19 thg 1, 2014

Khâu nhục - món ngon cho mùa lạnh

Cái rét tràn về qua làn sương buổi sớm khiến người ta có một chút cảm giác thèm những món ăn nóng sốt trong thời tiết se se. Món khâu nhục có nguồn gốc từ Trung Quốc, cũng là món ăn phổ biến của người Hoa tại Việt Nam. Người Tày ở Bình Liêu (Quảng Ninh) cũng rất quen thuộc với món ăn này. Đặc biệt ở vùng núi, cái rét vào mùa đông có phần đậm hơn nên món ăn này khá được ưa chuộng.

Đĩa khâu nhục tỏa hương hấp dẫn.

Điểm nhấn của món khâu nhục là cách kết hợp sử dụng nhiều loại gia vị đem chưng cách thuỷ với thịt heo (lợn) khiến cho người ăn có cảm giác hài hoà, thơm ngon tan trong đầu lưỡi và đặc biệt món này ăn trong những lúc thời tiết lạnh giá lại càng ngon thêm. Việc chế biến khá mất thời gian nhưng đồng thời món ăn này cũng có thể để lâu, ăn dần từ ngày này sang ngày khác mà không sợ mất hương vị thơm ngon, vì càng để lâu các loại gia vị càng thấm vào thịt heo khiến cho món ăn thêm phần đậm đà.

11 thg 1, 2014

Ba làng hoa nổi tiếng Đà Lạt

Nếu có dịp tham dự Festival hoa Đà Lạt, bạn đừng quên ghé qua 3 làng hoa nổi tiếng của thành phố cao nguyên là Thái Phiên, Hà Đông và Vạn Thành.

Làng hoa Thái Phiên

Thái Phiên thuộc phường 12, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 7 km. So với nhiều khu vực ở thành phố cao nguyên này, Thái Phiên có địa hình khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ và nguồn nước từ các khe suối dẫn ra hồ Than Thở, rất thuận lợi để trồng hoa.

Bởi vậy, nếu hơn 50 năm trước, Thái Phiên chỉ trồng một số loại như cúc, lay ơn, hồng, cẩm tú cầu thì nay đến đây du khách còn thấy nhiều giống hoa nhập ngoại từ Pháp, Nhật, Indonesia, Hà Lan như ly, cát tường, cẩm chướng, tulip… Do được canh tác quanh năm nên lúc nào những luống hoa ở Thái Phiên cũng tràn đầy sức sống, khi thì mơn mởn xanh non, khi thì e ấp nụ, lúc lại bung tỏa sắc màu. 

Làng hoa Thái Phiên, địa chỉ du lịch quen thuộc của nhiều du khách khi đến Đà Lạt. Ảnh: tapchilangviet 

Bánh tằm Cà Mau, món ăn dễ ghiền

Cà Mau không chỉ nức tiếng với nghề dệt chiếu đã đi vào câu vọng cổ, mà còn thu hút bởi món bánh tằm xíu mại hay cà ri, vừa lạ vừa ngon.

Nếu có dịp ghé vào Cà Mau, bạn đừng quên thưởng thức các món ăn đặc sản của vùng đất cực Nam của Tổ quốc. Chỉ cần một lần thử món bánh tầm xíu mại thơm cay hay đĩa bánh hấp điểm tâm buổi sáng cũng để bạn nhung nhớ khôn nguôi về mảnh đất này.

Bánh tằm hay còn gọi bánh tầm, cầu kỳ từ khâu làm bột đến chế biến nước sốt và xíu mại. Sợi bánh tằm nhìn giống sợi bún bò hay bánh canh nhưng lớn hơn một chút và khác về chất liệu. Để làm nên sợi bánh thơm ngon người Cà Mau lấy gạo xay thành bột, rồi hòa với nước mà đem hồ trên lửa liu riu. Khi hồ đã nguội thì rắc bột khô trên cái mâm lớn và se thành từng sợi. Những sợi bánh trắng mập mạp trên mâm như những chú tằm nằm ngủ sẽ được đem vào xửng hấp chín. 

Bánh tằm, món ngon dân dã ở Cà Mau. 


Rủ nhau ăn năn!

Thứ cỏ, một thời gây ám ảnh về những vụ mùa thất bát của nhà nông, miệt tây sông Hậu, nay đã lên hàng đặc sản. Hỏi anh Cao Trung Kiên, thổ địa ở đây, có thường ăn năn không. Anh nói tỉnh bơ: “Ít tui không ăn. Nhiều tui mới ăn!”

Ngon quằn đũa, gỏi gà ta trộn rau năn. 

Ngon chân phương

Cây cỏ năn (Eleocharis) thuộc họ cói, thường mọc ở những vùng đất phèn trũng. Khu vực tây Nam bộ, nó có mặt nhiều ở Long An, Sóc Trăng, Bạc Liêu... Phổ biến, có hai loại năn: kim (thân nhỏ) và bộp hay tượng, lớn bằng đầu đũa. Loại sau, có thể ăn tươi hoặc làm dưa chua đều ngon lạ.

Món trước tiên là trộn gỏi với gà ta thả rong. Thịt gà ngọt thơm, còn rau năn ngọt thuần phác, càng ăn càng ghiền. Kế nữa là món lẩu mắm thập cẩm, nhúng nhiều rau dại đồng bưng như bông súng, đọt choại... Tất nhiên, không thể thiếu đọt năn.


10 thg 1, 2014

Bắp chuối rừng lam cá suối

Tây Bắc – miền đất có nhiều món ăn hấp dẫn và độc đáo. Đặc biệt, những món ăn này do chính những người bản địa chế biến và đãi khách. Do vậy, trong cuộc hành trình du lịch Tây Bắc vào tiết trời chớm lạnh, một trong những món để lại ấn tượng nhất là bắp chuối rừng lam ống nứa.

Bắp chuối rừng được lèn chặt với tôm, cá suối trong ống nứa và lam (nướng quay) trên bếp. 

Chuối mọc nhiều nơi trong rừng và núi cao của Tây Bắc, chúng thường sinh sôi nảy nở ở những nơi có nguồn nước suối. Là cây hoang dại nhưng lại có nhiều tác dụng đối với đồng bào các dân tộc vùng cao. Họ lấy cây chuối về làm thức ăn gia súc, hạt chuối rừng làm thuốc và đặc biệt, hoa chuối rừng mà người Tày vùng Tây Bắc vẫn gọi bắp bi là nguyên liệu chính để chế biến món ăn ngon và lạ: bắp bi lam với cá suối trong ống nứa.


Những món ăn truyền thống của người Cơ Tu

Đồng bào Cơ Tu là bộ tộc sống lâu đời trên dãy Trường Sơn. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử và thời gian, người Cơ Tu vẫn giữ được bản sắc riêng cho bộ tộc mình qua các lễ hội, trang phục, âm nhạc... Cả ẩm thực truyền thống của họ cũng rất đa dạng, phong phú không kém.

Một số món truyền thống của người Cơ Tu. 

Thịt heo rừng không già không non, xắt miếng lớn, ướp với muối ớt, tiêu rừng cho thấm sau đó xiên vào que nướng trên than hồng. Món này khi nướng, bốc mùi thơm thật hấp dẫn, có thể cầm que hoặc lấy ra từng miếng để ăn, vừa thổi vừa ăn mới khoái khẩu. Ngoài ra, bà con còn làm món thịt muối lạ, thịt heo rừng bóp với muối và cơm sau đó cho vào ché bịt lại. Để càng lâu càng ngon. Món này nấu với các loại rau rừng thật đậm đà hương vị hoang dã.