10 thg 4, 2015

Tái hiện tinh hoa y học cổ truyền Việt Nam

Với hơn 3.000 hiện vật quý liên quan đến y học cổ truyền Việt Nam từ thời kỳ đồ đá cho đến nay được trưng bày, Bảo tàng Y học cổ truyền Việt Nam (đường Hoàng Dư Khương, Quận 10, Tp.Hồ Chí Minh) hiện trở thành điểm du lịch thu hút đông du khách tìm hiểu về nghề y học ở Việt Nam.

Bảo tàng Y học học cổ truyền Việt Nam do Công ty TNHH Dược Phẩm Fito Pharma xây dựng và quản lý nên còn có tên gọi khác là Bảo tàng FITO - FITO Museum. Fito có diện tích 600m
2 bao gồm 1 tầng trệt, 5 lầu với 24 phòng, trong đó có 16 phòng được thiết kế hài hòa dùng để trưng bày hiện vật, dụng cụ y học phục vụ du khách thưởng lãm. Tầng trên cùng là gian phòng có bàn thờ tượng hai vị tổ ngành Y Việt Nam là Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông (Lê Hữu Trác). Hai bên bàn thờ có treo các bức hoành phi, câu đối bằng gỗ sơn son thếp vàng rất trang trọng nói về công đức của hai vị danh y. Trên các bức vách hay các cột kèo của tòa nhà có thiết kế một hệ thống tranh chạm khắc gỗ tái hiện lại các hoạt động trong y học cổ truyền Việt Nam rất sinh động và tinh tế.

Một góc không gian trưng bày các hiện vật về y học cổ truyền Việt Nam được lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Fito.

9 thg 4, 2015

Đình Phong Phú

Thành phố Hồ Chí Minh có 2 cái Đình Phong Phú.

Đình Phong Phú nằm trên đường Phong Phú, thuộc quận 8.

Đình Phong Phú nằm trên đường Đình Phong Phú, thuộc quận 9.

Hà hà, dễ lộn ghê chưa?

Thật ra tôi biết những thông tin này trong một trường hợp rất tình cờ. Một hôm tôi đang đi trên đường Dương Đình Hội ở quận 9, TPHCM thì trời đổ mưa. Tôi dừng chân trú mưa ở một quán nước ven đường và phát hiện một điều: ở đoạn này đường Dương Đình Hội đổi thành đường Đình Phong Phú. Ngộ thiệt, tên đường không phải tên danh nhân mà là tên đình.

Đối diện quán nước là một ngôi đình lớn. Ngôi đình lớn ở đường Đình Phong Phú còn là đình gì nữa nếu không phải là... đình Phong Phú?

Bên ngoài Đình Phong Phú

Xôi nếp Mai Châu phải ăn với thịt nướng lá móc mật!

Nếu có dịp ngang qua Mai Châu, thế nào tôi cũng ghé bản Lác đặt một bữa trưa hoặc bữa tối. Đôi khi nhớ đường 6, nhớ Mai Châu, nhớ những món ăn dùng gia vị móc mật đến vô cùng... 

Xôi nếp thịt nướng lá móc mật - Ảnh: Thủy OCG 

Không cần phải lùng sục như một dân đi kỳ cựu, giờ đây thật dễ dàng để thưởng thức một bữa ăn Mai Châu đậm đà bản sắc với giá cả hợp lý đến ngỡ ngàng.

Bạn từng là dân đi kỳ cựu, từng xách xe máy luồn rừng đông - tây bắc suốt cái thời danh/động từ “phượt” chưa được đưa vào từ điển. Trên những khúc cua ngoằn nghèo của đường 6, tôi nhấc điện thoại đặt ăn trưa ở một nhà tại bản Lác bạn đã dặn và tin chắc mình sẽ được hài lòng.

Chiêm ngưỡng sắc màu miền đá Suối Giàng

Miền Tây Bắc ở đâu cũng có núi đá, núi cao sừng sững nhưng chỉ có Suối Giàng, miền đất cao và xa của huyện Văn Chấn (Yên Bái), được thiên phú cho những mỏ đá vừa đẹp lại vừa quý.

Du khách như lạc vào miền đá đẹp - Ảnh: N.T.Lượng 

Từ lâu nay, người ta tìm thấy loại đá ấy và mang xuống núi, dày công chế tác thành đá phong thủy. Suối Giàng bừng sáng và lung linh nhờ miền đá ấy.

Văn hóa sông nước miền Tây ở chợ nổi Ngã Năm

Cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 60km, chợ nổi Ngã Năm là một trong những nơi đậm nét văn hóa vùng sông nước Nam bộ.

Tên gọi Ngã Năm xuất hiện khi người Pháp đào kênh quản lộ Phụng Hiệp. Nhiều người bắt đầu tụ họp về đây để giao thương, dần dần trở thành nơi buôn bán đặc thù của dân Nam bộ. 

Thung lũng Mai Châu nên thơ vào vụ cấy

Mùa này, các cánh đồng ở Mai Châu, Hòa Bình đang vào vụ. Khắp nơi loang loáng mặt nước và những người nông dân cần mẫn cày cấy khiến khung cảnh càng thêm hữu tình. 

Hầu như ai đến Mai Châu, Hòa Bình cũng đều có cảm giác thư thái khi được đắm mình trong màu xanh của mây trời, núi non và những cánh đồng lúa bát ngát. Để tới đây, bạn phải vượt qua những khúc quanh co đèo dốc ở Thung Khe với sương mù giăng lối cùng khung cảnh đá trắng lạ mắt.