22 thg 8, 2014

Thăm "vườn Bùi chốn cũ"

Ngày thu, gió hiu hiu thổi, tiết trời trong trẻo, chúng tôi về tìm “vườn Bùi chốn cũ” của thi hào Nguyễn Khuyến ở làng Yên Đỗ xưa. 

Hình ảnh đặc trưng của làng quê Bắc bộ - Ảnh: G.Hoàng

Được thưởng thức những vần thơ trác tuyệt của Thu ẩm, Thu điếu, Thu vịnh chính tại nơi tác giả chấp bút đã để lại trong lòng những kẻ "hành hương" cảm giác khó quên.

Sau hơn một giờ đi tàu hỏa từ ga Hà Nội, chúng tôi men theo biển chỉ dẫn bên quốc lộ 1A vào một con đường nhỏ thuộc làng Vị Hạ (xã Trung Lương, huyện Bình Lục, Hà Nam) - nơi có từ đường thờ cụ Tam Nguyên Yên Đỗ.

5 địa điểm nổi tiếng của Sài Gòn sẽ chỉ còn trong ký ức

Chẳng bao lâu nữa, những địa điểm nổi tiếng này của Sài Gòn sẽ mãi biến mất, hoặc sẽ được di dời để nhường chỗ cho những công trình mới hơn, hiện đại hơn. Và có lẽ, người ta sẽ chỉ còn được nhớ về nó bằng những hình ảnh đẹp, kí ức đẹp...

Thông tin về việc đóng cửa Thương Xá Tax, một công trình kiến trúc được xây dựng từ những năm 1880 khiến bất cứ ai có ký ức gắn với nơi đây bỗng cảm thấy có chút hụt hẫng và tiếc nuối. Đối với nhiều người, Thương Xá Tax không đơn thuần là một nơi để mua sắm, mà còn là nơi họ đặt chân tới để tìm những hoài niệm của Sài Gòn năm xưa, hay đơn giản là lục lại ký ức, những khi mua cuốn vở, cây bút, món quà sinh nhật nho nhỏ... cũng đạp xe tới đây, háo hức chọn đồ. Công trình hơn 130 tuổi sắp không còn, khiến nhiều người dân thành phố lại một lần nữa hoài niệm về những biểu tượng gắn liền với Sài Gòn đã/sắp mất đi, để nhường chỗ cho những công trình mới hơn, hiện đại hơn phục vụ cuộc sống của người dân thành phố. 

Đó là những hàng cây cổ thụ xanh mướt nằm cạnh công viên Lam Sơn của ngày nào, hay bùng binh Cây Liễu một thời luôn là điểm nhấn vô cùng quen thuộc mỗi khi bạn muốn ghé ngang Thương Xá Tax. Rồi vòng xoay với tượng đài vị tướng Trần Nguyên Hãn hùng dũng, nằm ngay giữa giao lộ 7 ngõ quan trọng của trung tâm thành phố. Tất cả những nơi này đều là nhân chứng lịch sử, chứng kiến Hòn ngọc Viễn Đông trải qua biết bao thăng trầm. 

21 thg 8, 2014

La De - Biere Larue

Thiệt tình là tui không biết uống bia, rượu, cho nên không dám bàn gì về chuyện uống bia hết. Thế nhưng trong chuyện La De Con Cọp này có nhiều tình huống thú vị về marketing và làm thương hiệu nên xin chép lại đây để tham khảo.

1. Sao lại là La De?

Hồi tui còn nhỏ (tức là trước 1975) ít khi nghe người ta nói uống bia, mà nói là uống La De - làm mấy chai La De, uống mấy chai La De. (De là dờ e de đọc theo giọng miền Nam nhé, không phải ze đâu!). Cái chai La De hồi xưa ấy nó như thế này:


Nam Du - đảo ngọc Tây Nam

Sau chuyến khám phá vẻ đẹp hoang sơ và huyền ảo tại quần đảo Thổ Chu, chúng tôi lại lên đường thực hiện chuyến khảo sát lặn biển ở đảo Nam Du, chuẩn bị kế hoạch mở các tour du lịch khám phá vẻ đẹp các hòn đảo của vùng biển Tây Nam.

Bãi tắm Cây Mến đẹp đến ngẩn ngơ - Ảnh: Trần Thế Dũng

Sau ba giờ ngồi nghiêng ngả trong tàu cao tốc nếm trải sóng gió cấp 4 vùng biển Tây Nam Tổ quốc, vượt 65 hải lý từ Rạch Giá đến quần đảo Nam Du, chúng tôi gần như kiệt sức. Nhưng khi ngồi trên chiếc xe máy thuê của dân đảo, chạy vòng quanh hòn Lớn (còn gọi hòn Củ Tron), chiêm ngưỡng biển cả mênh mông cùng những bãi tắm với tên gọi rất dân dã như bãi Cây Mến, bãi Ngự, bãi Đất Đỏ, giếng Tiên... khuất sau hàng dừa nghiêng nghiêng trong một buổi chiều lồng lộng gió, bao nhọc nhằn trước đó dường như tan biến.

Không gian bình yên của vùng đầm phá Quảng Lợi

Cuộc sống bình yên của người dân chài nơi đây tạo cảm giác bình yên và thanh thản.

Cách Huế hơn 10km, con đường nhỏ quanh co dẫn đến khu vực đầm Quảng Lợi thuộc xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. 

Về với Bình Châu – Phước Bửu

Bà Rịa – Vũng Tàu đang sở hữu một thắng cảnh độc đáo có một không hai ở khu vực phía Nam, đó là Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu mà điểm nhấn là suối nước nóng Bình Châu.
Sự kết hợp tài tình của thiên nhiên, hòa quyện giữa rừng, núi nguyên sinh và suối khoáng tạo nên một danh thắng tuyệt vời.

Sự kỳ diệu của thiên nhiên

Có một truyền thuyết mà người dân địa phương ở đây truyền tai nhau rằng: Ngày xưa, nơi này là vùng rừng núi hoang vu, có đôi vợ chồng tiều phu không biết từ đâu đến sống bằng nghề săn bắn. Hằng ngày, người chồng đi tìm kiếm thú rừng, người vợ ở nhà nấu cơm dệt vải. Một hôm, chồng mải săn thú lạc vào rừng sâu trong khi trời ngày càng tối dần không biết đường về nên phải nghỉ lại trong rừng. Vợ ở nhà nấu sẵn một nồi nước sôi chờ chồng mang thú rừng về làm thức ăn, chờ mãi không thấy chồng về, người vợ hờn dỗi đổ nồi nước sôi xuống đất. Dòng nước loang tới đâu khói bốc hơi ngùn ngụt lên tới đó và biến thành một hồ nước sôi khổng lồ. Và hồ nước nóng đó bây giờ là suối nước nóng Bình Châu cứ tuôn trào vô tận mãi cho đến ngày hôm nay.