Hiển thị các bài đăng có nhãn núi lửa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn núi lửa. Hiển thị tất cả bài đăng

29 thg 7, 2013

Bất ngờ với núi lửa ở Pleiku

Đến các nước xung quanh như Indonesia hay Philippines, du khách Việt thường tròn mắt trước cách khai thác du lịch ở những vùng đất có núi lửa nơi xứ người. Vùng Tây nguyên, nhất là ở Pleiku, Gia Lai còn nhiều dấu tích núi lửa với cảnh đẹp tuyệt vời chưa được ngành du lịch để mắt đến.

Miệng núi lửa Chư Đăng Ya (đã tắt) nay là những ruộng trồng bắp, khoai, bí đỏ… - Ảnh: Tiến Thành

Khi hỏi có bao nhiêu núi lửa từng hoạt động ở Pleiku, người thì nói 10, kẻ nói 15. Chẳng biết con số chính thức là bao nhiêu, nhưng vài ngày “lội suối băng đèo” mới thấy thật sự tiếc cho cảnh đẹp nơi đây.

23 thg 2, 2013

Du ngoạn cảnh quan núi lửa Lý Sơn

Ít ai biết rằng huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quãng Ngãi có lịch sử hình thành thời tiền sử lại trên 5 ngọn núi lửa. Cho đến ngày nay, những cảnh quan mà 5 ngọn núi lửa đã tắt này để lại là những thắng cảnh tuyệt tác thu hút du khách vượt sóng nước đến chiêm ngưỡng, khám phá. 

Nếu nhìn từ đất liền ra vào một ngày đẹp trời, có thể thấy Lý Sơn kiêu hãnh vươn ra biển với hình một hình chóp nhô lên, đó chính là đỉnh núi Thới Lới. Trong 5 ngọn núi hình thành nên đảo Lý Sơn thì núi Thới Lới được xem như núi toàn đá. Sau một hồi chạy theo con đường bò quanh núi, chúng tôi đã đứng trên đỉnh Thới Lới quan sát bốn phương, tám hướng. Cánh đồng tỏi Lý Sơn nổi tiếng chia ô, phân thửa như bàn cờ. Phía xa, xanh ngắt một màu biển, tô điểm thêm một vài con thuyền hối hả lướt sóng ra biển Đông đánh cá.

Núi Giếng Tiền nhìn từ đỉnh Thới Lới.

20 thg 8, 2012

Theo chân các ngọn núi lửa Việt Nam - Phần 2

Đắm say với các kỳ quan của núi lửa

TTO - Một trong những “thành quả” nổi tiếng sau quá trình núi lửa phun trên khắp một “vành đai lửa” rộng lớn và suốt nhiều giai đoạn vận động tạo sơn cách nhau cả triệu năm, có lẽ là ghềnh Đá Đĩa ở tỉnh Phú Yên.

Ghềnh Đá Đĩa là một danh thắng đã được Nhà nước Việt Nam xếp hạng Thắng cảnh quốc gia từ lâu. Khi dung nham tuôn chảy gặp không khí bên ngoài, dần dà đông kết lại thành hàng vạn hàng triệu cột bazan hình lục lăng, ngũ giác, lục giác nằm đều chằn chặn và cũng khá tùy hứng. Các nhà khoa học gọi đấy là “bazan dạng cột”. Đến ghềnh Đá Đĩa, bạn sẽ chiêm ngưỡng các cột đá nằm ngang dọc, xiên xẹo thành cả ngọn núi trước biển rất kỳ thú. 



Các cột đá bazan nằm ngang dọc, xiên chếch



Theo chân các ngọn núi lửa Việt Nam - Phần 1

Sau nhiều chuyến thám sát lẻ tẻ với mong muốn tha thiết về một tour du lịch tìm hiểu miệng núi lửa - các kiến tạo núi lửa tuyệt đẹp ở Việt Nam, vừa qua tôi đã “hướng đạo” cùng đoàn làm phim tài liệu khoa học của VTV2 (Đài truyền hình Việt Nam) thực hiện bộ phim dài tập về các kỳ quan mang tên núi lửa (dự kiến phát trong tháng 10-2009). Xin chia sẻ ghi nhận từ các chuyến đi. 

TTO - Với tôi, những ngọn núi lửa đang phun trào hoặc tạm ngủ yên luôn lãng mạn và gợi nhiều xúc cảm khám phá. Những miệng núi lửa, dấu tích núi lửa dọc dải đất Việt Nam còn là các ô cửa huyền diệu nhất để hiểu thêm lịch sử hình thành vùng đất mà nghìn đời cha ông ta và muôn đời con cháu tiếp sau đã, đang và sẽ sinh sống.


Các nhà khoa học trong và ngoài nước từ lâu đã chứng minh dọc dài nước Việt Nam, đặc biệt ở khu vực miền Trung và Tây nguyên, núi lửa từng hoạt động dữ dội, trong nhiều đợt, ở nhiều giai đoạn khác nhau. Nhiều tài liệu khoa học chính thống, cả trong tâm thức của đồng bào bản địa, đều có sự hiện diện của cái gọi là núi lửa.