Từ cảng Cầu Đá, chiếc tàu du lịch lướt sóng đưa khách ra Hòn Mun. Cảnh quan trên biển là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp với những hòn đảo lô nhô đủ kiểu dáng: Hòn Miễu, Hòn Tre, Hòn Cau, Hòn Vung, Hòn Rơm, Hòn Nọc..., xa xa là những bãi cát vàng óng, hoang sơ nép mình bên những khối đá trầm tư, ngày đêm ầm ào sóng vỗ.
15 thg 11, 2014
'Rẽ nước' Hòn Mun khám phá đại dương
Nha Trang không chỉ nổi tiếng với những bãi tắm dài nước xanh cát trắng mà còn rất ấn tượng với những chuyến du lịch ra đảo, đặc biệt là lặn biển ở Hòn Mun, một hòn đảo nhỏ cách đất liền khoảng 45 phút ca nô.
14 thg 11, 2014
Tản mạn cà phê Hà Nội
Tôi nhớ năm 1986 lần đầu tiên ra Hà Nội, thèm cà phê đi tìm hoài mà không thấy. Đến khi tìm được quán rồi thì lại ngơ ngẩn khi chủ quán hỏi: Đen hay nâu?, bởi từ cha sanh mẹ đẻ tới giờ ở trong Nam chỉ biết tới cà phê đen chớ làm gì có cà phê nâu? Còn đến khi uống cà phê thì than ôi, nó nhạt thếch chán phèo. Chưa hết, khi uống ly cà phê đen xong thì không có nước trà uống. Muốn uống trà thì phải kêu thêm và phải trả thêm tiền (và nhớ phải gọi là chè chứ không phải là trà nhé!). Về Nam, tôi khẳng định với mọi người: Hà Nội không biết uống cà phê, chỉ biết uống chè thôi!
Khoảng năm 1999, tôi nhớ rằng khi ra Hà Nội uống cà phê xong muốn uống trà vẫn phải gọi thêm một ly trà và tính thêm tiền.
Không biết thói quen ấy thay đổi từ bao giờ, nhưng từ năm 2000 trở về sau uống cà phê ở Hà Nội cũng giống như ở Sài Gòn. Chất lượng cà phê, phong cách phục vụ, không gian quán, mặt bằng giá đều tương tự. Tương tự thôi, chứ Hà Nội vẫn là... Hà Nội, không phải Sài Gòn. Thí dụ, có lần uống cà phê Wifi ở Hà Nội, tôi mở tablet ra và hỏi người phục vụ hotspot nào và password. Hắn chỉ một hotspot và bảo: Cái này khỏe hơn ạ! Ơ, tôi mất mấy giây để hiểu rằng câu này tương tự như câu: Cái này mạnh hơn! ở Sài Gòn.
Khoảng năm 1999, tôi nhớ rằng khi ra Hà Nội uống cà phê xong muốn uống trà vẫn phải gọi thêm một ly trà và tính thêm tiền.
Không biết thói quen ấy thay đổi từ bao giờ, nhưng từ năm 2000 trở về sau uống cà phê ở Hà Nội cũng giống như ở Sài Gòn. Chất lượng cà phê, phong cách phục vụ, không gian quán, mặt bằng giá đều tương tự. Tương tự thôi, chứ Hà Nội vẫn là... Hà Nội, không phải Sài Gòn. Thí dụ, có lần uống cà phê Wifi ở Hà Nội, tôi mở tablet ra và hỏi người phục vụ hotspot nào và password. Hắn chỉ một hotspot và bảo: Cái này khỏe hơn ạ! Ơ, tôi mất mấy giây để hiểu rằng câu này tương tự như câu: Cái này mạnh hơn! ở Sài Gòn.
Quán cà phê ở Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Lê Hồng Phong, Hà Nội
Biến hóa thực đơn cùng lợn “cắp nách” Tây Bắc
Nói đến ẩm thực Tây Bắc xa xôi là nhiều người nghĩ ngay đến lợn “cắp nách”, một đặc sản được ưa chuộng và đậm đà dư vị.
Lợn cắp nách nướng lá móc mật, món ngon của đồng bào Tây Bắc - Ảnh: N.T.Lượng
Theo đồng bào các dân tộc Tây Bắc, để có một con lợn cắp nách đúng nguồn gốc và đạt chất lượng, trước hết phải tìm hiểu giống lợn. Lợn cắp nách phải là giống lợn địa phương, do chính lợn mẹ của gia đình nuôi đẻ ra, gen thuần chủng không bị lai tạp.
Hơn nữa, yếu tố quan trọng để trở thành lợn cắp nách là cần sự hoang dã khi nuôi. Lợn không nuôi nhốt chuồng như lợn thường mà sáng ra, người ta chỉ cho lợn ăn cám nấu từ cây chuối rừng và sắn, sau đó xua đàn lợn lên rừng cả ngày.
Hơn nữa, yếu tố quan trọng để trở thành lợn cắp nách là cần sự hoang dã khi nuôi. Lợn không nuôi nhốt chuồng như lợn thường mà sáng ra, người ta chỉ cho lợn ăn cám nấu từ cây chuối rừng và sắn, sau đó xua đàn lợn lên rừng cả ngày.
Chợ Sừng trên 12 tầng dốc
Đến được chợ phiên của huyện Phong Thổ, Lai Châu, du khách phải ngửa mặt vượt qua 12 tầng dốc đứng. Thế nên chợ được gọi là Sì Lờ Lầu theo tiếng người dân bản địa có nghĩa là 12 tầng dốc.
Chợ nằm ở xã chót cùng trong vòng cung 8 xã biên giới của huyện Phong Thổ (Lai Châu) chỉ cách biên giới một km. Gọi là chợ Sừng bởi chợ họp vào ngày hai con vật có sừng trong 12 con giáp là con dê (ngày Mùi) và con trâu (ngày Sửu). Vậy là cứ sáu ngày chợ họp một lần. Nếu tính theo tuần, thì chợ họp lùi ngày, thí dụ tuần trước họp chủ nhật, thì tuần sau họp vào thứ bảy, rồi lại thứ sáu tuần sau nữa cứ lùi vòng quanh như thế.
Ngày lạnh nhớ vị bánh áp chao Cao Bằng
Đến với Cao Bằng ngày lạnh và thưởng thức món bánh áp chao nóng hổi, hương thơm quyến rũ cùng vị đậm đà, béo bùi của thịt vịt lẫn trong vị nếp dẻo quạnh là cả một sự khám phá thú vị.
Mùa đông ở Cao Bằng có một món ăn rất đặc biệt, được bày bán nhiều trong các quán nhỏ hoặc vỉa hè. Bánh có vẻ bề ngoài khá giống bánh rán nhưng phần nhân được làm từ thịt vịt chứ không phải thịt lợn băm, mộc nhĩ hay đỗ xanh như bánh rán bình thường. Người Cao Bằng gọi đó là bánh áp chao, hay còn gọi là bánh vịt chao.
Món bánh tuy đơn giản nhưng không chỉ được nhiều người Cao Bằng yêu thích mà còn làm cho những vị khách đường xa cũng phải xuýt xoa khen ngợi. Ảnh: Anh Tú.
3 món ngon từ hến của đất cố đô
Cháo hến ấm lòng những ngày lạnh hay bún hến lạ miệng sẽ góp thêm cho du khách những ấn tượng về đất Huế mộng mơ.
Xứ Huế vốn nổi tiếng với những món ngon đầy sự tinh tế mà đặc biệt nhất phải kể đến các món ăn từ hến. Dưới đây là 3 món ngon bạn nên thưởng thức khi tới nơi này.
Cơm hến
Cơm hến là cái tên khá nổi danh trên đất cố đô. Đây là món ăn dân dã nhưng có cách chế biến cầu kỳ và tinh tế.
Thành phần của cơm hến gồm cơm trắng để nguội, các loại rau ăn kèm như xà lách, rau mùi, húng thơm, cải xanh... đậu phộng rang, vừng, mắm ruốc và hến là nguyên liệu quan trọng nhất. Cồn Hến là nơi có những con hến ngon nhất. Hến ở đây không to như nhiều nơi nhưng chắc thịt và cho vị ngọt thanh ngon miệng.
Cơm hến
Cơm hến là cái tên khá nổi danh trên đất cố đô. Đây là món ăn dân dã nhưng có cách chế biến cầu kỳ và tinh tế.
Thành phần của cơm hến gồm cơm trắng để nguội, các loại rau ăn kèm như xà lách, rau mùi, húng thơm, cải xanh... đậu phộng rang, vừng, mắm ruốc và hến là nguyên liệu quan trọng nhất. Cồn Hến là nơi có những con hến ngon nhất. Hến ở đây không to như nhiều nơi nhưng chắc thịt và cho vị ngọt thanh ngon miệng.
Ngày nay, cơm hến đã có nhiều biến tấu nhưng vẫn giữ được hương vị thơm ngon vốn có. Ảnh: Hương Chi.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)