Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt, biến chuyển thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Theo các nghiên cứu về văn hóa tín ngưỡng, Tam phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu tương ứng với các miền khác nhau trong vũ trụ: Thiên phủ (miền Trời), Nhạc phủ (miền rừng núi) và Thoải phủ (miền sông nước). Đứng đầu mỗi phủ là một vị thánh Mẫu: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải. Trong ảnh là quang cảnh một điện thờ Mẫu điển hình.
14 thg 10, 2019
Ấn tượng những giá hầu đồng đặc sắc trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ
3 năm sau khi Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, các hoạt động nghi lễ đặc sắc gắn liền với di sản này diễn ra sôi nổi ở nhiều địa phương. Ấn tượng nhất trong số đó là nghi lễ hầu đồng.
Cá nướng than hồng thơm ngon ở miệt biển Nghệ An
5h sáng mỗi ngày, trong dãy ki ốt dọc chợ hải sản Nghi Thủy (TX. Cửa Lò) đã bập bùng ánh than hồng. Những người phụ nữ nhanh nhẹn bưng những thùng cá thửng, cá thu, cá trích... đặt xung quanh bếp. Chốc lát, mùi thơm mặn mòi vị biển như "đánh thức" tất cả mọi người. Món cá nướng sạch lành đã trở thành đặc sản theo tay người đi muôn xa.
Ở Nghi Thủy, cá được nướng bằng than củi. Những mẻ than đượm hồng được giữ ở nhiệt độ ổn định, giúp cho cá chín đều hai mặt, màu cá nướng vàng đẹp. Ảnh: Hải Vương
Múa rồng đất Thăng Long
Múa rồng là một môn nghệ thuật múa dân gian đường phố của người Thăng Long - Hà Nội, thường được biểu diễn trong các dịp lễ Tết, vì rồng là vật linh thiêng, tượng trưng cho thịnh vượng, phát đạt và hạnh phúc. Với ý nghĩa đó, Liên hoan múa Rồng Hà Nội năm 2019 - một trong những sự kiện văn hóa nghệ thuật lớn, hướng tới chào mừng kỷ niệm 65 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2019).
Rồng là con vật thiêng liêng gắn liền với truyền thuyết của văn hóa Việt Nam. Trong xã hội phong kiến trước đây, rồng tượng trưng cho sự cao quý và uy quyền của bậc vua chúa. Rồng xuất hiện ở hoàng cung, chùa chiền, miếu mạo và trong dân gian. Sách cổ phương Đông coi thủy tổ loài người từ rồng mà ra và cho rằng các bậc vua chúa, thánh hiền đều là con cháu tiên rồng.
Từ hình tượng rồng trong dân gian, cha ông ta đã có sự tìm tòi phát triển thành nghệ thuật múa rồng mang dấu ấn văn hóa Việt. Múa rồng là một trong những điệu múa cổ của dân tộc mà cái nôi phát triển loại hình múa này là mảnh đất Thăng Long xưa (Hà Nội ngày nay).
Rồng là con vật thiêng liêng gắn liền với truyền thuyết của văn hóa Việt Nam. Trong xã hội phong kiến trước đây, rồng tượng trưng cho sự cao quý và uy quyền của bậc vua chúa. Rồng xuất hiện ở hoàng cung, chùa chiền, miếu mạo và trong dân gian. Sách cổ phương Đông coi thủy tổ loài người từ rồng mà ra và cho rằng các bậc vua chúa, thánh hiền đều là con cháu tiên rồng.
Liên hoan Múa rồng Hà Nội 2019 góp phần tạo nên một không gian văn hóa truyền thống độc đáo, là một sản phẩm du lịch dành cho đông đảo người dân và du khách trong những ngày Hà Nội đang sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 65 năm ngày Giải phóng Thủ đô. |
Từ hình tượng rồng trong dân gian, cha ông ta đã có sự tìm tòi phát triển thành nghệ thuật múa rồng mang dấu ấn văn hóa Việt. Múa rồng là một trong những điệu múa cổ của dân tộc mà cái nôi phát triển loại hình múa này là mảnh đất Thăng Long xưa (Hà Nội ngày nay).
Chùa Keo Hành Thiện – Di tích Quốc gia đặc biệt
Chùa Keo Hành Thiện, gồm Chùa Keo trong (Thần Quang tự), Chùa Keo ngoài (Đĩnh Lan tự), thuộc làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Chùa từ lâu đã nổi tiếng bởi cảnh quan đẹp, không gian yên tĩnh. Chùa tọa lạc trên một khu đất rộng, bằng phẳng gần sông Hồng và sông Ninh Cơ.
Chùa Keo Hành Thiện là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam, được bảo tồn gần như nguyên vẹn, với nét kiến trúc độc đáo 400 năm tuổi. Phía trước Tam quan có hồ bán nguyệt và hòn non bộ theo thế tam sơn, long chầu hổ phục; trên bờ có đôi voi đá khổng lồ, quanh chùa là hàng cây cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm.
Hà Tiên, thành phố của những cánh đồng xanh
Mùa nước đổ, những cánh đồng ở thành phố biên giới Hà Tiên khoác lên mình những màu sắc đặc trưng của một vùng bán sơn địa.
Trong chuyến đi Hà Tiên lần này, chúng tôi khá bất ngờ vì giữa lúc miền Tây Nam bộ đang trong mùa lũ muộn thì vùng đất Hà Tiên lại phủ sắc xanh vàng của những cánh đồng chưa gặt. Ngoại trừ những đồng năng trũng thấp, nước ngập ngang lưng, nơi đây không có vẻ gì của một mùa lũ đang về. Nước xăm xắp, những thửa ruộng đang thong dong vào vụ mới.
Phần lớn đồng lúa ở đây có diện tích nhỏ để giữ nước trời, suốt vụ không thể chủ động bơm tưới, người dân thuận theo tự nhiên
Trong chuyến đi Hà Tiên lần này, chúng tôi khá bất ngờ vì giữa lúc miền Tây Nam bộ đang trong mùa lũ muộn thì vùng đất Hà Tiên lại phủ sắc xanh vàng của những cánh đồng chưa gặt. Ngoại trừ những đồng năng trũng thấp, nước ngập ngang lưng, nơi đây không có vẻ gì của một mùa lũ đang về. Nước xăm xắp, những thửa ruộng đang thong dong vào vụ mới.
13 thg 10, 2019
Du lịch vùng phi quân sự của Quảng Trị
Là một vùng đất có nhiều di tích lịch sử nhất Việt Nam, Quảng Trị được mệnh danh là “Bảo tàng” sinh động nhất về di tích chiến tranh và là địa phương duy nhất tại Việt Nam phát triển mô hình du lịch DMZ (Demilitarized Zone - du lịch vùng phi quân sự).
Sông Thạch Hãn, sông Bến Hải, cầu Hiền Lương, hàng rào điện tử McNamara, địa đạo Vịnh Mốc, Sân bay Tà Cơn, nhà tù Lao Bảo, Dốc Miếu, đường mòn Hồ Chí Minh, Đảo Cồn Cỏ… đã và đang trở thành “thương hiệu” du lịch của Quảng Trị. Mô hình du lịch độc đáo này ngày càng thu hút 1 lượng lớn du khách tới tham quan, khám phá, bao gồm cả du khách trong nước và quốc tế.
Sông Thạch Hãn
Đây là con sông gắn liền với lịch sử của tỉnh Quảng Trị như chiến dịch mùa hè đỏ lửa năm 1972. Đã có rất nhiều người lính vĩnh viễn nằm lại nơi đáy sông ở độ tuổi mới mười tám đổi mươi. Riêng trận Thành cổ con sông đã nuốt khoảng 1000 chiến sĩ.
Sông Thạch Hãn, sông Bến Hải, cầu Hiền Lương, hàng rào điện tử McNamara, địa đạo Vịnh Mốc, Sân bay Tà Cơn, nhà tù Lao Bảo, Dốc Miếu, đường mòn Hồ Chí Minh, Đảo Cồn Cỏ… đã và đang trở thành “thương hiệu” du lịch của Quảng Trị. Mô hình du lịch độc đáo này ngày càng thu hút 1 lượng lớn du khách tới tham quan, khám phá, bao gồm cả du khách trong nước và quốc tế.
Sông Thạch Hãn
Đây là con sông gắn liền với lịch sử của tỉnh Quảng Trị như chiến dịch mùa hè đỏ lửa năm 1972. Đã có rất nhiều người lính vĩnh viễn nằm lại nơi đáy sông ở độ tuổi mới mười tám đổi mươi. Riêng trận Thành cổ con sông đã nuốt khoảng 1000 chiến sĩ.
Thả hoa, hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh (ảnh sưu tầm)
Tìm về đập Cây Gáo
Giữa cánh đồng ruộng liên thôn Hoà Thọ và Vinh Thọ, xã Hành Phước (Nghĩa Hành), vào năm 1965 đã xảy ra vụ thảm sát đập Cây Gáo. Đập Cây Gáo ngày ấy nay không còn, nhưng câu chuyện lịch sử thì vẫn được người dân nhắc đến.
Ông Phạm Ngọc Quân (74 tuổi) ở thôn Vinh Thọ, xã Hành Phước kể: Ngày trước, đập Cây Gáo được nông dân trong xã xây dựng để phục vụ tưới, tiêu cho ruộng lúa. Dọc hai bên bờ đập là gò đất cao, mọc nhiều cây gáo lâu năm đan xen, do vậy nơi đây là nơi ẩn nấp của người dân khi địch mở những cuộc hành quân càn quét.
Ông Phạm Ngọc Quân (74 tuổi) ở thôn Vinh Thọ, xã Hành Phước kể: Ngày trước, đập Cây Gáo được nông dân trong xã xây dựng để phục vụ tưới, tiêu cho ruộng lúa. Dọc hai bên bờ đập là gò đất cao, mọc nhiều cây gáo lâu năm đan xen, do vậy nơi đây là nơi ẩn nấp của người dân khi địch mở những cuộc hành quân càn quét.
Tại cánh đồng lúa này là nơi đã xảy ra vụ thảm sát đập Cây Gáo. Ảnh: PV
Về Cổ Lũy nghe chuyện trăm năm...
Cửa biển Cổ Lũy, xã Nghĩa Phú (TP.Quảng Ngãi) không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp thơ mộng, hữu tình được Tâm Minh Hầu Nguyễn Cư Trinh đặt tên “Cổ Lũy cô thôn” trong bài vịnh Quảng Ngãi thập nhị cảnh, mà còn là nơi có nhiều câu chuyện văn hóa, tín ngưỡng ở vùng quê một thời thương thuyền tấp nập.
Cửa biển Cổ Lũy là nơi hợp lưu của sông Trà Khúc và các chi nhánh của con sông Vệ đổ về dòng sông Vực Hồng, xã Nghĩa Hòa (Tư Nghĩa), sông Phú Thọ, xã Nghĩa Phú nối sang.
Dấu xưa nơi cửa biển
Hàng trăm năm trước, cửa biển Cổ Lũy là nơi đi, về của các thương thuyền. Từ thượng nguồn, các ghe bầu đưa nông, lâm sản xuống trao đổi, buôn bán. Từ các tỉnh, thành trong Nam, ngoài Bắc và cả nước Trung Hoa... ra vào cửa biển Cổ Lũy để buôn bán hải sản, thương phẩm.
Bà Võ Thị Tâm (96 tuổi), ở thôn Thanh An, xã Nghĩa Phú, nhà gần bên cửa biển Cổ Lũy, cho hay: "Ngày đó, cứ chiều xuống là tàu thuyền tấp nập. Mới sáng tinh mơ, dọc dài ven bờ sông Phú Thọ nhộn nhịp người mua, kẻ bán".
Cửa biển Cổ Lũy là nơi hợp lưu của sông Trà Khúc và các chi nhánh của con sông Vệ đổ về dòng sông Vực Hồng, xã Nghĩa Hòa (Tư Nghĩa), sông Phú Thọ, xã Nghĩa Phú nối sang.
Dấu xưa nơi cửa biển
Hàng trăm năm trước, cửa biển Cổ Lũy là nơi đi, về của các thương thuyền. Từ thượng nguồn, các ghe bầu đưa nông, lâm sản xuống trao đổi, buôn bán. Từ các tỉnh, thành trong Nam, ngoài Bắc và cả nước Trung Hoa... ra vào cửa biển Cổ Lũy để buôn bán hải sản, thương phẩm.
Bà Võ Thị Tâm (96 tuổi), ở thôn Thanh An, xã Nghĩa Phú, nhà gần bên cửa biển Cổ Lũy, cho hay: "Ngày đó, cứ chiều xuống là tàu thuyền tấp nập. Mới sáng tinh mơ, dọc dài ven bờ sông Phú Thọ nhộn nhịp người mua, kẻ bán".
Sông Phú Thọ, xã Nghĩa Phú (TP.Quảng Ngãi). ẢNH: LÊ VĂN THUẬN
Dân dã cà pháo muối chua ngọt
Từ lâu, cà pháo muối chua đã có trong thực đơn bữa cơm truyền thống của người Việt. Món ăn này bình dị, nhưng lại đậm đà, khó quên.
Ngày trước, khi ngoại tôi còn khỏe, trước nhà lúc nào cũng trồng dăm ba cây cà pháo. Lúc còn nhỏ, tôi đã cùng bà đi hái cà và được bà chỉ dạy các công đoạn muối cà pháo.
Để làm được món cà pháo muối chua thơm ngon, bà tôi bảo nên lựa những quả cà không quá to. Nếu cà mua ngoài chợ còn tươi, mới hái, thì sau khi mua về, phải đem phơi nắng vài tiếng đồng hồ cho heo héo rồi cắt bỏ phần cuống, nhưng lưu ý đừng cắt quá sát. Sau đó, ngâm cà pháo vào nước muối pha loãng, rồi vớt ra rửa sạch, để ráo.
Ngày trước, khi ngoại tôi còn khỏe, trước nhà lúc nào cũng trồng dăm ba cây cà pháo. Lúc còn nhỏ, tôi đã cùng bà đi hái cà và được bà chỉ dạy các công đoạn muối cà pháo.
Cà pháo muối chua ngọt ăn cùng thịt, rau luộc là món ăn yêu thích của nhiều người.
Để làm được món cà pháo muối chua thơm ngon, bà tôi bảo nên lựa những quả cà không quá to. Nếu cà mua ngoài chợ còn tươi, mới hái, thì sau khi mua về, phải đem phơi nắng vài tiếng đồng hồ cho heo héo rồi cắt bỏ phần cuống, nhưng lưu ý đừng cắt quá sát. Sau đó, ngâm cà pháo vào nước muối pha loãng, rồi vớt ra rửa sạch, để ráo.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)