Nếu không phải là người địa phương, sẽ chẳng ai biết bến cỏ nằm ở đâu. Gọi là “bến” cho sang, chứ thật ra, đó chỉ là khoảnh nước nhỏ, đủ để mấy chiếc xuồng quay trở đầu, tấp cỏ vào bờ.
Chúng tôi ghé xã Ô Lâm (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) sớm đến mức, bến cỏ lẫn chợ cỏ nơi đây chưa hoạt động. Chị Nguyễn Thị Hạnh (32 tuổi, một phụ nữ địa phương) cặm cụi bên xe nước giải khát. Vắng khách, chị kể chuyện đời mình. Từ xứ khác về đây lập nghiệp, sống cùng cha già và 2 con nhỏ, chị chứng kiến bao đổi thay của xóm cỏ. Đã có thời, người dân sống khỏe nhờ cỏ. Chợ cỏ Ô Lâm trở thành địa điểm nổi tiếng xa gần đối với nhiều người, nhất là những hộ chăn nuôi bò. Cực thịnh ắt sẽ suy, nghề dần mai một, đặc biệt là “giọt nước tràn ly” của đợt dịch COVID-19.
18 thg 10, 2022
Minh Giác cổ tự làng Bồ Mưng
Từ Nghĩa trang liệt sĩ Điện Bàn theo quốc lộ 1A về hướng Bắc đến đường số 1, Bồ Mưng 1, rẽ phải khoảng 500 mét là đến chùa Minh Giác. Đây là ngôi chùa cổ có niên đại gần 400 năm, tọa lạc tại xứ đất Bồ Minh, nay là thôn Bồ Mưng 1, xã Điện Thắng Bắc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Ông Nguyễn Đức Triêm, 80 tuổi hiện là Trưởng ban Hộ tự chùa Minh Giác kể, ngày trước, đây là ngôi chùa làng do tứ tộc tiền hiền của làng Bồ Mưng xây dựng (Nguyễn Lương, Nguyễn Đăng-Văn, Nguyễn Hữu, Nguyễn Đức). Ban đầu chùa được làm bằng tranh tre để thờ cúng chư vị Thành hoàng.
Chùa Giác Minh sau khi trùng tu. Ảnh: H.S
Ông Nguyễn Đức Triêm, 80 tuổi hiện là Trưởng ban Hộ tự chùa Minh Giác kể, ngày trước, đây là ngôi chùa làng do tứ tộc tiền hiền của làng Bồ Mưng xây dựng (Nguyễn Lương, Nguyễn Đăng-Văn, Nguyễn Hữu, Nguyễn Đức). Ban đầu chùa được làm bằng tranh tre để thờ cúng chư vị Thành hoàng.
Tượng cổ chùa Long Quang ở Cần Thơ
Đến với vùng đất Bình Thủy tại Thành phố Cần Thơ, không ai không nhắc đến chùa Long Quang, ngôi chùa có lịch sử lâu đời, qua các giai đoạn lịch sử, với khoảng thời gian tồn tại gần 200 năm qua. Ngôi chùa do thiền sư Liễu Huệ khai sơn vào năm 1824, lịch sử ghi lại: Thiền sư Thiện Quyền “Ngài họ võ, huý văn Quyền. Ngài quy y với hoà thượng Thiên Ấn ở chùa Linh Quang (Gia Định). Ban đầu chùa là ngôi thảo am tranh, do số tín đồ quy theo Phật ngày thêm đông, thảo am trở nên chật chội. Năm 1835, hòa thượng cho xây chùa và đặt tên là Long Trường Tự, với ý nghĩa nguyện cầu chùa bền như trời đất như núi sông theo ý muốn của câu Hán tự “Dữ thiên địa long hưng – Hoà sơn hà trùng cửu”. Cũng vào năm Minh Mạng 16 (1835) chùa được liệt kê vào danh sách các tự viện và được miễn sưu thuế. Thiền sư Liễu Huệ đã sống hết lòng với sự tu hành tại chùa cho đến khi mãn phần”(1).
Long Quang cổ tự trải qua 7 đời trụ trì, đương nhiệm trụ trì hiện tại là Thượng tọa Thích Bình Tâm.
Trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, chùa Long Quang là nơi nuôi dưỡng và bảo hộ, che chở cho chiến sĩ cách mạng. Những hiện vật, đồ thờ tự, công trình kiến trúc… được lưu giữ cho đến ngày nay đã minh chứng cho giá trị lịch sử – văn hóa của ngôi tự viện này.
Long Quang cổ tự trải qua 7 đời trụ trì, đương nhiệm trụ trì hiện tại là Thượng tọa Thích Bình Tâm.
Trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, chùa Long Quang là nơi nuôi dưỡng và bảo hộ, che chở cho chiến sĩ cách mạng. Những hiện vật, đồ thờ tự, công trình kiến trúc… được lưu giữ cho đến ngày nay đã minh chứng cho giá trị lịch sử – văn hóa của ngôi tự viện này.
Chùa Âng – Di tích nghìn năm tuổi ở Trà Vinh
Chùa Ang Kon Raig Borei còn gọi là chùa Âng, tọa lạc khóm 4, phường 8, Tp.Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Ngôi chùa được xây dựng vào cuối thế kỷ X (năm 1534 Phật lịch, tức năm 990 Dương lịch). Chính điện được xây dựng vào năm 2386 Phật lịch, tức năm 1842 Dương lịch với những giá trị kiến trúc độc đáo còn lưu giữ đến hôm nay. Cổng chùa ở hướng đông được xây dựng với ba ngọn tháp ở trên, trang trí các hình tượng truyền thống của người Khmer như Yăk (chằn), Key No (tiên nữ), Krud (chim thần)… Bên trong hàng rào bao quanh chùa Âng là hào nước.
17 thg 10, 2022
Cá chua Tạ Bú, món ngon của người Thái
Có dòng sông Đà chảy qua với sản lượng cá tự nhiên nhiều. Do vậy, cá bắt lên không tiêu thụ hết, nên bà con dân tộc Thái ở huyện Mường La (Sơn La) đã nghĩ ra cách làm cá chua để ăn dần. Qua nhiều năm, món cá chua đã trở thành đặc sản nơi đây, được nhiều du khách biết tới.
Vào những ngày này, đi dọc tuyến đường qua bản Tạ Bú (xã Tạ Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) không khó để bắt gặp những sạp hàng bày bán đặc sản cá chua – một trong những món ăn đặc sản được người dân nơi đây chế biến nên.
Vào những ngày này, đi dọc tuyến đường qua bản Tạ Bú (xã Tạ Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) không khó để bắt gặp những sạp hàng bày bán đặc sản cá chua – một trong những món ăn đặc sản được người dân nơi đây chế biến nên.
Không gian văn hóa trong những ngôi chùa Khmer
Đồng bào dân tộc thiểu số Khmer ở An Giang sống tập trung nhiều nhất tại 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Ngoài ra, một bộ phận đồng bào Khmer còn ở 2 huyện Châu Thành, Thoại Sơn... Tại những nơi họ sinh sống, trung tâm sinh hoạt văn hóa - xã hội và tổ chức các lễ hội truyền thống chính là ngôi chùa.
Khảo cứu chùa Giác Lâm từ yếu tố văn hóa, lịch sử
Chùa Giác Lâm là một trong những ngôi chùa được xây dựng sớm nhất và có tuổi thọ đến nay đã được gần ba trăm năm theo chiều dài lịch sử. Ngôi chùa được thành lập từ thế kỉ XVIII – chùa Giác Lâm là tổ đình của dòng Lâm Tế, tại nơi đây chùa lưu trữ hài cốt của tổ Phật Ý. Ngôi chùa cung cấp nhiều giá trị tư liệu lịch sử, về quá trình phát triển, con đường truyền đạo của các vị thiền sư trong các giai đoạn khác nhau.
1. Bối cảnh lịch sử hình thành chùa Giác Lâm
Vào khoảng thế kỷ thứ XVI (1558), quận công Nguyễn Hoàng đến trấn thủ xứ Thuận Hóa. Nhiều lần di dân bắt đầu từ đây, đưa nhân dân ta tiến về vùng đất khai phá phương Nam. Đi kèm theo đó là các nhà sư chúng ta và cả các nhà sư Trung Hoa theo chân với câu: “Bài Thanh, phục Minh” đến vùng Trung-Nam bộ. Từ thuở ban sơ với cuộc di dân, Phật giáo chúng ta cũng đã lan tỏa đến các vùng lân cận như là Biên Hòa, Mỹ Tho… Lúc này, đất tại vùng: “Đồng Nai- Gia Định (nay thuộc vùng đất Nam bộ) còn hoang vu, kinh rạch chằng chịt, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, đã gây khó khăn không ít khó khăn cho cuộc sống buổi đầu di dân.”[1] Ngoài ra, trong Đại Nam nhất thống chí cũng có viết: “Từ những thế kỷ XV hay XVI đã có những lưu dân Việt Nam tới khẩn hoang lập ấp trên những đồng bằng sông Đồng Nai và Cửu Long. Năm 1698 (Mậu Dần), Nguyễn Hữu Cảnh đi kinh lược đất ấy, đặt phủ Gia Định và lấy xứ là Sài Gòn làm huyện Tân Bình, đồng thời dựng dinh Phiên Trấn.”[2] Bởi sự nhập cư đông, cùng với sự gia tăng nơi đó làm cho: “vùng đất Gia Định- Tân Bình vào cuối thế kỷ XVII, trở thành một trung tâm trù phú, với khoảng 200.000 dân”[3] Cũng chính thế, mà giao thông nơi đây rất thuận tiện, tạo nên sự hội tụ của nhiều dân tộc với người dân Khmer.
1. Bối cảnh lịch sử hình thành chùa Giác Lâm
Vào khoảng thế kỷ thứ XVI (1558), quận công Nguyễn Hoàng đến trấn thủ xứ Thuận Hóa. Nhiều lần di dân bắt đầu từ đây, đưa nhân dân ta tiến về vùng đất khai phá phương Nam. Đi kèm theo đó là các nhà sư chúng ta và cả các nhà sư Trung Hoa theo chân với câu: “Bài Thanh, phục Minh” đến vùng Trung-Nam bộ. Từ thuở ban sơ với cuộc di dân, Phật giáo chúng ta cũng đã lan tỏa đến các vùng lân cận như là Biên Hòa, Mỹ Tho… Lúc này, đất tại vùng: “Đồng Nai- Gia Định (nay thuộc vùng đất Nam bộ) còn hoang vu, kinh rạch chằng chịt, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, đã gây khó khăn không ít khó khăn cho cuộc sống buổi đầu di dân.”[1] Ngoài ra, trong Đại Nam nhất thống chí cũng có viết: “Từ những thế kỷ XV hay XVI đã có những lưu dân Việt Nam tới khẩn hoang lập ấp trên những đồng bằng sông Đồng Nai và Cửu Long. Năm 1698 (Mậu Dần), Nguyễn Hữu Cảnh đi kinh lược đất ấy, đặt phủ Gia Định và lấy xứ là Sài Gòn làm huyện Tân Bình, đồng thời dựng dinh Phiên Trấn.”[2] Bởi sự nhập cư đông, cùng với sự gia tăng nơi đó làm cho: “vùng đất Gia Định- Tân Bình vào cuối thế kỷ XVII, trở thành một trung tâm trù phú, với khoảng 200.000 dân”[3] Cũng chính thế, mà giao thông nơi đây rất thuận tiện, tạo nên sự hội tụ của nhiều dân tộc với người dân Khmer.
Lược sử ngôi chùa cổ 300 năm tại đất Sài Gòn: Sắc Tứ Trường Thọ từ thế kỷ XVIII đến 1981
Mở đầu
Trong công cuộc mở cõi về đất phương Nam của các chúa Nguyễn, bấy giờ mới bắt đầu có những cuộc di dân Nam tiến quy mô lớn.
Trong khoảng thời gian đó, thiền phái Lâm Tế Liễu Quán, vốn phát triển mạnh ở miền Trung vào giữ thế kỷ XVIII, đã cùng với những dòng di dân theo nhau đến vùng Phiên Trấn, đệ tử phái Liễu Quán đã vào phủ Tân Bình và lập nên chùa Vĩnh Trường[1], là tiền thân của chùa Sắc Tứ Trường Thọ ngày nay.
Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất trên đất Gia Định Sài Gòn xưa, với gần ba trăm năm tồn tại, là một trong những nơi lưu giữ những giá trị di tích lịch sử – văn hóa của buổi đầu khẩn hoang miền Nam.
Trong công cuộc mở cõi về đất phương Nam của các chúa Nguyễn, bấy giờ mới bắt đầu có những cuộc di dân Nam tiến quy mô lớn.
Trong khoảng thời gian đó, thiền phái Lâm Tế Liễu Quán, vốn phát triển mạnh ở miền Trung vào giữ thế kỷ XVIII, đã cùng với những dòng di dân theo nhau đến vùng Phiên Trấn, đệ tử phái Liễu Quán đã vào phủ Tân Bình và lập nên chùa Vĩnh Trường[1], là tiền thân của chùa Sắc Tứ Trường Thọ ngày nay.
Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất trên đất Gia Định Sài Gòn xưa, với gần ba trăm năm tồn tại, là một trong những nơi lưu giữ những giá trị di tích lịch sử – văn hóa của buổi đầu khẩn hoang miền Nam.
16 thg 10, 2022
Ngôi làng độc đáo có cột mốc biên giới đặc biệt nhất Việt Nam - nơi một tiếng gà gáy cả 3 nước đều nghe
Ngã ba Đông Dương, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) nơi tiếp giáp 3 nước (Việt Nam – Lào – Campuchia) có ngôi làng độc đáo của dân tộc Brâu-thôn Đăk Mế. Một tiếng gà gáy cất lên từ làng người Brâu thì dân ba nước cùng nghe thấy.
Cột mốc biên giới đặc biệt
Ngã ba Đông Dương này còn được mệnh danh là khu "tam giác vàng", nơi diễn ra các hoạt động giao thương quan trọng giữa ba nước láng giềng.
Đến với vùng đất ngã ba Đông Dương, dọc hai bên đường những khóm hoa dại xen nhau đua nở. Đặc biệt, tại điểm nhấn cột mốc 3 biên thu hút đông đảo một lượng khách du lịch kéo đến tham quan.
Cột mốc biên giới đặc biệt
Ngã ba Đông Dương này còn được mệnh danh là khu "tam giác vàng", nơi diễn ra các hoạt động giao thương quan trọng giữa ba nước láng giềng.
Đến với vùng đất ngã ba Đông Dương, dọc hai bên đường những khóm hoa dại xen nhau đua nở. Đặc biệt, tại điểm nhấn cột mốc 3 biên thu hút đông đảo một lượng khách du lịch kéo đến tham quan.
Hồ Tràm - nơi thư giãn cuối tuần gần TP HCM
Du khách có thể tham gia các hoat động vui chơi giải trí, ngắm hoàng hôn, thưởng thức hải sản tươi... trong hai ngày cuối tuần.
Cách TP HCM khoảng 120 km, Hồ Tràm gây ấn tượng với biển xanh, bờ cát mịn, không gian yên tĩnh, thích hợp để nghỉ dưỡng. Nếu có 2 ngày nghỉ cuối tuần, bạn và gia đình có thể tham quan nhiều điểm đến, thưởng thức hải sản tươi ngon cùng các dịch vụ vui chơi giải trí thú vị.
Đi lại
Có nhiều cách đến Hồ Tràm, phổ biến là bằng xe ôtô cá nhân, xe limousine, xe máy... Di chuyển bằng xe máy được nhiều bạn trẻ và những người yêu thích phượt lựa chọn vì chủ động được thời gian. Nếu đi bằng xe limousine, bạn nên chọn các hãng chạy tuyến TP HCM - Hồ Tràm cho thuận tiện. Hiện nhiều resort như ở The Grand Ho Tram Strip còn có sẵn dịch vụ đưa đón khách từ TP HCM đến Hồ Tràm và ngược lại miễn phí.
Cách TP HCM khoảng 120 km, Hồ Tràm gây ấn tượng với biển xanh, bờ cát mịn, không gian yên tĩnh, thích hợp để nghỉ dưỡng. Nếu có 2 ngày nghỉ cuối tuần, bạn và gia đình có thể tham quan nhiều điểm đến, thưởng thức hải sản tươi ngon cùng các dịch vụ vui chơi giải trí thú vị.
Đi lại
Có nhiều cách đến Hồ Tràm, phổ biến là bằng xe ôtô cá nhân, xe limousine, xe máy... Di chuyển bằng xe máy được nhiều bạn trẻ và những người yêu thích phượt lựa chọn vì chủ động được thời gian. Nếu đi bằng xe limousine, bạn nên chọn các hãng chạy tuyến TP HCM - Hồ Tràm cho thuận tiện. Hiện nhiều resort như ở The Grand Ho Tram Strip còn có sẵn dịch vụ đưa đón khách từ TP HCM đến Hồ Tràm và ngược lại miễn phí.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)