Theo sử sách, chùa Vồm có từ thời Lê, tọa lạc dưới chân núi Vồm (tức núi của làng Vồm mà sử sách cũ chép là núi Bàn A).
30 thg 6, 2025
Ngôi chùa cổ ở Thanh Hóa có tượng Phật khắc đá nổi cao 6 mét
Chùa Vồm ở phường Thiệu Khánh (TP Thanh Hóa) là ngôi chùa cổ, hậu cung dựa hẳn vào vách núi đá và được chạm khắc trực tiếp pho tượng Phật cao 6 m “độc nhất vô nhị”.
Theo sử sách, chùa Vồm có từ thời Lê, tọa lạc dưới chân núi Vồm (tức núi của làng Vồm mà sử sách cũ chép là núi Bàn A).
Theo sử sách, chùa Vồm có từ thời Lê, tọa lạc dưới chân núi Vồm (tức núi của làng Vồm mà sử sách cũ chép là núi Bàn A).
Chiêm ngưỡng kiến trúc châu Âu gần 100 tuổi của nhà thờ Con Gà giữa phố Đà Lạt
Nhà thờ Con Gà với diện tích khoảng 5.000 m², tồn tại gần 100 năm, mang kiến trúc cổ kính Pháp nằm giữa trung tâm TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng).
Tên gọi nhà thờ Con Gà bắt nguồn từ bức tượng gà trống bằng đồng cao 66 cm đặt trên đỉnh tháp chuông. Gần 100 năm tồn tại, nhà thờ không chỉ là công trình tôn giáo mà còn trở thành điểm đến thu hút du khách mỗi khi đặt chân đến Đà Lạt.
Nhà thờ Chính tòa Thánh Nicôla Bari nằm trên đường Trần Phú, trung tâm TP Đà Lạt còn được gọi là Nhà thờ Con Gà với tổng diện tích khoảng 5.000 m².
Tên gọi nhà thờ Con Gà bắt nguồn từ bức tượng gà trống bằng đồng cao 66 cm đặt trên đỉnh tháp chuông. Gần 100 năm tồn tại, nhà thờ không chỉ là công trình tôn giáo mà còn trở thành điểm đến thu hút du khách mỗi khi đặt chân đến Đà Lạt.
Giáo dân ‘gùi đá’ dựng nhà thờ giữa đại ngàn Tây Nguyên
Hàng nghìn giáo dân ở huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) đã góp sức gùi từng viên đá từ sông Krông Nô, suối Đạ Tông, suối Rô Men đưa về đục đẽo, chẻ ra để dựng nên nhà thờ đá Đạ Tông, một công trình tôn giáo độc đáo giữa đại ngàn Tây Nguyên.
Nhà thờ đá Đạ Tông nằm giữa xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, là nơi hành lễ chính cho hơn 10.000 giáo dân thuộc các xã Đạ Tông, Đạ M’rông, Đạ Long, khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số như M’nông, K’Ho, Cill theo đạo Công giáo.
Mỗi sáng cuối tuần, từng dòng người lặng lẽ đi bộ từ sớm tinh mơ, mặc trang phục truyền thống, len lỏi theo lối mòn rừng núi để về làm lễ.
Mỗi sáng cuối tuần, từng dòng người lặng lẽ đi bộ từ sớm tinh mơ, mặc trang phục truyền thống, len lỏi theo lối mòn rừng núi để về làm lễ.
2.500 tấn đá nguyên khối tạc hành lang tượng La Hán dài nhất châu Á
Hành lang 500 pho tượng La Hán bằng đá xanh ở chùa Bái Đính được xác lập kỷ lục là hành lang La Hán dài nhất châu Á.
Hành lang tả và hữu từ cổng Tam Quan đi vào chùa Bái Đính được đặt 500 pho tượng La Hán bằng đá xanh, mỗi tượng cao khoảng 2,5 m, nặng khoảng 4 tấn. Hành lang còn được gọi là La Hán đường và có 2 dãy, mỗi dãy 117 gian, dài 1.700 m, mỗi hành lang đặt 250 pho tượng La Hán được đánh số chẵn một bên, số lẻ một bên.
Với hành lang này, Bái Đính được công nhận là ngôi chùa có nhiều tượng La Hán bằng đá nhất Việt Nam. Nơi đây cũng được xác lập kỷ lục là hành lang La Hán dài nhất châu Á.
Hành lang tả và hữu từ cổng Tam Quan đi vào chùa Bái Đính được đặt 500 pho tượng La Hán bằng đá xanh, mỗi tượng cao khoảng 2,5 m, nặng khoảng 4 tấn. Hành lang còn được gọi là La Hán đường và có 2 dãy, mỗi dãy 117 gian, dài 1.700 m, mỗi hành lang đặt 250 pho tượng La Hán được đánh số chẵn một bên, số lẻ một bên.
Với hành lang này, Bái Đính được công nhận là ngôi chùa có nhiều tượng La Hán bằng đá nhất Việt Nam. Nơi đây cũng được xác lập kỷ lục là hành lang La Hán dài nhất châu Á.
29 thg 6, 2025
Cao nguyên đá Đồng Văn, mỗi phiến đá một bản tình ca
Rong ruổi trên những con đường đèo quanh co uốn lượn, hay đi ‘lạc’ trong những bản làng của người Mông, người Lô Lô… đều thấy đá tai mèo ở đó, mỗi phiến đá ở cao nguyên đá Đồng Văn như một bản tình ca êm dịu.
Gác chuông cổ, nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của một huyện ở Thanh Hóa
Gác chuông cổ ở chùa Trần là nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Đã một thời gian dài trôi qua, đến nay, gác chuông và tấm bia cổ vẫn còn đó.
Chùa Trần thuộc làng Kim Liên, xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
Theo nội dung ghi trên tấm bia đá dựng ở gác chuông, chùa được dựng vào năm Tân Sửu niên hiệu Thành Thái thứ 13 (1902), có tên chữ là Phúc Linh Tự.
Sở dĩ chùa Phúc Linh Tự có tên là chùa Trần vì ngôi chùa được dựng ở làng Trần Thôn và xây từ thời Trần.
Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, chùa Trần được trùng tu nhiều lần. Bên cạnh việc là một ngôi chùa quy mô bề thế thì chùa còn có giá trị về nhiều phương diện. Tại gác chuông chùa Trần từng diễn ra một sự kiện lịch sử trọng đại đối với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc huyện Hà Trung thời kỳ 1930-1945.
Chùa Trần thuộc làng Kim Liên, xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
Theo nội dung ghi trên tấm bia đá dựng ở gác chuông, chùa được dựng vào năm Tân Sửu niên hiệu Thành Thái thứ 13 (1902), có tên chữ là Phúc Linh Tự.
Sở dĩ chùa Phúc Linh Tự có tên là chùa Trần vì ngôi chùa được dựng ở làng Trần Thôn và xây từ thời Trần.
Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, chùa Trần được trùng tu nhiều lần. Bên cạnh việc là một ngôi chùa quy mô bề thế thì chùa còn có giá trị về nhiều phương diện. Tại gác chuông chùa Trần từng diễn ra một sự kiện lịch sử trọng đại đối với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc huyện Hà Trung thời kỳ 1930-1945.
Ngôi chùa sở hữu những di sản cổ nhất, lớn nhất, độc đáo nhất Việt Nam và thế giới
Chùa Bổ Đà (Việt Yên, Bắc Giang) không chỉ có kiến trúc độc đáo và khác biệt, có vườn tháp lớn nhất Việt Nam. Điểm nổi bật nhất là ngôi cổ tự đã được công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt này còn lưu giữ bộ Mộc bản kinh Phật cổ nhất thế giới.
Nằm uy nghi trên dãy Bổ Đà sơn thuộc xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Chùa Bổ Đà không chỉ là một trong những trung tâm Phật giáo lớn của Việt Nam mà còn là một quần thể di tích mang giá trị lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật vô cùng quý giá, được vinh danh là Di tích quốc gia đặc biệt từ năm 2016.
Đặc biệt, ngôi cổ tự này còn ẩn chứa những báu vật vô song, trong đó nổi bật nhất là bộ Mộc bản kinh Phật cổ nhất thế giới và vườn tháp khổng lồ, độc đáo bậc nhất Việt Nam.
Nằm uy nghi trên dãy Bổ Đà sơn thuộc xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Chùa Bổ Đà không chỉ là một trong những trung tâm Phật giáo lớn của Việt Nam mà còn là một quần thể di tích mang giá trị lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật vô cùng quý giá, được vinh danh là Di tích quốc gia đặc biệt từ năm 2016.
Đặc biệt, ngôi cổ tự này còn ẩn chứa những báu vật vô song, trong đó nổi bật nhất là bộ Mộc bản kinh Phật cổ nhất thế giới và vườn tháp khổng lồ, độc đáo bậc nhất Việt Nam.
Với giá trị đặc biệt tiêu biểu, di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Chùa Bổ Đà (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 2499 ngày 22/12/2016. Hiện chùa Bổ Đà còn nhiều tài liệu, hiện vật, cổ vật quý có giá trị lớn về mặt văn hóa, lịch sử, kiến trúc và mỹ thuật.
Sắc sen cổ ở toà thành đá hơn 600 tuổi
Thành nhà Hồ là một công trình kiến trúc độc đáo, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Trải qua hơn 600 năm, toà thành đá vẫn giữ nguyên nét đẹp độc nhất vô nhị. Đặc biệt, trong nội thành nhà Hồ còn có 4 đầm sen cổ - nơi mà bất kỳ ai khi đến thăm cũng phải dừng chân để tận hưởng vẻ đẹp thanh tao này.
28 thg 6, 2025
Ngôi chùa Khmer xứ biển Bạc Liêu, trăm năm quay mặt về hướng Đông
Chùa Xiêm Cán ở tỉnh Bạc Liêu được xây dựng cách đây hơn 100 năm. Tất cả các hạng mục trong chùa đều được xây dựng quay về hướng Đông.
Nằm cách trung tâm TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) hơn 10 km và cách bờ biển khoảng 2 km, chùa Xiêm Cán là một trong những ngôi chùa Khmer lớn trong hệ thống chùa Khmer ở Nam Bộ.
Nằm cách trung tâm TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) hơn 10 km và cách bờ biển khoảng 2 km, chùa Xiêm Cán là một trong những ngôi chùa Khmer lớn trong hệ thống chùa Khmer ở Nam Bộ.
Độc đáo bộ Lịch Rọi của người Mường
Lịch Rọi – loại lịch cổ xưa của người Mường, là một di sản văn hóa đặc sắc, phản ánh tri thức và thế giới quan gắn bó mật thiết với tự nhiên, mùa màng và tín ngưỡng dân gian.
Lịch Rọi, còn gọi là lịch tre hay lịch Mường thường được làm từ tre già hoặc nứa thẳng, dài khoảng 40–60 cm. Mỗi bộ lịch gồm 12 thẻ tương ứng với 12 tháng, trên đó khắc các vạch và ký hiệu như hình tròn, dấu gạch chéo, hình tam giác… Những dấu hiệu này cho biết ngày tốt – xấu, ngày đại cát – tiểu cát, ngày kiêng kỵ hoặc phù hợp cho từng việc cụ thể như dựng nhà, cưới xin, lên rừng, xuống suối, gieo trồng, làm lễ…
Người Mường ở Hòa Bình tự hào giới thiệu bộ Lịch Rọi truyền thống.
Lịch Rọi, còn gọi là lịch tre hay lịch Mường thường được làm từ tre già hoặc nứa thẳng, dài khoảng 40–60 cm. Mỗi bộ lịch gồm 12 thẻ tương ứng với 12 tháng, trên đó khắc các vạch và ký hiệu như hình tròn, dấu gạch chéo, hình tam giác… Những dấu hiệu này cho biết ngày tốt – xấu, ngày đại cát – tiểu cát, ngày kiêng kỵ hoặc phù hợp cho từng việc cụ thể như dựng nhà, cưới xin, lên rừng, xuống suối, gieo trồng, làm lễ…
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)