10 thg 3, 2013

Huyền thoại cửa Ba Lạt

Nơi sông Hồng đổ ra Biển Đông có nhiều câu chuyện đẹp và ly kỳ như huyền thoại. Có người truyền miệng rằng cái tên cửa Ba Lạt bắt nguồn từ chính những xác người chết đói năm 1945 không được chôn cất, phải cột ba mối lạt tre thả trôi sông Hồng để ra nấm mồ lớn ở Biển Đông.

Nhiều người khác lại kể tên Ba Lạt phát xuất từ xa xưa khi cửa sông còn phân làm ba nhánh nhỏ chứ không chỉ một như bây giờ. Còn một số sử liệu lại ghi rằng Ba Lạt chính là tên làng xưa.

Cửa Ba Lạt trong sương khói chiều xuân


Món ngon Vũng Tàu làm say lòng thực khách

Vũng Tàu là vùng đất vừa có rừng, vừa có biển, đặc sản vô cùng phong phú và đa dạng. Đến Vũng Tàu, bạn có thể thưởng thức một số món ăn độc đáo của người dân nơi đây như: bánh canh Long Hương, tiết canh tôm, bánh khọt... 

Bánh canh Long Hương 

Bánh canh ăn ngon mà nấu đơn giản, chỉ cần ninh chân giò và xương ống cho ngọt nước lèo rồi nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Nước lèo trong veo nhưng có vị ngọt đậm đà của xương và thịt. Sợi bánh được làm bằng bột gạo pha bột lọc để có độ dài và bột màu trắng trong. Bánh canh ăn kèm với gia sống , rau cần và các loại rau thơm khác. 

Bánh canh Long Hương 


Chế biến đủ món với cá thác lác Hậu Giang

Hậu Giang nổi tiếng với khóm Cầu Đúc thơm ngon, bưởi năm roi và nhiều những đặc sản khác, nhưng độc đáo nhất vẫn là con cá thác lác khi được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. 

Cá Thác Lác

Cá Thác lác là thương hiệu đặc sản Hậu giang . Khi chế biến nó sẽ trở thành những món ăn đặc trưng ở vùng sông nước Cửu Long này. Thác lác thường (loài rất phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long) nặng chừng 40g/con; còn thác lác cườm sau 12 tháng nuôi có thể nặng từ 1 kg tới 1,5 kg/con. Đơn giản nhất là thác lác chiên sả ớt. Đánh sạch vẩy, khứa nhẹ nhiều khứa xéo theo chiều ngang hai bên thân cá, ướp muối, bột ngọt, sả ớt bằm nhuyễn. Gỏi thác lác chua cay, khi thưởng thức nhất định phải hít hà, nước mắt, nước mũi chảy ràn rụa mới "được phép" khen ngon. 

Thác lác 

Đủ sắc với món ngon Đà Nẵng

Đà Nẵng có thể coi là điểm hội tụ của các món ngon ba miền Bắc - Trung - Nam. Với các món ăn đặc sản phong phú về chủng loại và đa dạng về mùi vị, thật sự hấp dẫn du khách khắp nơi.

Tôm biển Đà Nẵng 

Đặc biệt là các món chế biến từ “tôm biển” được ưa chuộng hơn cả bởi sự hấp dẫn của hương vị thịt tôm tự nhiên và sự bổ dưỡng mà món ăn mang đến cho người thưởng thức. Tôm ở đây có đủ các thể loại: nhỏ có, to có, tôm bạc, tôm rằn, tôm hùm…xứng tầm là món ngon Đà Nẵng. 

Tôm biển Đà Nẵng 


8 thg 3, 2013

Bánh tráng khoai lang

Không như nhiều loại bánh khác, bánh tráng khoai lang có thể vừa ăn sống, hoặc nướng rồi ăn. Nói ăn sống chứ thật ra bánh đã chín, nhờ khoai lang đã được luộc trước đó. 

Sau khi luộc, khoai được cho vào máy xay hoặc quết nhuyễn, rồi trộn đều với đường, gừng, mè. Nếu khách yêu cầu, người chế biến sẽ cho thêm sữa. Tiếp đó, dùng khuôn ép, in thành những chiếc bánh hình tròn, đường kính khoảng 25 cm, đem phơi nắng và đóng gói. Mỗi gói bánh có 10 chiếc, giá từ 15.000 - 20.000 đồng.


Do bánh khoai lang được ưa chuộng nên gần như ghé bất cứ sạp bánh tráng ở Bình Định đều có bán loại bánh này. Nhưng để mua được những mẻ bánh mới, mềm, thì phải tìm đến những sạp bánh ở Tam Quan, Hoài Nhơn, nơi sinh ra món đặc sản ấy. 

Bánh khoai lang nướng - Ảnh: Phan Khánh Minh 

Đền Cấm Tuyên Quang

Nằm cách thị xã Tuyên Quang 4km, đền Cấm thuộc xóm 16, xã Tràng Đà (TXTQ), nổi tiếng là linh thiêng, cảnh đẹp sơn thuỷ hữu tình.

Đền Cấm

Đền Cấm được xây dựng trên lưng chừng núi Cấm Sơn, thờ phụng Thánh Mẫu thượng ngàn. Núi Cấm Sơn là một đỉnh núi trong dải non ngàn trùng điệp chạy mãi qua Tân Long, Ba Xứ, trên cao có Cổng trời là một thắng cảnh đẹp được nhiều du khách biết đến. Cạnh đền một dải nước len lỏi qua những triền đá dốc. Trong đền có một chiếc giếng nhỏ gọi là giếng Cô không bao giờ cạn. Truyền tụng, ai uống nước giếng Cô thì sẽ luôn khoẻ mạnh.