20 thg 11, 2013

Những hang động huyền bí ở Thất Sơn: Đi tìm hang hổ

Hang bạch hổ ở vồ Thiên Tuế 

Núi Cấm xưa kia có rất nhiều hổ với những truyền thuyết ly kỳ. Đến bây giờ nhiều người dân đi rừng vẫn còn nhìn thấy dấu chân chúa sơn lâm.

Từ những truyền thuyết, giai thoại về hổ trên vùng Bảy Núi, chúng tôi trở lại Thiên Cấm sơn để tìm hiểu. Hiện trên ngọn núi này có đến gần 10 hang hổ và theo người dân, trong số đó có nơi vẫn còn ông “ba mươi” trú ngụ.

Trận chiến ly kỳ

Tương truyền xưa kia, các võ sĩ ở miệt Thất Sơn thường đấu hổ, song lão đạo sĩ cuối cùng trên đỉnh Thiên Cấm sơn - Ba Lưới bảo đó chỉ là lời đồn thổi. Bởi theo ông, xưa kia hổ trên núi nhiều vô số kể nhưng đều là hổ tu không làm hại mà còn bảo vệ con người. Trong đó có hai con hắc hổ (hổ đen) và một con bạch hổ - chúa sơn lâm trên núi Cấm.


Những hang động Thất Sơn huyền bí: Điện Mười Ba, hang Công Đức

Điện Mười Ba còn được gọi là điện Mẹ và hang Công Đức ở núi Cấm là hai hang động được nhiều khách hành hương, du lịch tìm đến.

Điện Mười Ba nằm chếch về hướng đông bắc của núi Cấm. Vì có tất cả 13 tầng, mỗi tầng đều có cửa thông suốt với nhau và một nơi để cho du khách có thể thắp hương cầu nguyện khi đi qua nên hang động này gọi là điện Mười Ba.

Mỗi người khi qua được cửa “mẹ đẻ” đều gõ vào chuông đá ở tầng điện thứ 13

Vào cửa “mẹ đẻ”

Từ đỉnh núi, nơi đánh dấu khu vực điện, để đi xuống được đến cửa vào hang phải băng qua những bậc thang thẳng đứng, gập ghềnh và nhiều mỏm đá cao, cheo leo. Nhìn từ bên ngoài, điện Mười Ba trông bình thường như bao hang đá khác, nhưng khi đặt chân vào bên trong mới biết được sự huyền bí và cảm nhận được điều kỳ diệu của các tầng điện. Mặc dù chỉ có một lối đi lớn thông suốt trong 13 tầng điện, thế nhưng nếu không có người dân địa phương dẫn đường, khách lạ rất dễ bị lạc trong mê cung đá mà không cách nào tìm được lối ra. Vì thế, không phải bất cứ ai cũng có đủ can đảm chinh phục hang động huyền bí này.

Những hang động huyền bí ở Thất Sơn: Hang Mãng xà

Rất nhiều người dân sinh sống trên núi Cấm khẳng định họ đã từng chạm trán mãng xà và may mắn trở về từ cõi chết.

Thiên Cấm sơn (núi Cấm) ở xã An Hảo, H.Tịnh Biên, An Giang, có đỉnh cao đến 716m, cao nhất vùng Thất Sơn và cũng là nơi chứa đựng nhiều điều huyền bí. 

Anh Sang, dân sống trên núi Cấm đang vào hang cây da, nơi con rắn khổng lồ trú ngụ - Ảnh: Thanh Quốc - Chí Nhân

Ba đời "diện kiến" mãng xà

Theo lời của nhiều người dân trên núi Cấm, hiện nay rắn lớn cỡ bắp đùi còn khá nhiều. Ông Trần Huy Dũng, tổ trưởng tổ 1, ấp Vồ Đầu trên đỉnh núi Cấm nói rằng, đến tận bây giờ vẫn còn bị ám ảnh bởi suýt làm mồi cho rắn khổng lồ. Chuyện xảy ra đã hơn 10 năm. Bữa đó, khi ông Dũng đang từ trên triền xuống chân núi thì nhìn thấy con chim chìa vôi và con sóc đang nhảy tung tăng như đùa giỡn với nhau trên mặt đất. "Cảnh này thiệt lạ. Một con trên trời, một con dưới đất sao lại giỡn với nhau? Định thần lại, tôi rùng mình khi thấy cái đầu rắn to đùng đang hướng về phía 2 con vật. Lúc đó tôi mới biết là chúng đã bị nọc độc rắn làm mù mắt và sẽ trở thành mồi cho con rắn. Tôi sựng lại khi chỉ cách con rắn chừng 5m và "chết đứng" một hồi lâu. May mắn là con mãng xà đang đặt tầm ngắm vào 2 con mồi kia nên không phát hiện ra tôi, nếu không...". Theo ông Dũng, đó là con rắn hổ mây to bằng cái khạp năm cân (còn gọi là hũ đường), nhưng không thể phát hiện nó từ xa vì hổ mây có bộ da mốc thít, rất giống với da cây cổ thụ trong rừng.

Những hang động Thất Sơn huyền bí: Doanh trại tướng cướp Đơn Hùng Tín

Theo nhiều tài liệu và các bậc cao niên, tướng cướp Đơn Hùng Tín từng chọn núi Cấm làm doanh trại. 

Đơn Hùng Tín là tướng cướp khét tiếng một thời làm đau đầu nhà cầm quyền người Pháp ở Đông Dương. Tuy nhiên, các giai thoại về ông không thống nhất. 

Doanh trại của tướng cướp Đơn Hùng Tín xưa trở thành nơi cúng giải hạn, cầu cơ, xin số bất kể ngày đêm - Ảnh: T.Q - C.N


18 thg 11, 2013

Ngon ơi, lọn tré

Ở xứ Huế, nem và tré là hai món nhắm rượu luôn đi liền với nhau. Nếu như nem có thể tìm thấy nhiều nơi với mùi vị mỗi nơi mỗi khác thì tré là món gắn liền với Huế. 

Nhớ lần ra Hà Nội, người viết bài này suy nghĩ mãi về chuyện nên mang gì làm quà cho người chủ nhà, cuối cùng đã chọn mè xửng giòn và tré. Anh chủ nhà, lần đầu tiên biết món tré Huế, đã chia cho bè bạn mỗi người một ít nếm thử và ai cũng thích mùi vị là lạ của tré Huế.

Điều đầu tiên cần nói là sự an toàn vệ sinh thực phẩm của tré. Không giống như nem chua phải làm bằng thịt sống, tré hoàn toàn làm bằng thịt chín (dù cũng có người thêm thịt sống quết nhuyễn khi gói tré nhưng số đông thì làm tré chỉ bằng thịt chín).

Nguyên liệu chính để làm tré là da heo, thịt đầu, một ít thịt bò, gia vị thì có nước mắm kho, ớt trái, ớt bột, tỏi, mè rang, củ riềng xắt sợi và không thể thiếu thính gạo hoặc thính nếp rang. Công đoạn xắt riềng là “đáng ngại” nhất vì mùi cay nồng xông lên tận mũi và làm nóng tay người thái.

Đình Kiền Bái, vẻ đẹp xưa trên đất Hải Phòng

Nằm ở xóm Đông, xã Kiền Bái, huyện Thủy Nguyên, đình Kiền Bái là công trình kiến trúc - điêu khắc cổ kính và nổi tiếng của Hải Phòng. Di tích này có từ thế kỷ XVII - thế kỷ phát triển rực rỡ của nghệ thuật dân gian.

Đình Kiền Bái

Một tuyệt tác về nghệ thuật điêu khắc 

Đình Kiền Bái có quy mô vừa phải nhưng được làm hoàn toàn bằng gỗ lim, có cấu trúc hình chữ “đinh” quen thuộc và là ngôi đình duy nhất ở Hải Phòng còn giữ được hệ thống ván sàn thời khởi dựng.

Đình ngoài hay còn gọi là tiền đường gồm ba gian, gian giữa là nơi tiến hành các nghi lễ tế tự. Đình trong (hậu cung) gồm ba gian chuôi vồ là nơi an tọa của Đức Thành Hoàng bản thổ.