Đình Chu Quyến (hay còn gọi là đình Chàng) thuộc làng Chu Quyến, xã Chu Minh, huyện Ba Vì, Hà Nội là di tích nghệ thuật khá độc đáo và có niên đại cuối thế kỷ 17.
1 thg 12, 2014
3 ngôi đình nổi tiếng nhất xứ Đoài
Xứ Đoài (gồm Ba Vì, Sơn Tây của Hà Nội) có những ngôi đình nổi tiếng như Mông Phụ, Tây Đằng, Chu Quyến... mà du khách có thể tham quan, khám phá chỉ trong một ngày.
Vương quốc của các loài cò ở Hải Dương
Hàng vạn chú cò vạc từ khắp nơi bay về tổ đậu san sát trên các ngọn tre, nhìn từ xa giống như những cành hoa điểm đầy bông trắng là cảnh tượng ngoạn mục ở Đảo Cò tỉnh Hải Dương.
Đảo Cò Chi Lăng Nam nằm ở giữa lòng hồ An Dương, thuộc xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, cách trung tâm Thành phố Hải Dương khoảng 30 km về phía Nam, theo hướng Quốc lộ 39B. Ảnh: DLHD.
30 thg 11, 2014
Ngõ đá trăm tuổi, riêng có nơi xứ Quảng
Những con ngõ bằng đá sâu hút mắt, được xây từ hàng trăm năm dẫn lên ngôi nhà cổ thuộc làng Lộc Yên, xã Tiên Cảnh (Tiên Phước, Quảng Nam) khiến những ai lần đầu đặt chân đến phải ngẩn ngơ ngắm nhìn.
“Lúc tui sinh ra đã thấy cái ngõ đá này rồi. Ở miền rừng núi trước khi dựng nhà là phải mở đường xây ngõ vòng vèo, nên ngõ thường có trước cả nhà. Mỗi ngõ đá là một câu chuyện đời người với bao thăng trầm, gian khổ buồn vui của bà con tui nơi miệt rừng này” - ông Nguyễn Đình Hoan, chủ nhân ngôi nhà cổ có ngõ đá đẹp nhất xã Tiên Cảnh, kể.
Lên thăm làng cổ Lộc Yên vào cuối đông là thời khắc mà nhiều người cho rằng sẽ cảm nhận được vẻ đẹp kỳ ảo của những ngõ đá rêu phong, uốn lượn dưới tán cây xanh dẫn đến những ngôi nhà cổ nằm lưng chừng núi.
Hỏi chuyện người dân làng cổ về những ngõ đá có từ bao giờ, tất cả đều lắc đầu bảo khi sinh ra đã nhìn thấy chúng.
Lên thăm làng cổ Lộc Yên vào cuối đông là thời khắc mà nhiều người cho rằng sẽ cảm nhận được vẻ đẹp kỳ ảo của những ngõ đá rêu phong, uốn lượn dưới tán cây xanh dẫn đến những ngôi nhà cổ nằm lưng chừng núi.
Hỏi chuyện người dân làng cổ về những ngõ đá có từ bao giờ, tất cả đều lắc đầu bảo khi sinh ra đã nhìn thấy chúng.
Bức tưởng rêu phong nhuốm màu thời gian
27 thg 11, 2014
Đền Ấn Độ Administ Pagode Chetty ở Sài Gòn
Giữa thế kỷ 19, người Pháp chiếm đóng Nam kỳ lục tỉnh. Đến cuối thế kỷ này họ đưa người Ấn Độ ở nhượng địa của mình đến để tham gia công việc kinh doanh. Những người Ấn này có 2 nhóm chính: một nhóm gốc người Bombay, Delhi, Benares thường kinh doanh vải sợi, người Việt thường gọi là Chà Bombay; nhóm còn lại là người Tamil ở Nam Ấn thuộc cộng đồng người Chetty thường cho vay và kinh doanh địa ốc, người Việt thường gọi là Chà Chetty.
Chính những người Chà Chetty này đã xây dựng nên những ngôi đền Ấn Độ nguy nga ở Sài Gòn để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của mình từ cuối thế kỷ 19. Hiện nay ở TPHCM còn 3 ngôi đền Ấn Độ.
Ngôi đền Ấn Độ ở 66 Tôn Thất Thiệp, quận 1 có tên là Administ Pagode Chetty. Đền này thờ thần Murugan là tên của thần Subramaniam Swami lúc trẻ, ngoài ra còn thờ các vị thần khác của đạo Hindu như Shiva, Vishnu, Brahma... (Chữ ghi trên cửa đền là Sri. Thendy Yutthapani)
Chính những người Chà Chetty này đã xây dựng nên những ngôi đền Ấn Độ nguy nga ở Sài Gòn để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của mình từ cuối thế kỷ 19. Hiện nay ở TPHCM còn 3 ngôi đền Ấn Độ.
Ngôi đền Ấn Độ ở 66 Tôn Thất Thiệp, quận 1 có tên là Administ Pagode Chetty. Đền này thờ thần Murugan là tên của thần Subramaniam Swami lúc trẻ, ngoài ra còn thờ các vị thần khác của đạo Hindu như Shiva, Vishnu, Brahma... (Chữ ghi trên cửa đền là Sri. Thendy Yutthapani)
Chùa Ấn giáo ở 66 Tôn Thất Thiệp
Đặc sản nòng nọc om măng ở Thanh Hóa
Những chú nòng nọc bụng trắng tinh, béo mẫm và mềm mại nằm ngon lành trên bát măng om nghi ngút khói là thứ đặc sản làm không ít người phải ngại ngần khi lần đầu thưởng thức.
Người Mường ở miền Tây Thanh Hóa từ lâu đã có thói quen ăn nòng nọc (theo tiếng địa phương là bu bu hoặc bâu bâu). Vào các tháng 6 đến 11 âm lịch hàng năm, người địa phương thường vào rừng từ đầu giờ sáng hoặc lúc chiều muộn để bắt nòng nọc. Lúc này nước ở các con suối mát và khá yên tĩnh, nòng nọc thường lượn lờ kiếm ăn ở các khe đá nhỏ.
Dụng cụ dùng để bắt nòng nọc rất đơn giản, chỉ gồm một chiếc dậm và một chiếc rỏ tre, vài ba lá khoắn làm mồi nhử. Ảnh: vtc.
Vẻ đẹp bất ngờ của lăng có kiến trúc cổ nhất Sài Gòn
Lăng Ông Bà Chiểu là một trong những địa danh quen thuộc với nhiều người Sài Gòn. Tuy vậy, nếu có dịp khám phá kỹ hơn nơi này, bạn chắc chắn sẽ bất ngờ trước vẻ đẹp của lăng mộ cổ nhất Sài Gòn.
Lăng Ông Bà Chiểu, hay còn gọi là lăng Ông là khu đền và mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832). Do lệ kiêng cữ tên nên không biết từ lúc nào người dân đã ghép “lăng Ông” với “Bà Chiểu” (tên khu chợ kế bên) để chỉ khu lăng của Tả Quân. Điều này khiến nhiều người nhầm rằng đây là lăng thờ ông và bà tên Chiểu!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)