11 thg 7, 2014

Về Quy Nhơn trượt cát

Trên bán đảo Phương Mai, TP.Quy Nhơn (Bình Định) có nhiều đồi cát còn hoang sơ đẹp đến mê hồn. Quyến rũ nhất là những đồi cát nằm sát mé biển ở xã Nhơn Lý, cách trung tâm thành phố gần 20 km. 

Các bạn trẻ chơi trượt cát - Ảnh: Hồ Trọng 

Ấn tượng đầu tiên khi đặt chân đến đây là những đồi cát thoai thoải, uốn lượn điệp điệp trùng trùng hòa quyện giữa trời biển mênh mông. Đi bộ trên những đồi cát có độ cao 100 m so với mực nước biển, có thể tha hồ nhìn ngắm những vân cát kéo dài cả cây số, những rừng dương mới lên xanh ngát hay những làng chài bình yên.

Huyền bí đảo Lý Sơn

Ngày tôi đến Lý Sơn, hòn đảo này hãy còn hoang sơ lắm. Mọi thứ ở đây đều dân dã và thô sơ đến độ tưởng chừng như nằm ngoài quy luật phát triển chung của cuộc sống vậy. Sau hơn 1 giờ đi tàu từ xã Tịnh Khê, tôi đặt bước chân đầu tiên lên Lý Sơn với tâm trạng phấn chấn và hào hứng chưa từng có.

Ảnh: Diệp Đức Minh

Nằm cách đất liền chưa đầy 25 km, huyện đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi, có diện tích chưa đầy 10 km vuông, bao gồm cả hai hòn đảo với tên gọi vô cùng đơn giản: Đảo Lớn và Đảo Bé. Sau hơn một giờ lênh đênh trên biển thì tàu cập cảng Lý Sơn. Lý Sơn thanh bình và yên tĩnh đến nỗi bạn sẽ dễ dàng quên đi những khái niệm về thời gian bởi khung cảnh thiên nhiên và con người nơi đây cứ mãi cuốn hút bạn vào những điều tuyệt diệu nhất.

10 thg 7, 2014

Ấn tượng biển Quy Nhơn

Thành phố biển Quy Nhơn của Bình Định yên bình đến khó quên đối với ai từng một lần ghé thăm.

Ngư dân câu cá trên biển

Biển Quy Nhơn chấm phá nét hoang sơ trong cảnh vật lẫn con người. Thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây vẻ đẹp hòa quyện của núi non và biển cả. Từ đường Xuân Diệu phóng tầm mắt ra xa về phía trái, bạn sẽ thấy mây che mờ đỉnh núi Ghềnh Ráng, nơi có mộ thi nhân Hàn Mặc Tử. Bên phải là dãy núi hình rồng, nằm phủ phục. Hàng ngày, vịnh Làng Mai có hàng trăm chiếc ghe đánh bắt xa bờ, thuyền nhỏ, thúng chai… của ngư dân ra vào neo đậu.

9 thg 7, 2014

Cù lao Phố là nơi có nhiều đình nhất Việt Nam?

Đình là nơi thờ thần Thành hoàng, vị thần chủ tể trên cõi thiêng của thôn làng. Từ xưa nay ở Việt Nam, sau khi mỗi làng được hình thành thì người dân sẽ tiến hành xây dựng một ngôi đình. Từ đó, ngôi đình tồn tại, phát triển, và là đại diện thiêng liêng, duy nhất cho làng ấy. Như vậy, trên nguyên tắc thì mỗi làng chỉ có một ngôi đình mà thôi.

Cù lao Phố ở Biên Hòa, nay gọi là phường Hiệp Hòa (mới lên phường gần đây thôi, trước giờ là xã Hiệp Hòa) là một cù lao nhỏ trên sông Đồng Nai, có diện tích 697 ha. Với diện tích ấy, với quy mô hành chính cấp phường xã, cù lao Phố tương đương với một làng thuở xưa. tức là cù lao Phố sẽ có một ngôi đình. Thế mà một người quen của tôi sống ở Cù lao Phố tự hào khoe rằng: Cù lao Phố có 19 ngôi đình, nhiều nhất Việt Nam!

Đình Bình Kính, đồng thời là Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, di tích cấp quốc gia. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Sa Huỳnh dạt dào xúc cảm

Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) lưng tựa vào núi rừng trùng điệp, mặt hướng về biển biếc bao la.


Đứng trên đồi cao nhìn xuống Sa Huỳnh, bãi cát vàng, bờ sóng trắng chạy một “nét mi” cong lao xao, mềm mại. Đường sắt cách biển không xa, chạy song song với quốc lộ, trông như hai sợi dây đàn căng ngang khiến tâm hồn bao du khách đong đầy nhạc cảm.

Chùa Ấn Độ giữa Sài Gòn

Cổng chùa Mariammam

Theo tìm hiểu của chúng tôi, chùa Mariammam này còn được gọi bằng một cái tên thân thuộc là chùa Bà Ấn với lý do, đây là chùa do những cư dân Ấn Độ đến Sài Gòn lập nghiệp những năm đầu của thế kỷ 19 dựng lên và trong chùa thờ nữ thần Mariammam, một vị Thần Mưa trong quan niệm của người Ấn Độ. Vì thế, chùa Bà Ấn là nơi để những người Ấn Độ xa quê hương tìm đến chiêm bái, cúng lễ, cầu ước trong những dịp lễ tết quan trọng của dân tộc mình. Tuy nhiên ngày nay, sau nhiều năm giao thoa văn hóa, chùa Bà Ấn cũng là địa điểm tới thăm của cả những người Việt, người Hoa bên cạnh những người Ấn đang sinh sống, làm việc và du lịch ở TP. Hồ Chí Minh. Vì thế, không có gì lạ khi ở ngôi chùa Ấn Độ này luôn có vài trăm lượt người tới thăm viếng, cầu an mỗi ngày. Và, điều kỳ lạ ở chùa Mariammam là những người đến cúng lễ đều làm các nghi thức theo phong cách Ấn Độ giáo. Ở ngôi chùa Ấn Độ này, khi tiến hành nghi lễ bên cạnh một số người quỳ lạy, người ta thường đứng và sờ, vuốt ve hay ôm lấy những pho tượng, bức tường đá rồi thầm thì nói những nguyện ước của mình. Có thể nói, đây là một trong những quan niệm khá độc đáo của đạo Ấn Độ vẫn còn được duy trì ở ngôi đền linh thiêng cổ kính này.