9 thg 1, 2014

Thân lươn bao quản lấm đầu…

Sau khi xong công việc đồng áng, người nông dân miền Tây Nam bộ có thú vui xách chĩa đi đâm lươn kiếm bữa ăn chiều. Cũng có thể thả câu kiều, đặt lọp, đặt trúm… để bắt những con lươn vàng ươm cỡ ngón chân cái (có con cỡ cườm tay người lớn, dài tới 70 - 80cm) để chế biến nhiều món ăn dân dã mà ngon tuyệt. Ngoài cách xào sả ớt và canh chua lươn vốn phổ biến, có mấy cách chế biến lươn khác như sau:

Lươn nấu canh chua trái giác 



8 thg 1, 2014

Đặc sản vùng biên phía Nam

Bọ cạp núi bán ở chợ Tịnh Biên. 

Trong các dịp nghỉ lễ, tết khá dài ngày, du khách có thể về vùng Thất Sơn (Bảy Núi) tham quan, viếng chùa bái Phật, sau đó dạo chơi chợ biên giới, thưởng thức các món ẩm thực đặc sắc, rất đặc trưng của vùng này. Thất Sơn là tên gọi một vùng thuộc địa phận hai huyện biên giới là Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang, giáp tỉnh Takeo của Campuchia.

Vùng Thất Sơn vừa có núi non, vừa có đồng bằng với nhiều sông rạch; có rất nhiều bà con chăn nuôi bò. Do đó, đến Tịnh Biên bạn nên dùng qua vài món ẩm thực đặc sắc ở đây ví dụ như cháo bò, khô bò, lạp xưởng bò, phở bò, dụm bò…


Canh chua khô cá lóc, đọt me

Chanh chua khô cá lóc (xiêm lo) nấu với lá me non. 

Món canh chua Việt có rất nhiều cách nấu, cách sử dụng nguyên liệu khác nhau. Đó là món không chỉ đơn thuần là để “ăn” mà còn thể hiện tính cách và văn hóa ẩm thực mỗi vùng, miền.

Các bà nội trợ hoặc các tay đầu bếp thường dùng chanh, me, giấm, cơm mẻ để chăm chút cho nồi canh chua. Nhưng những tay mê ẩm thực, những tay thợ nấu tài hoa vùng đồng bằng sông Cửu Long thường tìm tòi, sáng tạo cách nấu sao cho vừa lạ miệng vừa kích thích tiêu hóa, chẳng hạn như cá ngát nấu bần, cá linh kho với me non, lươn nấu với đọt cóc hoặc khô cá lóc nấu với đọt me.


Kho báu giữa trùng khơi

Nằm trong khu vực vịnh Bái Tử Long và sát cạnh Di sản Thiên nhiên Thế giới vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Bái Tử Long được ví như một “kho báu” sinh quyển giữa trùng khơi ở vùng biển Ðông Bắc của Việt Nam. 

Một thế giới hoang sơ và kỳ diệu

«
          “VQG Bái Tử Long có một lợi thế rất lớn mà không phải nơi nào cũng có được. Ðó là sự hội tụ của 3 hệ sinh thái là biển, đảo và rừng cùng tồn tại, phân bổ khá đặc biệt trên một diện tích biển rộng lớn”.
(Ông Lê Văn Lanh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội VQG và Khu Bảo tồn Thiên nhiên Việt Nam)
                                                  »

Từ cầu cảng xã đảo Minh Châu (huyện Vân Ðồn, tỉnh Quảng Ninh), mất chừng 10 phút luồn lách qua những dải núi đá, núi đất xen kẽ, chiếc ca nô do anh Nguyễn Ðăng Khoa, Hạt phó Hạt kiểm lâm vườn điều khiển đã đưa chúng tôi cập đảo Ba Mùn, một hòn đảo mang đậm đặc trưng của hệ sinh thái rừng trên cạn ở Vườn Quốc gia (VQG) Bái Tử Long.

Phía Ðông hòn đảo, sóng biển ầm ầm tung bọt trắng xóa, bụi nước cao hàng chục mét, trong khi đó ở phía Tây khung cảnh lại thanh bình, mặt nước phẳng lặng, êm đềm. Bởi vậy, hòn đảo được ví như một bức tường thành che chắn cho vùng cư dân của huyện đảo Vân Ðồn sinh sống ở phía trong trước những trận cuồng phong của biển cả.


2 thg 1, 2014

Hòn Đốc trong quần đảo Hải Tặc

Một ngày nắng đẹp, chúng tôi về miền đất Hà Tiên thơ mộng, làm xao xuyến lòng người với non xanh nước biếc chập chùng… Từ đó, ra “hòn” là hành trình hấp dẫn, gây nhiều háo hức với dân đồng bằng như chúng tôi.

Bến tàu cao tốc ở Hà Tiên ra đảo Hải Tặc. 

Mua vé 40.000 đồng, khách du lịch xuống tàu Minh Nga ở cảng Hà Tiên. Đúng 14g30 tàu xuất bến, vượt biển đi Hòn Đốc. Đứng trên boong tàu, du khách sẽ thấy thành phố Hà Tiên xinh đẹp với núi Tô Châu, núi Pháo Đài, đồi Bình San, núi Đèn, mũi Nai... mờ xa dần trong biển nước mênh mang.


Điểm du lịch Chăm ít người biết đến ở Ninh Thuận

Bên cạnh các tháp Chàm và làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận còn nhiều điểm du lịch Chăm hấp dẫn khác như bia ký đá chẻ Chung Mỹ, núi Chà Bang, giếng cổ Thành Tín...

1. Bia ký đá chẻ Chung Mỹ

Trên đường ghé tháp Po Rome nổi tiếng ở huyện Ninh Phước, du khách có thể dừng chân tham quan di tích bia ký cổ của người Chăm, cách thị trấn Phước Dân 2 km về hướng nam. Đến đây, bạn sẽ được nghe kể về truyền thuyết con rồng thiêng xuất hiện từ bia ký hóa phép cho Po Klaong Garai từ người xấu xí trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú và trở thành vua Chăm được tôn thờ đến ngày nay. 

Bia ký cổ của người Chăm đã được nghiên cứu và dịch thuật. Ảnh: Putra Jatrai.