Đúng 17h ngày 2/5, lễ tế bách tổ nghề truyền thống diễn ra tại công viên Tứ Tượng, đường Lê Lợi, TP Huế. Gần 200 nghệ nhân đến từ 40 cơ sở nghề, làng nghề truyền thống tiêu biểu của cả 3 miền đã cùng nhau tập tung chuẩn bị cho lễ rước.
7 thg 5, 2015
Lễ tế bách tổ nghề truyền thống bên dòng sông Hương
Được xem là một trong những nghi thức độc đáo, lễ tế bách tổ của các làng nghề bên dòng sông Hương - Huế thường diễn ra rất trang trọng với nhiều hoạt động như dâng hương, đưa rước...
4 thg 5, 2015
Chợ ... đèn pin
Hàng ngày, chợ đông từ trước 4g sáng, khi trời sáng hẳn thì chợ đèn pin giải tán, trả lại “mặt bằng” là đoạn đầu đường Quang Trung ra bờ sông Thạch Hãn, cạnh chợ thị xã Quảng Trị.
Người mua không phải là các bà nội trợ mà họ mua rồi bán lại ở các chợ nhỏ; kiểu như đây là “chợ đầu mối” chuyên về nông sản, nguồn hàng từ các làng quanh thị xã.
Độc đáo giếng đá cổ ở Gio An
Chiến tranh đã đi qua gần nửa thế kỷ, cuộc sống nhân dân và bộ mặt làng xã đã thay đổi, nhưng Gio An (huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) còn giữ được hệ thống di tích vô cùng quý giá. Đó là những giếng đá có thể do người Chăm tạo tác từ cuối thế kỷ XII, khi mật độ dân cư còn thưa thớt.
Bao năm nay, nhiều du khách đến Gio Linh theo quốc lộ 1A thường rẽ vào tỉnh lộ 75 để lên viếng Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, hầu như không ai biết là mình đang đi qua một vùng quê độc đáo: xã Gio An với 16 giếng đá cổ, di sản của nền văn minh xếp đá độc nhất vô nhị.
Giếng ở đây không mang hình ảnh những cái giếng cổ thường thấy ở các làng, xã vùng đồng bằng là đào sâu xuống lòng đất tìm mạch nước; ở đây, giếng được khai thác các mạch nước ngầm ở sườn đồi, xếp đá ngăn lại giữ nước, lắng nước, chứa nước và dẫn nước … theo ý mình.
Lần theo di tích văn minh người xưa
Bao năm nay, nhiều du khách đến Gio Linh theo quốc lộ 1A thường rẽ vào tỉnh lộ 75 để lên viếng Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, hầu như không ai biết là mình đang đi qua một vùng quê độc đáo: xã Gio An với 16 giếng đá cổ, di sản của nền văn minh xếp đá độc nhất vô nhị.
Giếng ở đây không mang hình ảnh những cái giếng cổ thường thấy ở các làng, xã vùng đồng bằng là đào sâu xuống lòng đất tìm mạch nước; ở đây, giếng được khai thác các mạch nước ngầm ở sườn đồi, xếp đá ngăn lại giữ nước, lắng nước, chứa nước và dẫn nước … theo ý mình.
Lần theo di tích văn minh người xưa
Mùa đào chín đỏ trên cao nguyên Mộc Châu
Đào giống Pháp ở Mộc Châu, Sơn La nổi tiếng với vị giòn ngọt, chua thanh đang vào những ngày thu hoạch.
Cứ mỗi dịp xuân về trên đất Mộc Châu, sắc hồng của hoa đào nở rộ núi rừng để sau đó 2-3 tháng, cây cho những quả đào chín đỏ.
Các món hải sản nổi tiếng ở Ba Hòn Đầm
Nhum biển nướng mỡ hành, bạch tuộc nướng, hải sâm xào... là những món hải sản tươi ngon, đậm đà bạn dễ dàng tìm và thưởng thức trên Ba Hòn Đầm ở Kiên Giang.
Ba Hòn Đầm thuộc quần đảo Bà Lụa, tỉnh Kiên Giang. Nơi đây không chỉ níu chân du khách bởi bãi tắm, các điểm tham quan nổi tiếng mà còn có cả những món hải sản tươi rói.
Nhum biển nướng mỡ hành
Nhum biển được chế biến thành nhiều món như cháo, ăn sống với mù tạt, trộn trứng hấp cách thủy, nhưng được yêu thích nhất là nướng mỡ hành. Nhum sau khi vớt từ biển được rửa sạch, dùng kéo tách đôi, cho một ít mỡ hành vào và nướng trên bếp than hồng.
Nhum biển nướng mỡ hành
Nhum biển được chế biến thành nhiều món như cháo, ăn sống với mù tạt, trộn trứng hấp cách thủy, nhưng được yêu thích nhất là nướng mỡ hành. Nhum sau khi vớt từ biển được rửa sạch, dùng kéo tách đôi, cho một ít mỡ hành vào và nướng trên bếp than hồng.
Bạn có thể mua hải sản của chủ tàu hay người dân trên đảo rồi cùng nhau nướng tại chỗ. Giá của nhum biển khoảng 5.000 đồng một con. Ảnh: Khánh Bình
3 thg 5, 2015
Văn thánh miếu của Sài Gòn…
Dưới triều nhà Nguyễn, mỗi tỉnh được triều đình chỉ thị xây dựng một Văn thánh miếu để quảng bá cho việc học hành, thi cử. Văn thánh miếu thờ Đức Khổng Tử - người được xem như “thủ lĩnh” của đạo Nho. TP.HCM ngày xưa cũng có một Văn thánh miếu như thế, nhưng nay nó không còn nữa…
1. Nói đến khu du lịch Văn thánh tại TP.HCM có lẽ khá nhiều người biết, khu vực kế cận khu du lịch này còn có chợ Văn thánh, cầu Văn thánh, đồng thời còn có một ngôi chùa ít ai biết đến, đó là chùa Văn thánh (số 115/9 đường Ngô Tất Tố, P.22, Q.Bình Thạnh, cách ĐH Tôn Đức Thắng khoảng 100m).
1. Nói đến khu du lịch Văn thánh tại TP.HCM có lẽ khá nhiều người biết, khu vực kế cận khu du lịch này còn có chợ Văn thánh, cầu Văn thánh, đồng thời còn có một ngôi chùa ít ai biết đến, đó là chùa Văn thánh (số 115/9 đường Ngô Tất Tố, P.22, Q.Bình Thạnh, cách ĐH Tôn Đức Thắng khoảng 100m).
Quang cảnh chùa Văn thánh
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)