28 thg 5, 2013

Cây trái miền quê

Vùng sông nước miền Tây Nam bộ là môi trường lý tưởng cho nhiều loài cây trái mọc hoang sinh sôi. Nào là bần, sắn mọc chen trong đám lá dừa nước ở triền kênh rạch; cám, cơm nguội, me nước… mọc đầy ở những nơi ít người lui tới; trong các khu đất trống, vườn tạp không thiếu những so đũa, quao, muồng, mua, đủng đỉnh, trúc, tre, nhàu… và các loài dây leo như giác, cóc kèn… Từ thuở mới đến khai phá vùng đất phương Nam, người Việt đã biết tìm trái, củ của các loài thực vật mọc hoang để ăn.

Trái cám còn non có màu xanh sậm, lúc chín có màu vàng ngà như màu cám, vỏ phủ một lớp phấn mịn, bên trong có nhân cỡ ngón chân cái người lớn, dân gian gọi là “con cá” ăn vừa ngòn ngọt vừa có cảm giác lâng lâng.

Trái cơm nguội


27 thg 5, 2013

Rượu Bàu Đá và nhạc võ Tây Sơn

Xuân 1991, có lần đến nhà thơ Quách Tấn tại Bến Chợ - Nha Trang tôi có nghe tác giả Nhà Tây Sơn nói về huyền thoại 99 ngọn núi của vùng Tây Sơn (bao gồm cả huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định và huyện An Khê, tỉnh Gia Lai). Tôi hỏi: những huyền thoại ấy, ông nghe từ đâu? Nhà thơ trả lời: từ dân gian. 

Nghệ nhân Nguyễn Thị Thuận biểu diễn 12 trống trận Tây Sơn. Ảnh: TL SGTT 

Quách Tấn sinh ra và lớn lên từ đất Tây Sơn (thời đó đã bị triều Nguyễn đổi tên là huyện Bình Khê), thuở lên mười, ông đã bắt đầu nghe kể chuyện Tây Sơn với vô số huyền thoại. Cũng phải thôi, kể từ năm 1802 sau khi tiêu diệt xong nhà Tây Sơn, triều Nguyễn đã tận diệt tất cả các di tích còn sót lại, kể cả đồng tiền Tây Sơn cũng bị nấu chảy. Cái còn lại của Tây Sơn nằm trong đáy lòng của người dân ở đây.

Ninh Kiều ở Cần Thơ hay ở... Hà Nội?

Hồi còn nhỏ, tôi chưa được đi nhiều để biết đó biết đây nên chưa có dịp đến và biết bến Ninh Kiều ở Cần Thơ. Thế nhưng tôi lại biết đến địa danh Ninh Kiều! Và tôi nhớ như in rằng đó là một nơi ở gần thành Đông Quan (tức là Hà Nội bây giờ), không phải thông qua tài liệu du lịch mà qua bài học... lịch sử!

Trận Ninh Kiều là một trận thắng lẫy lừng của nghĩa quân Lam Sơn diễn ra năm 1426, còn gọi là trận Chúc Động. Ninh Kiều là chiếc cầu bắc qua sông Ninh Giang (sông Đáy), khi quân Minh tháo chạy qua sông, nghĩa quân Lam Sơn đã tập kích và chặt đứt cầu, quân Minh chết đuối làm nghẽn cả một khúc sông. Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi có nhắc đến sự kiện này trong câu:

Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh hôi vạn dặm

Ninh Kiều ngày ấy nay là thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Đèo An Khê cưỡi voi chập chùng

Các bạn đã từng nghe bài hát này chưa



Thung lũng buồn trong mờ sương
Nhà tôi chênh vênh trên đèo mây
Phố núi nghèo như bàn tay
Nhà bên kia vẫy nhà bên này

Một lần đến Điện Biên

Những ô ruộng xanh ngắt màu lúa non thấp thoáng ngoài cửa sổ máy bay, rồi được đặt chân xuống sân bay trong thung lũng Mường Thanh lọt thỏm giữa núi rừng Tây Bắc, du khách thực sự thấy hào hứng và không khỏi xúc động.

Chuyến bay sớm từ TP. Hồ Chí Minh đi Hà Nội hạ cánh trong sương mù. Thời tiết xấu làm chuyến bay tiếp đi Điện Biên trễ thêm vài giờ, không ngăn nổi sự háo hức của nhóm bạn phương Nam lần đầu đến với địa danh lịch sử. Hà Nội - Điện Biên gần 500km đường bộ, xe chạy 10 - 12 tiếng, cả đoàn chọn cách bay lên Điện Biên để khi về sẽ đi xe ngắm cảnh.

Đi trong phố Điện Biên Phủ không thấy được cánh đồng Mường Thanh lớn nhất vùng Tây Bắc, nhưng chỉ cần đi thêm vài cây số đã thấy trải rộng hai bên đường màu lúa non tuyệt đẹp, như đang ở giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ. Cánh đồng, lũy tre ven những thôn làng nhỏ, trên nền núi lam chàm Tây Bắc nhấp nhô lưng trời. 

Cánh đồng Mường Thanh lớn nhất vùng Tây Bắc 


Thăm khu di tích Nguyễn Du

Năm 1965, sau khi Nguyễn Du được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới, Bộ Văn Hóa quyết định thành lập khu di tích và tập hợp trưng bày những di vật của dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền trong khuôn viên rộng khoảng 3 ha.

Từ phía Nam cầu Bến Thủy, ranh giới giữa hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, du khách dễ dàng thấy tấm biển chỉ đường vào khu di tích đại thi hào Nguyễn Du, cách Bến Thủy khoảng 6km về phía Đông thuộc xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. 

Cổng vào khu di tích