14 thg 6, 2024

Nghìn năm vẫn mới

Mỗi hiện vật ở Bảo tàng Tổng hợp tỉnh luôn gắn liền với một câu chuyện rất thú vị. Mặc dù đã có từ hàng nghìn năm nay, nhưng vẫn hấp dẫn người nghe.

Tôi thực sự bị cuốn hút bởi câu chuyện bảo quản và phục chế hiện vật từ những mảnh vỡ cách đây hàng nghìn năm của những cán bộ làm công tác bảo tàng. Họ đã thầm lặng gìn giữ tài sản quý cho muôn đời sau.

Làm bạn với cổ vật

Không phải ai cũng làm được công việc mà ngày qua ngày quanh quẩn với hàng chục nghìn hiện vật trong nhà kho của bảo tàng. Vậy mà chị Phạm Thị Thanh Tuyết (50 tuổi) - Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ (Bảo tàng Tổng hợp tỉnh) làm công việc kiểm kê, bảo quản hiện vật ở bảo tàng đã hơn 13 năm. Chị Tuyết cười bảo, có ngày chẳng nhìn thấy ánh mặt trời, chỉ biết bầu bạn với hiện vật. Thế mà tôi rất yêu thích công việc mình làm! Đó là bởi chị đam mê, vì rằng mỗi hiện vật ở bảo tàng là một câu chuyện kể, gắn với con người, với lịch sử - văn hóa qua hàng nghìn năm. Ở đó, còn có nhiều bí ẩn cần được nghiên cứu, giải mã.

Tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi và chị Phạm Thị Thanh Tuyết trao đổi về việc phục dựng ngôi mộ chum của người Sa Huỳnh cổ.

Tàu đò Miệt Thứ một thời

Con tàu đò từ Tà Niên tôi đi mờ sương hôm ấy, đã về đâu trên những dòng sông của miền Nam nước Việt, nơi mỗi phận người đều gắn với đời sông.

Bạn đã bao giờ có cảm giác xốn xang khi ngồi trên con tàu đò mải miết chạy trên những con sông của miền Tây Nam Bộ, nhất là qua những con sông của vùng Miệt Thứ, giáp ranh giữa Kiên Giang và Cà Mau, vào một nửa đêm về sáng như tôi của hơn 40 năm trước chưa?

Năm 1982, từ Tà Niên, một thị tứ của huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, nhóm sinh viên Trường Đại học Tổng hợp TPHCM chúng tôi đang ở lại đây để viết về anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực lừng danh với trận đốt tàu giặc trên sông Nhật Tảo, trong giai đoạn ông đưa quân khởi nghĩa từ đây tập kích đồn Kiên Giang khiến quân Pháp khiếp vía.

Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần

(Thơ Huỳnh Mẫn Đạt)

13 thg 6, 2024

Nhà thờ chính tòa Ban Mê Thuột

Nhà thờ Thánh Tâm (Cathédrale du Sacré-Cœur) ở số 02 đường Phan Chu Trinh, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk ngoài việc là ngôi nhà thờ chính tòa của giáo phận Ban Mê Thuột còn là một điểm tham quan du lịch đẹp.


Nhà thờ Thánh Tâm vẫn thường được gọi bằng tên Nhà thờ chính tòa Ban Mê Thuột, được xây dựng trên một khoảnh đất có diện tích 828 m², có chiều dài 45 m, rộng 12 m. Điểm độc đáo của ngôi nhà thờ là kiến trúc mô phỏng theo nhà dài của người Ê Đê.

Lễ đấu giá đèn lồng của người Hoa ở Sóc Trăng

Sóc Trăng là vùng đất hội tụ nhiều lễ hội, sự kiện văn hóa với phong tục, tập quán độc đáo. Trong số đó, Lễ đấu giá đèn lồng của người Hoa là một trong số các hoạt động văn hóa nổi bật bởi sự độc đáo và đặc biệt hoạt động này có ý nghĩa lớn là làm thiện nguyện.

Ngày nay, những chiếc đèn lồng không chỉ được làm từ chất liệu giấy truyền thống mà người ta còn dùng nhiều loại chất liệu khác để những chiếc đèn lồng thêm rực rỡ hơn.

Đặc sản Ninh Thuận bán vỉa hè, giá siêu rẻ, du khách không thể bỏ qua

Những món ăn đặc sản Ninh Thuận du khách nên thưởng thức khi đến mảnh đất này là bánh căn, bún sứa, bánh canh chả cá, gỏi cá mai. Tuy giản dị, giá rẻ, thậm chí bày bán vỉa hè nhưng những món ăn này vẫn mang hương vị rất riêng, hấp dẫn.

Bánh căn

Vốn là món ăn bình dị của người Chăm, ngày nay bánh căn thu hút du khách trong nước và quốc tế, trở thành món ăn không thể không thử khi tới Ninh Thuận. Bánh căn cũng dần xuất hiện phổ biến ở nhiều tỉnh, thành khác nhau.

Bánh được làm từ bột gạo. Bột gạo, sau khi ngâm được người dân Ninh Thuận pha trộn thêm cơm nguội rồi xay bột, đo liều lượng nước và gạo sao cho phù hợp để bánh không bị nhão, cũng không bị khê khi nướng bánh…

Công viên đá hình thù lạ ở Ninh Thuận, khách băng rừng, đi bộ 2 km tới check-in

Dù đường đi tới công viên đá khá xa và phải băng rừng một đoạn chừng 2km song điểm đến này vẫn thu hút nhiều tín đồ ưa xê dịch tới trải nghiệm và khám phá bởi vẻ đẹp độc lạ “có một không hai” cùng khung cảnh thiên nhiên hoang sơ ấn tượng.

(Ảnh: Ant Adventure Team)

Nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 30 km, công viên đá Ninh Thuận thuộc khu bảo tồn Vườn Quốc gia Núi Chúa (thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận) tuy mới đưa vào khai thác du lịch được hơn một năm nhưng nhanh chóng trở thành điểm đến hút khách tới check-in, khám phá.

12 thg 6, 2024

Độc đáo nghề vẽ tranh kính của người Khmer


Treo tranh trong nhà để thờ tự hoặc trang trí trong nhà từ lâu đã trở thành nét văn hóa của người Khmer. Từ nhu cầu đó mà nghề vẽ tranh kính của người Khmer đã được hình thành và trở thành nghề truyền thống lâu đời của họ.

Huỳnh Thị Sóc Kha (Sóc Trăng) là một nghệ nhân lâu đời làm nghề vẽ tranh trên kính cho biết những sản phẩm vẽ trên kính của người Khmer thường có chủ về về cuộc đời Đức phật, phong cảnh thiên nhiên, danh lam thắng cảnh và chùa chiền.Vẽ tranh kính khó nhất là việc đòi hỏi người làm phải khéo tay, cần mẫn và có thẩm mỹ cao.

Canh chua cá dìa

Mùa này, thưởng thức món canh chua cá dìa có vị chua ngọt, xen lẫn mùi thơm đặc trưng của rau ngổ... cảm giác như xua tan nóng bức ngày hè.

Từ sáng sớm, trên những chiếc xe của các cô hàng cá chở từ xã Tịnh Kỳ (TP. Quảng Ngãi) lên phố để bán luôn có rổ cá dìa. Cá dìa có thân dẹp, da trơn. Thịt cá dìa dễ ăn, giá bán trung bình từ 100 - 130 nghìn đồng/kg. Mỗi lần đi chợ gặp cá dìa, mẹ tôi thường mua về, lúc thì chiên rồi rưới nước mắm ớt tỏi, lúc thì nướng. Đặc biệt, cả nhà tôi đều thích món cá dìa nấu canh chua.

Món canh chua cá dìa.

11 thg 6, 2024

Chè khoai dẻo

Chè khoai dẻo là món tráng miệng với thành phần chính là khoai lang kết hợp với nước cốt dừa thơm ngon khó tả.

Tôi nhớ lần đầu thưởng thức món chè khoai dẻo là từ một người bạn đại học cùng quê. Mỗi lần bạn vào lại Sài Gòn là thể nào cũng mang theo đầy ắp quà quê, cả phòng xúm lại tranh nhau thưởng thức. Trong mớ quà quê nào là trứng gà, bánh mì xốp, bánh tráng mỏng, chả bò gân, cơm rang, cá bống rim... tôi chú ý tới hộp chè khoai dẻo. Giữa trưa hè oi bức, chúng tôi nhâm nhi từng muỗng chè mát lạnh. Vị dẻo thơm, bùi của khoai lang kết hợp với nước cốt dừa đậm vị, tất cả như xông vào vị giác hòa quyện thành một món ăn chân quê ngon đến khó tả.

Chè khoai dẻo.

Món cá kho ở miền núi

Không chỉ ấn tượng về những cung đường quanh co theo triền núi, khung cảnh bạt ngàn màu xanh, các huyện miền núi còn khiến nhiều người nhớ mãi với những món ăn đậm hương vị núi rừng, như canh rau ranh ốc đá, rau dớn xào tỏi, cá niên nướng chấm muối ớt tươi, đặc biệt là món cá kho.

Một lần, tôi cùng nhóm bạn ở TP. Đà Nẵng đi du lịch ở Măng Đen (Kon Tum). Trên đường đi, chúng tôi dừng chân nghỉ ngơi và ăn cơm tại thị trấn Ba Tơ (Ba Tơ). Chỉ một lần tình cờ ghé qua, vậy mà mọi người cứ nhắc đến và tấm tắc khen món ăn ở đây ngon. Bên cạnh các đặc sản nổi tiếng như cá niên, rau dớn, các bạn tôi ai cũng thích món cá kho.

Món cá kho.