Hiển thị các bài đăng có nhãn tượng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tượng. Hiển thị tất cả bài đăng

24 thg 1, 2022

Loạt tượng Phật gỗ 2 thiên niên kỷ vô giá của Việt Nam

Trong các Bảo vật quốc gia Việt Nam, có nhiều tượng Phật gỗ tuổi đời gần 2.000 năm thuộc nền văn hóa Óc Eo. Có thể ngắm ba trong số đó tại BT Lịch sử TP.HCM.

1. Bảo vật quốc gia - tượng Phật Lợi Mỹ được tìm thấy ở ấp Lợi Mỹ, làng Phong Mỹ, tỉnh Sa Đéc cũ (nay là tỉnh Đồng Tháp) vào năm 1937. Tượng có niên đại từ thế kỷ 4-6 SCN. Tượng được tạc từ một thân cây gỗ trai nguyên khối, thể hiện hình ảnh Đức Phật đứng trên tòa sen.

18 thg 1, 2022

Chiêm ngưỡng tượng Phật lớn nhất Bắc Trung Bộ

Đại tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ở chùa Phúc Lạc (xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) được đánh giá là công trình tượng Phật lớn nhất Bắc Trung Bộ.


Chùa Phúc Lạc được xây dựng vào thời Lê, là một di tích, danh thắng linh thiêng, nơi sinh hoạt tâm linh cho Phật tử trong vùng. Trải qua thời gian, chùa bị hư hỏng, chỉ còn dấu tích nguyên trạng của phần móng và một số hiện vật như bia đá, lư hương đá, chuông đồng… Năm 2010, chùa được UBND tỉnh Nghệ An quyết định phục hồi, tôn tạo. Trong quá trình xây dựng, tượng Phật Thích Ca Mâu Ni là một hạng mục quan trọng. Sau 18 tháng thi công, tôn tượng Phật Thích Ca Mâu Ni đã hoàn thiện.

11 thg 1, 2022

Kỳ lạ tượng rồng đá 'miệng cắn thân, chân xé mình' ở Bắc Ninh

Rồng đá ở đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh là pho tượng có hình dạng độc đáo, chưa từng có trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam và các nước Đông Nam Á.

Di tích đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh ở thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứ

7 thg 1, 2022

Ba pho tượng Tam Thế bằng đá 'độc nhất vô nhị'

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, ba pho tượng Tam Thế tại di tích chùa Linh Ứng, thôn Ngọc Khám, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) được các nhà nghiên cứu đánh giá là độc nhất vô nhị ở Việt Nam.

Trải qua thăng trầm lịch sử, chùa bị phá hủy nhiều lần, hiện vật gốc còn lưu lại là ba pho tượng Tam Thế tạc bằng đá

13 thg 11, 2021

Tượng Phật Di Lặc trên núi Cấm

Có lẽ hầu hết người du lịch lên núi Cấm đều có mục đích quan trọng là chiêm ngưỡng tượng Phật Di Lặc khổng lồ tại đây, và tất nhiên là chụp ảnh lưu niệm dưới chân tượng. Bài viết về tượng Di Lặc rất nhiều và cung cấp rất nhiều thông tin nên tui không đăng lại nữa, ở đây chỉ xin đăng một số hình ảnh những lần viếng thăm để ghi lại kỷ niệm, cùng một vài cảm nhận nho nhỏ.

Tượng Phật Di Lặc núi Cấm 2021. Ảnh: PHN

30 thg 9, 2021

Các vị La Hán chùa Tây Phương

Bài thơ Các vị La Hán chùa Tây Phương của Huy Cận được nhiều người biết, đã được đưa vào sách giáo khoa Văn học 12 từ 1990 đến 2006.Tất nhiên học trò bình thơ phải khen hay. Tui không dám nói bài thơ này không hay, nhưng ở góc độ cá nhân, tui chả thích nó tí nào. Cái không thích lớn nhất là việc nhà thơ lấy cặp mắt xã hội chủ nghĩa để nhìn những bức tượng của các vị thánh trong Phật giáo, và áp đặt tư tưởng xã hội chủ nghĩa vào đó.


Đôi khi tui cũng lấy vài câu trong bài thơ để minh họa cho một ý tưởng nào đó, vì thấy nó hợp với tình huống đang viết, dù chẳng ăn nhập với ý tưởng chung của bài thơ. Chẳng hạn như:

Một câu hỏi lớn không lời đáp
Nên đến bây giờ mặt vẫn chau

Điều tui tò mò là: Mặt mũi các vị La Hán ấy như thế nào khiến ông Huy Cận ổng ngắm nghía rồi làm ra bài thơ như vậy? và Chùa Tây Phương ở đâu, mà nghe cứ như là... Tây Phương cực lạc?

9 thg 6, 2021

Tượng Bồ Tát bằng đồng đẹp nhất vương quốc Chăm Pa

Bức tượng Avalokitesvara Hoài Nhơn đã được công nhận là Bảo vật quốc gia vào 2013 dựa trên tiêu chí đây là hiện vật gốc, độc bản, hình thức độc đáo của vương quốc Chăm Pa...

Được bảo quản và trưng bày Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, tượng Avalokitesvara (Bồ Tát Quán Thế Âm) Hoài Nhơn được coi là một trong những hiện vật bằng đồng hoàn mỹ nhất từng được biết đến của vương quốc Chăm Pa.

14 thg 2, 2021

Chiêm ngưỡng đại tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cao 42 m ở Nghệ An

Sau 1 năm rưỡi thi công, ngôi tượng Phật Thích Ca Mâu Ni chùa Phúc Lạc, xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc đã khánh thành. Tượng cao 42m được đánh giá là ngôi tượng to lớn bậc nhất khu vực Bắc Trung Bộ.

Chiều tối 17/1, chùa Phúc Lạc đã tổ chức lễ khánh thành, an vị đại tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tham dự buổi lễ có đại diện UBMTTQ tỉnh, các sở, ban, ngành cấp tỉnh, huyện Nghi Lộc, các vị hòa thượng, thượng tọa, đại đức tăng ni và hàng nghìn phật tử trong và ngoài tỉnh. Ảnh: Huy Thư

5 thg 7, 2020

12 pho tượng đá và cây hoa đại hàng trăm năm tuổi ở khu di tích Đa Bút

Dưới chân núi Mông Cù, 12 pho tượng đá cổ trong quần thể di tích lịch sử văn hóa Đa Bút (xã Minh Tân, huyện Vĩnh Lộc) đang phủ kín màu rêu phong.

Tọa lạc trên vùng đất Biện Thượng, quê hương của nhà Trịnh xưa kia, di tích tượng đá Đa Bút bao gồm 12 pho tượng đá cổ và khu lăng mộ Thái phi Nguyễn Thị Ngọc Diệm (vợ của chúa Trịnh Doanh, mẹ của chúa Trịnh Sâm). Bà là người đã lập ra Ngũ quy (5 quy định chấn hưng đất nước), được người dân tôn xưng là bậc thánh mẫu.

10 thg 2, 2020

Tượng đài Quyết tử bên bờ hồ Gươm

Tượng đài Quyết tử là một công trình mang tính tượng trưng cao, thể hiện tinh thần bất khuất, ý chí dũng cảm của quân và dân thủ đô trong những tháng ngày hào hùng của cuộc Toàn quốc kháng chiến.

Nằm bên bờ hồ Gươm, cạnh đền Bà Kiệu và cổng đền Ngọc Sơn, tượng đài Quyết tử để tổ quốc quyết sinh hay tượng đài Quyết tử là một địa danh ghi dấu trong ký ức của nhiều người Hà Nội.

5 thg 2, 2020

Vườn hoa Lý Thái Tổ

Vườn hoa Lý Thái Tổ bên bờ hồ Gươm ở Hà Nội từng mang nhiều cái tên khác nhau trong quá khứ. Mỗi cái tên lại gắn với một câu chuyện lịch sử của thủ đô...

Nằm bên bờ hồ Gươm - trái tim của thủ đô Hà Nội – có thể nói vườn hoa Lý Thái Tổ là vườn hoa nổi tiếng bậc nhất Việt Nam. Xung quanh lịch sử vườn hoa này có nhiều câu chuyện mà không phải ai cũng biết

9 thg 10, 2019

Chiêm ngưỡng tượng Phật ngọc lớn nhất thế giới tại Việt Nam

Từ khối ngọc bích thô nặng 11,5 tấn được phát hiện tại Canada, trong hơn 1 năm các nghệ nhân Việt Nam đã chế tác thành công bức tượng Quán Thế Âm Bồ Tát nặng 6,8 tấn với chiều cao 1,98m.


Bức tượng trên đang được an vị tại Nam Minh điện, thuộc ấp Vĩnh Hiệp, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Nơi thờ bức tượng là một khu lầu hình bát giác được dựng giữa một hồ sen thơm ngát.

1 thg 7, 2019

Tượng Chúa Giêsu lớn nhất Châu Á tại Vũng Tàu

Với chiều cao 32m, sải tay rộng 18.4m tượng Chúa Kitô Vua được xác lập kỷ lục “Tượng chúa Kito lớn nhất châu Á”. Đây là điểm tham quan không thể bỏ qua tại thành phố Vũng Tàu. Du khách có thể chiêm ngưỡng tượng Chúa Kitô Vua từ mọi hướng trong thành phố. Nhưng tuyệt vời nhất vẫn là lên đỉnh Núi Nhỏ, đến chân tượng và đi theo cầu thang bên trong lên đài quan sát ở hai bên vai tượng để ngắm toàn cảnh thành phố và bờ biển bao quanh. 

Tượng Chúa Kitô Vua được khởi công xây dựng từ đầu những năm 1972 nhưng do nhiều tác động của các yếu tố bên ngoài nên công trình đã bị tạm ngưng và dịch chuyển vị trí xây dựng, mãi đến năm 1994 mới chính thức khánh thành.

Tọa lạc trên đỉnh Núi Nhỏ, ở độ cao 167m so với mực nước biển, mới đầu Tượng Chúa có thiết kế khác so với bức tượng hiện nay, nhưng do công trình được xây dựng ở vị trí khác cao hơn, khí hậu phức tạp, đòi hỏi phải có một thiết kế có kết cấu và quy mô vững chắc nên bức tượng đã được thay đổi thành thiết kế như ngày nay.

Tượng Chúa Kitô Vua như một ngọn tháp canh thu vào tầm mắt du khách toàn bộ cảnh quan của thành phố Vũng Tàu. Ảnh: Công Đạt

Nhìn từ đài quan sát bên vai tượng Chúa, xa xa bên tay phải là Mũi Nghinh Phong, bên trái là đảo Hòn Bà. Ảnh: Công Đạt

Tượng Chúa Kitô Vua hướng ra biển Vũng Tàu. Ảnh: Công Đạt

Bên trong tượng là cầu thang xoắn ốc gồm 133 bậc, từ chân lên đến hai vai của tượng chúa. Ảnh: Công Đạt

Dưới chân tượng chúa có di tích "Trận địa pháo cổ" núi Nhỏ, là công trình quân sự do thực dân Pháp xây dựng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Ảnh: Thông Hải 

Đường đi đến Tượng Chúa rất thuận tiện, du khách có thể đến Bãi Sau đi dọc đường Thùy Vân đến mũi Nghinh Phong hoặc đi đường Hạ Long từ bãi trước đến mũi Nghinh Phong (Tượng Chúa nằm gần mũi Nghinh Phong), dưới chân Tượng chúa có bãi đỗ xe dành cho ô tô và xe máy rất rộng rãi. Muốn đến được Tượng Chúa, du khách gửi xe dưới chân núi leo bộ qua khoảng gần 1.000 bậc đá, hai bên là cây cối xanh mát, thoang thoảng hương thơm của hoa sứ. Dọc đường lên núi có khá nhiều điểm nghỉ chân mát mẻ và thông thoáng có thể ngắm một phần của biển cả mênh mông.

Tượng Chúa có chiều cao 32 mét được đặt trên bệ khối chạm hình Chúa và 12 tông đồ, chiều dài hai cánh tay là 18,4 mét. Bên trong tượng là cầu thang xoắn ốc gồm 133 bậc, chạy từ bệ lên cổ Tượng, trong lòng tượng có thể chứa được 100 khách tham quan cùng một lúc. Vật liệu để xây dựng Tượng Chúa hầu hết lấy từ trong nước như: cát, sỏi khai thác ở sông Đồng Nai; đá cẩm thạch lấy từ hòn Non Nước Đà Nẵng. Vì xây dựng ở vị trí cao nên việc vận chuyển hàng ngàn tấn vật liệu lên đỉnh núi rất khó khăn, cộng thêm việc đào móng cũng vất vả không kém vì trên đỉnh núi là hệ thống địa đạo bê tông được xây dựng rất chắc chắn dưới thời Pháp thuộc.

Ngày 18 tháng 01 năm 1993, Tượng Chúa Kitô Vua được công nhận là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia. Với thiết kế độc đáo và quy mô hoành tráng, ngày 15 tháng 05 năm 2006, Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam và Công ty Văn hóa Đầm Sen đã trao cho bức tượng này kỷ lục là "Tượng chúa Giêsu lớn nhất Việt Nam. Ngày 9/1/2012, Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã chính thức công bố 10 sự kiện của kỷ lục Việt Nam năm 2012, trong đó "Tượng Chúa Kitô Vua (Vũng Tàu)" được xác nhận là "Tượng Chúa Kitô lớn nhất”.

Muốn lên tượng Chúa, du khách phải trải qua hàng trăm bậc thang đá. Ảnh: Thông Hải

Đường lên tượng Chúa như một thử thách cho những ai muốn chinh phục. Ảnh: Thông Hải

Du khách thích thú với quang cảnh bên dưới chân tượng chúa. Ảnh: Thông Hải

Du khách chụp ảnh, nghỉ ngơi và thưởng lãm cảnh quan dưới chân tượng. Ảnh: Thông Hải

Bậc thang đá dẫn lên chân tượng chúa, xa xa là Mũi Nghinh Phong, một địa điểm du lịch nổi tiếng của Vũng Tàu. Ảnh: Thông Hải

Phong cảnh hữu tình của thành phố biển Vũng Tàu nhìn từ vai tượng chúa Kito. Ảnh: Công Đạt

Quang cảnh đẹp lộng lẫy của thành phố biển Vũng Tàu. Ảnh: Thông Hải 

Nếu bạn lần đâu tiên đến với địa điểm này thì chắc chắn sẽ rất bất ngờ khi được chiêm ngưỡng một bức tượng Chúa cao lớn, uy nghiêm với nét mặt nhân từ đang dang rộng cánh tay hướng mặt ra biển. Trong lòng Tượng có cầu thang xoắn ốc sẽ đưa du khách lên đến vị trí cổ Tượng và đi ra hai cánh tay Tượng. Các du khách tới đây đều chia sẻ cảm giác ấn tượng đặc biệt khi ngắm toàn cảnh thành phố biển Vũng Tàu từ bên trong hai cánh tay của Tượng. Du khách thu vào tầm mắt toàn bộ thành phố Vũng Tàu với những bãi biển dài bằng phẳng, những con đường, khu dân cư như được thu bé lại từ trên cao hay nhìn về biển trời bao la, tận hưởng gió trời và lưu lại những bức hình độc đáo và đáng nhớ.

Tượng Chúa Kitô Vua mở cửa đón khách từ lúc 7h sáng đến 5h chiều và không thu phí. Khi đi tham quan tượng du khách cần nhớ chọn trang phục lịch sự, nên lựa chọn giày dép phù hợp có thể đi bộ thoải mái để leo lên các bậc đá cao.

Thực hiện: Công Đạt - Thông Hải

9 thg 4, 2019

Độc đáo bức tượng “đầu người đội Phật” nghìn năm tuổi ở Nghệ An

Trong hệ thống tượng Phật ở Nghệ An, có một bức tượng cổ gần nghìn năm tuổi tạc “đầu người đội Phật” hết sức độc đáo. Bức tượng này hiện ở chùa Bà Bụt thuộc xã Lam Sơn, huyện Đô Lương. 

Theo truyền thuyết, chùa có niên đại có từ thế kỷ XI, thời nhà Lý. Hồ sơ của Ban quản lý di tích tỉnh Nghệ An ghi nhận, trước năm 1941, chùa quay lưng về phía sông Lam, mặt nhìn ra hướng Bắc. Đến năm 1941, chùa mới được dịch chuyển quay mặt về hướng Nam. Năm 1995, chùa được tu sửa, đảo ngói, thay thế, đắp vá những chi tiết bị hỏng. Năm 2002, nhân dân trong vùng đã cùng đóng góp dựng xây thêm nhà hữu vu để có không gian đón khách. 

Nét cổ kính của ngôi chùa Bà Bụt. Ảnh: Ngọc Phương 

22 thg 11, 2018

Bộ 10 linh thú chùa Phật Tích tuổi đời ngàn năm

10 linh thú chùa Phật Tích có tuổi đời gần 1.000 năm, được đánh giá là những tác phẩm điêu khắc có một không hai của thời nhà Lý.

Nằm ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, chùa Phật Tích là một ngôi chùa cổ được xây từ thời Lý (năm 1057). Trong các hiện vật cổ còn được lưu giữ ở chùa có bộ tượng 10 linh thú được đánh giá là những tác phẩm điêu khắc có một không hai của thời nhà Lý

29 thg 4, 2018

Ngắm những bức tượng gỗ Tây Nguyên độc đáo ở Làng Cù Lần

Được xem là nghệ thuật văn hóa đặc trưng của Tây Nguyên, những bức tượng gỗ là một trong những điểm nhấn thu hút khách ở Làng Cù Lần (Đà Lạt).

Những bức tượng gỗ đậm chất Tây Nguyên độc đáo được trưng bày tại Khu du lịch Làng Cù Lần là một trong những điểm hấp dẫn du khách khi tới thăm thành phố Đà Lạt mộng mơ

6 thg 7, 2017

Thập bát la hán chùa Long Quang

Nằm bên kênh Rạch Cam (phường Long Hòa, quận Bình Thủy, Tp. Cần Thơ), chùa Long Quang nổi tiếng gần xa với bộ tượng thập bát la hán 100 tuổi bằng gỗ căm xe, điêu khắc rất tinh xảo. 

Chùa Long Quang được xây dựng khoảng năm 1824, thời vua Minh Mạng. Ban đầu, chùa chỉ là một cái am nhỏ, trải qua nhiều đời trụ trì, chùa được xây dựng và tu bổ khang trang như hiện nay. Chùa hiện được nhà nước công nhận là Di tích văn hóa cấp quốc gia vào năm 1993.

Chùa Long Quang được xây dựng khoảng năm 1824 vào thời vua Minh Mạng tại phường Long Hòa, quận Bình Thủy, Tp. Cần Thơ.

25 thg 6, 2017

Tượng đất cổ chùa Nôm

Trải qua hơn 1000 năm lịch sử, Chùa Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) vẫn còn lưu giữ khoảng gần 100 pho tượng cổ làm bằng đất có giá trị tâm linh và thẩm mỹ cao. 

Nằm cách Hà Nội khoảng hơn 30 km, mất chừng hơn 40 phút chạy xe, du khách sẽ tới được chùa Nôm. Chùa Nôm còn có tên gọi khác là "Linh Thông cổ tự" bởi xưa ngôi chùa được dựng trong một khu rừng thông.

Chùa Nôm nằm tại xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

19 thg 8, 2016

Tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng gỗ nu nghiến lớn nhất Việt Nam

Bức tượng Bồ Đề Đạt Ma ở chùa Lam Sơn (xã Quỳnh Yên, huyện Quỳnh Lưu) cao 3,8m, rộng hơn 2m, nặng khoảng 3,5 tấn được xác lập kỷ lục là bức tượng tạc từ gỗ nu nghiến lớn nhất Việt Nam, đến thời điểm hiện tại.

Trụ trì chùa Lam Sơn - Đại đức Thích Quảng Văn cho biết, bức tượng Bồ Đề Đạt Ma này là do ông Hoàng Văn Long (xã Quỳnh Yên) tặng chùa vào cuối tháng 11 năm 2015. Tượng được chế tác từ gỗ nu nghiến nguyên khối mang từ Lào về và thuê nghệ nhân ở huyện Đông Anh (Hà Nội) chế tác trong vòng 6 tháng. 

23 thg 6, 2016

Nghề làm tượng Phật trong lòng phố

Có tuổi đời gần 100 năm, làng nghề làm tượng Phật nằm trong một con hẻm gần chùa Giác Hải (phường 12, quận 6, Tp. Hồ Chí Minh) là nơi làm ra các tác phẩm khá phong phú, đa dạng từ tượng Phật Thích Ca tọa tòa sen, Quán Thế Âm Bồ tát, Phổ Hiền, Di Lặc, Hộ pháp, các danh nhân, Tứ đại Thiên vương… với nhiều kích cỡ khác nhau. Các pho tượng ở đây đều theo mẫu dân gian Nam Bộ vẫn tìm thấy trên các bức tượng có chất liệu gỗ, đất sét, thạch cao cổ hiện đặt tại các ngôi chùa cổ ở Tp. Hồ Chí Minh.

Cách đây gần 100 năm, hai ông Mai Văn Lai và Lê Văn Chánh là những người bạn cùng nhau tu hành tại chùa Giác Hải. Cả hai cùng siêng năng và có nhiều sáng kiến khi học nghề điêu khắc trên gỗ từ ông Huệ Ngân. Do nhu cầu mỗi lúc một khác nên ông Huệ Ngân đã sáng kiến dạy học trò cách làm tượng bằng cách độn rơm làm nộm, sau đó bẻ sắt đắp lên làm cốt và trét xi măng trộn cát đắp bên ngoài, sau đó tô vẽ lại nên tượng vừa nhẹ, đẹp mà lại rất bền.

Tuy ông Huệ Ngân là thầy dạy và là người đầu tiên điêu khắc tượng, đắp tượng Phật nhưng theo những người thợ lâu năm ở làng nghề làm tượng Phật quận 6 thì các ông Mai Văn Lai và Lê Văn Chánh mới được tôn là “tổ nghề” làm tượng Phật bởi hai ông có công phát triển để làng nghề có tiếng, rồi có hậu duệ truyền nghề và giữ nghề. Nhiều người là con cháu hai ông còn mở cơ sở riêng trong làng nghề để sau gần 100 năm, làng nghề làm tượng Phật ngày càng trở nên đông đúc hơn.

Làng nghề làm tượng phật có tuổi đời gần 100 năm vẫn tồn tại giữa nơi đô hội ở phường 12, quận 6, Tp. Hồ Chí Minh.