứn của Điện Biên

Một ngày ở bản văn hóa Noong Chứn, tỉnh Điện Biên, sẽ mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị về cuộc sống của đồng bào dân tộc Thái đen thông qua cách chế biến ẩm thực truyền thống cùng những điệu múa xòe đặc trưng.

Ruộng bậc thang ở Điện Biên nhìn từ trên cao - Ảnh: Thanh Quyên 

Đoàn chúng tôi ghé thăm bản Noong Chứn (phường Nam Thanh, thành phố Điện Biên Phủ) vào một buổi chiều mưa lất phất. Từ xa đã thấy khói bay mù mịt rồi mùi các món nướng tỏa ra như mời gọi du khách. Những người phụ nữ Thái đen bận rộn với việc bếp núc nhưng nụ cười luôn nở trên môi. Dù kề bên cái nóng của những chiếc bếp củi hừng hực cháy, họ vẫn tiếp chuyện du khách phương xa nhiệt tình, vui vẻ. 

Một ngày ở xóm đũa Tân Long

Gần 40 năm qua, những người phụ nữ ở xã Tân Long (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) vẫn miệt mài giữ gìn nghề làm đũa truyền thống. 

Nghề làm đũa giúp phụ nữ ở Tân Long ổn định cuộc sống - Ảnh: Bách Hợp 

Giải quyết việc làm tại chỗ 

Người có công đưa nghề làm đũa về xứ Tân Long là bà Mai Thị Ngân, năm nay 78 tuổi. Bà Ngân cho biết bà là dân gốc Cái Răng (Cần Thơ), học nghề làm đũa từ mẹ mình lúc còn con gái. Sau giải phóng, bà theo chồng về Tân Long và mang theo nghề làm đũa gia truyền.
Lúc trước, bà Ngân chuyên làm đũa cau, sau này mới chuyển sang làm đũa tre. 

Bún sứa Nha Trang - Món ăn mang đậm hương vị biển

Món bún làm từ những miếng sứa giòn kết hợp chả cá chan nước dùng ngọt thanh. Khi ăn, thực khách có thể gắp riêng sứa chấm với nước mắm ớt để cảm nhận rõ hơn độ tươi ngon.

Là động vật không xương sống, sứa xuất hiện nhiều ở các vùng biển và trở thành món đặc sản, trong đó phải nhắc đến bún sứa Nha Trang.

Chế biến món này cũng không quá kỳ công. Những con sứa còn tươi do ngư dân vớt từ biển ở đảo xa sẽ được làm sạch nhớt, sơ chế theo kỹ thuật và kinh nghiệm riêng. Loại sứa dùng để làm món bún đặc sản này thường nhỏ, màu trắng đục, mình dày. 

Sứa biển dùng trong món bùn thường nhỏ, có màu trắng đục, được ngư dân vớt từ dưới biển ở đảo xa... Ảnh: nhatrangtoday 

Bãi cá Nhơn Lý rộn ràng sáng sớm

Những chiếc thúng mực, cá tươi đang tiến vào bờ. Những chị hối hả bưng từng rổ cá từ thúng, hoà lẫn vào đó là những âm thanh cười nói, trả giá...

Bên cạnh đó, còn có hình ảnh các chú xe thồ chất cá lên xe chở đi bán. Tất cả đã tạo nên một bức tranh đầy sinh động của bãi cá ở Nhơn Lý.

Đây là hoạt động sôi nổi diễn ra tại bãi cá vào một buổi sáng sớm ở thôn Hưng Lương (Vũng Bấc), xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Hoạt động của bãi cá diễn ra khá sớm. Tuy mặt trời vừa ló dạng nhưng một số người đã hoàn tất việc mua bán cá, dọn dẹp ra về.

Vẻ đẹp hoang sơ của bãi tắm Kỳ Co

Nằm cách xa thành phố Quy Nhơn khoảng chừng 25km, bãi Kỳ Co thuộc xã đảo Nhơn Lý có một vẻ đẹp hoang sơ mà ít người biết đến. Tại đây du khách có thể hoà mình vào dòng nước trong sạch hiếm có và đùa nghịch trên bãi các trắng xoá.

Từ thành phố Quy Nhơn chạy xe qua cầu Nhơn Hội về Nhơn Lý. Tại Nhơn Lý dùng thuyền, ghe hoặc thúng máy để đi đến nơi này.

20 thg 5, 2015

Đầm Vân Long

Cách Hà Nội khoảng 80km, đi xe khoảng 2 giờ. đầm Vân Long (xã Gia Vân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) rất thích hợp cho những người ít thời gian, chỉ có thể đi du lịch ngắm cảnh trong một ngày.

Cách Hà Nội khoảng 80km, Vân Long là điểm du lịch trong ngày lý tưởng 

Đầm Vân Long không phải đầm tự nhiên mà được hình thành từ việc đắp tuyến đê dài hơn 30km phía tả ngạn sông Đáy nhằm ngăn lụt lội. Từ đó biến Vân Long thành một vùng đất ngập nước rộng mênh mông, có những đảo đá, hang động tuyệt đẹp.