Đồng Nai có một ngôi chùa được rất nhiều người ghé thăm. Không dám chắc lắm, nhưng tôi nghĩ rằng đây là ngôi chùa được nhiều người thăm viếng nhất của tỉnh Đồng Nai.
Ngôi chùa đó đây nè:
10 thg 1, 2013
Ốc gạo Phú Đa, gần xa nức tiếng…
Ốc
gạo xưa nay có mặt khá nhiều nơi các vùng sông nước như Tân Phong (Tiền
Giang), Sa Đéc (Đồng Tháp), Vĩnh Bình (Bến Tre)… nhưng có lẽ nổi tiếng
nhất là ốc gạo Phú Đa trên dòng Cổ Chiên, thuộc xã Vĩnh Bình, huyện Chợ
Lách, tỉnh Bến Tre.
![]() Theo các bậc lão nông tri điền, con ốc gạo đã có mặt từ lúc cồn Phú Đa mới nhô lên. Khi ấy, con người đã biết khai thác, lúc đầu chỉ để ăn và đãi khách, dần dần mới đưa ra thị trường, lâu ngày tạo thành thương hiệu “Ốc gạo Phú Đa”. Trước đây ốc nhiều vô số kể, mãi đến năm 1978, sản lượng vẫn còn hằng trăm tấn/năm. Nhưng sau đó, do mạnh ai nấy bắt, có người còn sử dụng kiểu đánh bắt “diệt cả ổ, giết cả đàn” khiến cho nguồn ốc cạn kiệt dần, hoặc bỏ đi nơi khác vì môi trường bị ô nhiễm. |
Đuông dừa, đặc sản đồng bằng sông Cửu Long

Đuông dừa, món ăn đặc sản của đồng bằng sông Cửu Long
Trứng nở ra ấu trùng, sau đó mẹ con nhà đuông "mở chiến dịch khai chiến" với củ hủ dừa. Trung bình mỗi cây dừa có khoảng 100 con đuông ngày đêm "đánh chén" "bộ óc dừa" một cách say sưa ngon lành cho đến khi xuyên thủng ngọn dừa, làm cây dừa kiệt sức rồi úa tàn dần đến chết. Đến lúc này, chủ vườn phải hạ đốn để bắt đuông. Mỗi con đuông dừa cỡ ngón tay cái, ú mập, béo tròn.
Lẩu cháo cua đồng Bến Tre
![]() Cô chủ quán Hồng Thủy trên đường tránh Quốc lộ 60 cho biết, cô là người đầu tiên ở địa phương mở quán bán món này từ hơn hai năm nay. Và hiện giờ có rất nhiều người mở quán bán món lẩu “chạy hàng” này hai bên quán cô. Cua đồng cô Thủy mua ở Đồng Tháp về, rửa sạch, tách mai và yếm bỏ. Gạch cua lấy từ yếm ra, trộn với một số gia vị, để riêng. Phần còn lại của cua xay nhuyễn, hòa nước lạnh, quậy đều, lược lấy nước cốt. Nồi cháo gạo ngon nấu nhừ với đậu xanh cà, nấm rơm cho vào lẩu, nêm nếm vừa ăn rồi mới cho nước lọc cua vào cùng với hành lá xắt nhỏ và gốc hành. Sau cùng cho lớp gạch cua phi với hành thơm nức lên làm mặt. |
Cơm dừa ăn với tép rang nước cốt dừa

Cơm hấp dừa xiêm.
Cây
dừa gắn bó với đời sống của người dân và trở thành hình ảnh mang tính
biểu tượng của Bến Tre. Những món ăn của người Bến Tre thường mang vị
ngọt của dừa. Nếu kể các món ăn chơi thì có kẹo dừa, bánh lá dừa, chè
đậu xanh nước dừa xiêm... trong bữa ăn hàng ngày của người Bến Tre phải
kể đến mắm lóc chưng nước cốt dừa, nấm mối xào dừa, cổ hũ xào dừa, chuối
hầm dừa... Kỳ này, xin giới thiệu hai món ngon độc đáo từ dừa là cơm dừa và tép rang nước cốt dừa.
Làng nghề Mỹ Lồng, Sơn Đốc ở Bến Tre

Nghề tráng bánh bằng nước cốt dừa đã nổi tiếng hàng trăm năm nay.
Xưa kia có câu hò đố của các thôn nữ Bến Tre: “Hò ơ… ơ… Nghe anh đi đó đi đây, em thử đố câu này: Bánh phồng, bánh tráng đất này, đâu ngon… ơ… ơ…”. Anh trai mau miệng đáp: “Hò… ơ… ơ… Nghe em đố tức anh nói phứt cho rồi. Bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc, măng cụt Hàm Luông vỏ ngoài nâu trong trắng tựa bông gòn. Anh đà đáp đặng sao em còn so đo… ơ… ơ…”.
“Bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc” là câu nói đầu môi chẳng riêng gì của người Bến Tre. Sơn Đốc cách Mỹ Lồng chừng chục cây số. Tới ngã ba Sơn Đốc, cũng như gần tới Mỹ Lồng, thấy hai bên đường đầy những giàn phơi bánh cùng hàng quán treo bánh bán dọc hai bên đường. Hai làng nghề này nổi tiếng đã hàng trăm năm nay.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)