20 thg 10, 2012

Về Châu Đốc thăm lăng Thoại Ngọc Hầu

Người đến Châu Đốc thường mải mê với một trời non nước, chùa chiền, rồi viếng Miếu Bà Chúa Xứ, mà đôi khi quên mất những di tích vô cùng giá trị khác như lăng Thoại Ngọc Hầu, nằm trong cụm di tích dưới chân núi Sam, phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc.


Lăng Thoại Ngọc Hầu còn gọi là Sơn Lăng, là một công trình kiến trúc nguyên vẹn hiếm hoi tiêu biểu thời nhà Nguyễn còn lại ở đất phương Nam. Đây là một công trình bề thế, tuyệt mỹ, mang ý nghĩa về văn hóa, lịch sử, kiến trúc cao. Nếu có đến Châu Đốc, bạn đừng quên tìm đến nơi này.


Phần sân của lăng và đền luôn được chăm sóc cẩn thận chỉn chu vô cùng đẹp mắt

Dạo chơi biển Tân Phụng

Với địa thế núi non và biển cả hữu tình, làng biển Tân Phụng (xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ) là một địa chỉ du lịch văn hóa còn nhiều nét hoang sơ, kỳ thú của Bình Định.

Một chuyến dạo chơi trên biển Tân Phụng, du khách sẽ khám phá những danh thắng độc đáo như Mũi Rồng, Bãi Bàm, Đá Dựng hay tham quan chợ cá buổi sớm…


Cảnh lặn nhum thường ngày khi nước triều xuống ven biển Tân Phụng

Từ thị trấn Bình Dương, huyện Phù Mỹ (cách Quy Nhơn khoảng 70km), du khách có thể đi bằng xe buýt hoặc xe máy tiếp khoảng 13km sẽ đặt chân tới làng biển Tân Phụng, xã Mỹ Thọ.

19 thg 10, 2012

Biên Hòa ở Phủ Lý, Hà Nam

Số là thế này: Đi chơi rong ruổi suốt ngày ở Hà Nam, Nam Định, đến tối về Hai Ẩu cùng Mẹ Bụ lại đi cà phê trong thành phố Phủ Lý. Đi tới một con đường rộng rãi, sáng rực ánh đèn, Hai Ẩu bỗng dụi mắt, tưởng mình ngủ gục: các bảng hiệu hai bên đường cho thấy đây đang là... Biên Hòa.

Hai Ẩu hỏi Mẹ Bụ: Đây là đường Biên Hòa à? (đường (đi) Biên Hòa, không phải đường (ngọt) Biên Hòa). Mẹ Bụ cười hì hì: Thế đấy, nên mới đưa anh Hai tới đây cho biết!

Chẳng những ở Phủ Lý có một con đường mang tên Biên Hòa, mà đó là con đường lớn nữa. Các bạn hãy xem trên bản đồ Google thì biết:




Cây muỗm - cây di sản chùa Phổ Minh


 Cây muỗm cổ thụ chùa Phổ Minh

Ngày 25/9/2012, Ban Quản lý khu Di tích Lịch sử-Văn hóa Đền Trần-Chùa Phổ Minh (Chùa Tháp-Nam Định) đã tổ chức buổi lễ đón nhận Bằng công nhận và gắn biển Cây Di sản Việt Nam đối với hai cây muỗm tại chùa Phổ Minh, thôn Tức Mạc, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận.


Chuyện tình nơi đình Tân Lân


Trong ảnh là đình Tân Lân, một di tích lịch sử nổi tiếng ở thành phố Biên Hòa. 

Tân Lân là xóm mới. Hơn ba trăm năm trước, tướng quân Trần Thượng Xuyên và những lưu dân người Hoa đến vùng đất Biên Hòa. Những con người ấy đã chấp nhận Biên Hòa là xóm làng mới, là quê hương mới, nên đặt cho thôn làng nơi họ đến là thôn Tân Lân. Thời Minh Mạng (thế kỷ 19), nhân dân xây đình Tân Lân để tỏ lòng ngưỡng vọng Trấn Biên đô đốc Trần Thượng Xuyên, người có công khai phá đất Biên Hòa - Đồng Nai. Ngôi đình hiện nay nhìn ra sông Đồng Nai, phong cảnh hữu tình...

Nhưng hãy tạm gác chuyện lịch sử ấy qua một bên nhé bạn. Điều tôi sắp kể cho các bạn nghe là một thiên diễm tình ẩn sau ngôi đình cổ kính, uy nghi ấy.


Phủ Dầy - dấu xưa còn chăng?

1. 
Phủ là nơi thờ Mẫu. Khái niệm này rất lạ lẫm đối với một người Nam bộ như tôi, nhưng là một điều rất thiêng liêng với Mẹ Bụ.

Phủ Dầy ở huyện Vụ Bản, Nam Định là một nơi đặc biệt, ở đó có một quần thể các phủ với mật độ di tích đậm đặc, có lẽ là nhiều nhất nước. Trong vòng bán kính 1 km có đến gần 20 di tích.

2.
Mẹ Bụ hướng dẫn chúng tôi đi viếng các phủ chính. Đầu tiên là phủ Công Đồng - như là một nghi thức trình diện. Rồi đến phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát, sau đến lăng Mẫu Liễu Hạnh.

Đến mỗi nơi, Mẹ Bụ lại lộ vẻ thất vọng: Ô hay! Sao họ lại làm mới rồi? Không còn cổ kính như cách đây ít lâu nữa?

Trên đường đi, Mẹ Bụ chỉ vào một số nơi, nói: Đấy là phủ giả, do dân dựng lên.