Hiển thị các bài đăng có nhãn VnExpress. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn VnExpress. Hiển thị tất cả bài đăng

20 thg 1, 2022

Bánh coóc mò của người Tày ở Tuyên Quang

Coóc mò là một loại bánh truyền thống có hình dạng chóp nhọn như sừng bò, được làm quanh năm và bày bán nhiều ở các chợ phiên.

Đến với Tuyên Quang, du khách không chỉ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp của Na Hang, Thác Mơ, Động Tiên... mà còn có cơ hội thưởng thức các món ăn truyền thống của người Tày. Ẩm thực của người Tày nơi đây rất đa dạng với nhiều món ăn đặc trưng như cơm lam, xôi ngũ sắc, thịt lợn chua và không thể thiếu bánh coóc mò.

Không chỉ ở Tuyên Quang mà những vùng có dân tộc Tày, Nùng như Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn... đều có bán bánh coóc mò trong các khu chợ phiên. Ảnh: Ma Thị Dung

17 thg 1, 2022

Rừng cao su mùa lá đỏ

Những ngày này, rừng cao su Cù Bị khoác lên mình chiếc áo lá vàng đỏ, hòa cùng nhịp sống yên bình như níu chân du khách.


Đầu tháng 1, nhiếp ảnh gia 8X Cao Kỳ Nhân (quê ở Phú Yên, hiện sống ở TP HCM) có chuyển trải nghiệm chụp ảnh tại rừng cao su thuộc xã Cù Bị, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Khu rừng này thuộc nông trường cao su Cù Bị, có diện tích cao su trên 3.800 ha, phía bắc và tây giáp tỉnh Đồng Nai.

Làng nghề đường phên ở Cao Bằng

Đường phên Bó Tờ làm thủ công từ mật mía, không chất bảo quản, mang vị ngọt đậm, là một mặt hàng truyền thống bán chạy vào dịp Tết.


Blogger Hà Cương (chủ fanpage Cao Bằng Hóng) cùng hai người bạn ghé làng nghề làm đường phên Bó Tờ thuộc thị trấn Hòa Thuận, huyện Quảng Hòa, cách trung tâm TP Cao Bằng khoảng 60 km. Ba anh em cùng có niềm đam mê nhiếp ảnh, quay phim ghi lại cảnh vật, nhịp sống con người trên mảnh đất Cao Bằng.

Hang Đức Mẹ trong rừng rậm Côn Đảo

Để lên tới hang Đức Mẹ nằm ẩn trong rừng, du khách cần băng qua rừng nguyên sinh và những bậc đá.

Ẩn trong vườn quốc gia Côn Đảo, hang Đức Mẹ là nơi được thực dân Pháp tìm thấy và đặt tượng thờ Đức Mẹ Maria để cầu nguyện trong những năm chiếm đóng ở đảo vào thế kỷ 19. Trước kia, đây là nơi mà các ngư dân theo Công giáo cầu nguyện mỗi lần ra khơi.

Hang Đức Mẹ ẩn trong rừng rậm tại Côn Đảo. Ảnh: Nguyễn Khải Trung

Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh ở quê nhà

Lăng mộ của danh tướng mở cõi Nguyễn Hữu Cảnh nằm ở nơi phong cảnh hữu tình với lưng tựa núi An Mã, mặt hướng sông Kiến Giang.


Lăng mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh nằm trên một ngọn đồi rộng của dãy núi An Mã, thuộc xã Trường Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ. Khuôn viên lăng theo hình chữ nhật với lưng hướng về phía tây tựa vào núi An Mã, mặt hướng đông có sông Kiến Giang.

13 thg 1, 2022

Bảo tàng vũ khí tư nhân lớn nhất Việt Nam

Hàng nghìn vũ khí trên thế giới từ nhiều thế kỷ được ông Robert Taylor (74 tuổi) sưu tập, lập thành bảo tàng.


Bảo tàng Vũ khí cổ do ông Rober Taylor (74 tuổi, quốc tịch Anh) thành lập, mở cửa năm 2012. Tuy nhiên, không lâu sau, bảo tàng phải đóng cửa vì lý do cá nhân.

Năm 2016, bảo tàng hoạt động trở lại tại địa chỉ mới trên đường Trần Hưng Đạo, TP Vũng Tàu. Bảo tàng nằm trong tòa nhà kiểu Pháp xây dựng năm 1912, có diện tích khoảng 1.500 m².

9 thg 1, 2022

Người Dao Thanh Phán ở Bình Liêu

Người Dao Thanh Phán tin rằng sống ở vùng núi cao và mặc trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu sẽ khiến thú dữ tránh đi.


Huyện miền núi Bình Liêu với đồi núi nhấp nhô, cách trung tâm TP Hạ Long, Quảng Ninh hơn 100 km. Đây là nơi thử thách du khách chinh phục các cung đường núi non, "sống lưng khủng long" và các cột mốc biên giới.

Bức ảnh nằm trong bộ ảnh “Vẻ đẹp truyền thống của người Dao Thanh Phán” được nhiếp ảnh gia Lê Cao Hải (còn gọi Hai Le Cao), 37 tuổi, thực hiện trong chuyến khám phá Bình Liêu tháng 11/2021. Anh Hải cho biết để thuận tiện cung đường di chuyển, du khách có thể tham quan vịnh Hạ Long, đảo Quan Lạn hay Cô Tô, sau đó đến Bình Liêu.

7 thg 1, 2022

Bún cù kỳ - đặc sản mời khách ở Quảng Ninh

Bún cù kỳ (hay cua sấm) hấp dẫn thực khách nhờ phần thịt đầy đặn, nước dùng ngọt thơm.

Thực khách đến Quảng Ninh chắc hẳn sẽ tò mò với đặc sản con cù kỳ. Cùng họ với cua nhưng cù kỳ có càng lớn hơn rõ rệt so với kích thước cơ thể, mai màu nâu, mắt xanh lá. Cù kỳ chỉ có phần càng nhiều thịt, phần thân xốp không có gì đặc sắc. Đây là con vật hiếu chiến, lỳ lợm, kẹp rất đau. Người ta tin rằng, cù kỳ chỉ chịu buông đối phương khi có tiếng sấm nên còn có tên thunder crab (cua sấm).

Bún cù kỳ là đặc sản mời khách của Quảng Ninh. Ảnh: Sang Đặng

31 thg 12, 2021

Cua da - đặc sản nức tiếng ở Bắc Giang

Chỉ có vào cuối thu đầu đông, cua da của huyện Yên Dũng là món ăn đặc sắc không chỉ với du khách mà cả dân địa phương.

"Sông Cầu nước chảy lơ thơ, Đôi ta thương nhớ bao giờ cho nguôi" câu thơ lục bát gợi nhớ đến vùng đất Kinh Bắc - Bắc Ninh và Bắc Giang, với những câu hát dân ca quan họ làm bao người say đắm. Không chỉ đi vào thơ ca, dòng sông còn ghi dấu ấn với giới sành ăn nhờ một đặc sản hiếm có. Trước khi hợp lưu với hai con sông khác tại Kiếp Bạc, Hải Dương, sông Cầu chảy qua các xã Đồng Việt, Đồng Phúc, thị trấn Nham Biền... của huyện Yên Dũng. Khoảng tháng 9, tháng 10 Âm lịch, trên khúc sông này sẽ xuất hiện cua da sống tự nhiên ở những ghềnh đá.

Cua da chấm cùng bột canh, thêm tiêu, ớt, chanh. Ảnh: Đàm Đức Từ

30 thg 12, 2021

Những điểm tham quan nên đến ở Xuyên Mộc

Suối nước nóng Bình Châu, khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu... thu hút du khách nhờ vẻ đẹp hoang sơ cùng nhiều trải nghiệm thú vị.

Xuyên Mộc - một huyện lớn nhất của Bà Rịa - Vũng Tàu đã được thiên nhiên ưu ái ban cho phong cảnh nên thơ, hữu tình với biển xanh, cát trắng, nắng vàng. Du khách đến đây thỏa thích tắm biển và cảm nhận vẻ đẹp yên bình, êm đềm. Ảnh: Hữu Khoa

Nét độc đáo của nhà thờ Phủ Cam

Khác với các lăng tẩm, đền đài hay công trình tôn giáo cổ kính ở Huế, nhà thờ Phủ Cam mang phong cách kiến trúc hiện đại và ấn tượng.


Nhà thờ Phủ Cam nằm trên ngọn đồi nhỏ có tên là Phước Quả, thuộc phường Phước Vĩnh, ở bờ nam sông Hương, TP Huế. Công trình có một vị trí đẹp, với không gian rộng lớn, xung quanh có nhiều công trình khác của Giáo hội. Đây là một trong những giáo đường lớn nhất, nổi tiếng nhất xứ Huế và có lịch sử khá lâu đời.

27 thg 12, 2021

Thánh địa La Vang đón Giáng sinh

Gần Giáng sinh, tại thánh địa La Vang - hang đá được dựng trước tháp chuông cũ, giáo dân cùng nhau thu dọn khuôn viên.

Thánh địa La Vang nằm ở xã Hải Phú, Hải Lăng, Quảng Trị. Đây là nơi hành hương quan trọng với người theo Công giáo Việt Nam, đồng thời là một điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Quảng Trị.

21 thg 12, 2021

Leo núi Đại Bàng vùng suối khoáng Kim Bôi

Đây là điểm đến mới cách Hà Nội hơn 70 km, nơi du khách có thể kết hợp leo núi và nghỉ dưỡng tắm khoáng.

Vùng đất Kim Bôi còn có tên gọi là xứ Mường Động - nơi ở của người Mường Cổ, giữa 4 xứ Mường lớn nằm trên những cánh đồng trù phú của Hòa Bình là Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động. Từ trước đến nay, Kim Bôi vẫn hút khách bằng các trải nghiệm du lịch nghỉ dưỡng với một trong những nguồn nước khoáng nóng chất lượng nhất miền Bắc. Đến đây, du khách cũng được ăn ngon với các đặc sản của người Mường như cơm lam, thịt lợn nướng mẹt, trải nghiệm văn hóa người Mường và uống nước khoáng tinh khiết.

19 thg 12, 2021

Hẻm Tu Sản - danh thắng kỳ vĩ của Hà Giang

Hẻm núi đá sâu, với làn nước xanh mướt như ngọc, mang đến cảm giác thư thái cho du khách.

Hẻm Tu Sản nằm dưới chân đèo Mã Pí Lèng (Mèo Vạc, Hà Giang), dòng sông Nho Quế xanh ngắt như sợi chỉ len lỏi theo đường cong của con đường Hạnh Phúc. Năm 2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xếp khu vực này là Di tích Danh lam thắng cảnh Việt Nam. Sông Nho Quế được vinh danh là một trong những thung lũng kiến tạo độc nhất vô nhị của Việt Nam.

13 thg 12, 2021

Băng rừng leo đỉnh Nhìu Cồ San

Nhìu Cồ San (2.965 m) là đỉnh núi cao thứ 9 tại Việt Nam thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, thu hút phượt thủ bởi vẻ hoang sơ và thảm thực vật phong phú.


Nhìu Cồ San trong tiếng dân tộc H'Mông có nghĩa là "sừng trâu". Núi nằm ở xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, cách Sa Pa khoảng 60 km. Hiện nay, du khách muốn trekking đỉnh núi này thường đón xe khách đến Sa Pa, đi tiếp tới xã Dền Sáng (trên đường đi qua UBND huyện Bát Xát để khai báo di chuyển), tiếp tục đón xe ôm của dân địa phương tới bản Nhìu Cồ San. Cung đường cuối cùng từ Dền Sáng đến Nhìu Cồ San chưa đến 10 km nhưng đầy đá hộc và dốc cao chỉ tay lái cứng bằng xe máy mới đi được.

Lối trekking từ bản lên núi sẽ bắt đầu ở con đường hai bên là ruộng bậc thang mùa cạn nước, chỉ còn trơ gốc rạ và những bờ rào đá thô sơ.

Người Lô Lô uyển chuyển trong điệu múa truyền thống

Người Lô Lô ở hai huyện Đồng Văn và Mèo Vạc đều có những điệu múa riêng đầy bản sắc.


Người Lô Lô ở Hà Giang có hai nhánh là Lô Lô Đen và Lô Lô Hoa. Lô Lô Đen tập trung ở xã Lũng Cú, Lô Lô Hoa đông hơn sống tại các xã Lũng Táo, Sủng Là, huyện Đồng Văn và huyện Mèo Vạc. Tuy có tên gọi khác nhưng người Lô Lô Đen và Lô Lô Hoa chỉ khác nhau về trang phục, còn tiếng nói, phong tục tập quán thì không có gì khác biệt. Thiếu thốn về vật chất nhưng người Lô Lô luôn sống trong không khí âm nhạc vui tươi, bên những cây khèn, nhị, hồ, thanh la và những điệu múa làm say đắm biết bao du khách thập phương gần xa.

Dân tộc Lô Lô là một trong 16 dân tộc thiểu số có số dân dưới 10.000 người cư trú chủ yếu ở tỉnh Hà Giang. Trong ảnh, người Lô Lô hoa, sống tại xóm Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc đang chuẩn bị cho Lễ cầu mưa.

11 thg 12, 2021

Mùa lá đỏ nhuộm màu rừng Trùng Khánh

Rừng cây quanh hồ Bản Viết khoác lên mình chiếc áo vàng, đỏ làm du khách như "lạc vào nơi tiên cảnh" của miền biên viễn.


Theo hướng từ thị trấn Trùng Khánh đi thác Bản Giốc khoảng 10 km, sau đó rẽ khoảng 3 km đến xóm Bản Viết, xã Phong Châu (Trùng Khánh), du khách sẽ đến hồ Bản Viết.

28 thg 11, 2021

Cánh đồng Tà Pạ mùa lúa chín

Qua ống kính của 9x Huỳnh Văn Thái, mùa lúa chín Tà Pạ, huyện Tri Tôn hiện lên là một bức tranh thanh bình.


Những ngày cuối tháng 11, Huỳnh Văn Thái có chuyến đi săn ảnh cánh đồng Tà Pạ vào mùa gặt. Thái sống tại TP Long Xuyên, làm nhiếp ảnh tự do, thường xuyên có các chuyến đi khám phá và chụp phong cảnh quê hương An Giang. Hiện Thái là quản trị của nhóm “Lang thang An Giang” có hơn 312.000 thành viên chia sẻ các điểm check-in và đăng ảnh đẹp quảng bá du lịch An Giang.

18 thg 11, 2021

Mùa rươi qua phố

Rươi chưa chế biến và rươi trong miếng chả là hai thực thể hoàn toàn khác nhau, một thứ lành lạnh, tanh tanh còn một thứ có hương vị quyến rũ tột cùng.

"Tháng Chín đôi mươi, tháng Mười mùng năm" - câu khẩu quyết vốn được dân nghiện ăn rươi thuộc nằm lòng. Đây là câu nói để nhắc về những ngày có rươi, một món ăn rất đặc biệt của vài tỉnh miền Bắc.

Năm nay mùa đông miền Bắc đến sớm. Tháng 10 Âm lịch, hương thơm của rươi đã bay đầy những mảnh vỉa hè khuất nẻo của Hà Nội. Đi chầm chậm trên những con đường, thật may mắn khi "va" phải một quầng hương quyến rũ, đột nhiên hiện ra ngay trước mũi. Mùi hương đó không thể lẫn vào đâu vì hiếm khi xuất hiện: mùi chả rươi.

Rươi sống là thứ mà nhiều người thấy rùng mình.

15 thg 11, 2021

Chinh phục 'đỉnh Everest xứ Lạng'

Háo hức, trầm trồ, sợ hãi, chiến thắng bản thân là những cảm xúc khi chinh phục đỉnh Phia Pò.

Nhắc đến Lạng Sơn, chắc hẳn ai cũng nhớ đến câu "Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa/ Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh" với những địa danh đều là điểm đến được khách du lịch quan tâm từ lâu. Thời gian gần đây, xứ Lạng còn thu hút du khách ngắm băng tuyết vào mùa đông tại đỉnh Mẫu Sơn. Ẩn chứa nhiều giai thoại, cũng như được biết đến là nơi có khí hậu khắc nghiệt vào mùa đông, đối với nhiều người, Mẫu Sơn là địa điểm chỉ nghe đến cũng đủ thấy "thử thách".

Trong quần thể Mẫu Sơn, Phia Pò, hay còn gọi là đỉnh Núi Cha, cao nhất với 1.541 m. Đây là địa điểm trekking còn mới mẻ với nhiều du khách nên giữ được vẻ đẹp hoang sơ. Độ cao không quá lớn nhưng cung đường hiểm trở, đa dạng địa hình nên Phia Pò được đánh giá là cung trekking tương đối khó. Háo hức, trầm trồ, sợ hãi và chiến thắng bản thân là những cảm xúc khi chinh phục được "đỉnh Everest xứ Lạng".

Cảm xúc dâng trào với cung đường trekking lên "đỉnh Everest" xứ Lạng. Ảnh: Duy Nghĩa