Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

26 thg 8, 2019

Mì Quảng Bà Láng gần nửa thế kỷ vừa tráng vừa ăn

Có lẽ ít ai biết ngay tại Tam Kỳ (Quảng Nam) có một quán mì Quảng gần 50 năm nay chỉ bán món mì Quảng tôm thịt và một điều khá thú vị là sợi mì được tráng, xắt tại chỗ. 

Sợi mì được tráng và xắt ngay tại chỗ. BÌNH NGUYÊN 

Quán mì Quảng Bà Láng có tên khác là quán Cây Mít. Nơi đây có bàn nhỏ đủ phục vụ chừng 20 người ăn và là địa chỉ quen thuộc của những người sành ăn khi đặt chân đến thành phố Tam Kỳ.

15 thg 8, 2019

Hội An –Thành phố cổ quyến rũ

Phố cổ Hội An của Việt Nam đang trở thành tâm điểm chú ý của thế giới sau khi vượt qua Tokyo - “trái tim” của nước Nhật, bỏ xa Rome - nơi được mệnh danh là thiên đường của sự lãng mạn của nước Ý để trở thành điểm đến tuyệt vời nhất thế giới trong năm 2019 do tạp chí du lịch hàng đầu của Mỹ Travel + Leisure bình chọn. 

Nơi thời gian ngưng đọng



Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng chừng 30 cây số về phía Nam. Xưa người phương Tây gọi là Faifo. Trong suốt thế kỉ 17 và 18, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, là nơi giao thương nhộn nhịp của đội thuyền buôn lớn đến từ các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Hà Lan, Tây Ban Nha, Ấn Độ… Trước thời kì này, nơi đây cũng từng được nhắc đến như một điểm dừng chân quan trọng của con đường tơ lụa trên biển.

Hội An được ví như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị, một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở vùng Đông Á mà cho đến nay vẫn được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây mang dáng dấp kiến trúc truyền thống của người Việt, có niên đại từ thế kỉ 17 đến thế kỉ 19. Xen kẽ giữa các ngôi nhà ấy là những công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng như đình, chùa, hội quán, nhà thờ họ… được xây dựng trong quá trình hình thành và phát triển của thương cảng cổ xưa này.


Phố cổ Hội An nằm yên bình bên bờ sông Hoài. Ảnh: Tất Sơn

Hoang sơ cầu tre Cẩm Đồng

Vẻ đẹp mộc mạc, hoang sơ với khung cảnh của đồng quê yên bình Việt Nam, cầu tre Cẩm Đồng từ lâu đã trở thành một điểm đến đầy thú vị cho những du khách khi đến với Quảng Nam.

Cách phố cổ Hội An tầm 12km về hướng Tây, cầu tre Cẩm Đồng (thuộc thôn Cẩm Đồng, xã Điện Phong, thị xã Điện Bàn) là một cây cầu tre đơn sơ tựa như tấm lụa vắt qua dòng sông Vĩnh Điện tạo nên một bức tranh làng quê tuyệt đẹp.

31 thg 7, 2019

Độc đáo con đường bích họa ở thủ phủ sâm Ngọc Linh

Một con đường bích họa dài khoảng 600m với nhiều bức tranh đầy màu sắc về thiên nhiên, cuộc sống con người, cây dược liệu ở núi rừng Ngọc Linh đã được giáo viên, học sinh chung tay vẽ nên.

Con đường bích họa ở vùng sâm Ngọc Linh huyện Nam Trà My - Ảnh: LÊ TRUNG

Gần đây du khách có dịp đi ngang qua tuyến đường trung tâm huyện miền núi Nam Trà My, Quảng Nam đều thú vị với con đường bích họa đẹp mắt.

Điều đặc biệt những bức bích họa được vẽ trên một bờ kè bằng bê tông để chống sạt lở đường trước khu nội trú Trường THPT Nam Trà My.

27 thg 7, 2019

'Làng tre' Triêm Tây mát rượi bên sông, cách Hội An chỉ 2km

Khi đã khám phá những khu phố cổ, đền chùa trầm mặc ở Hội An, Triêm Tây là sự lựa chọn thú vị cho những du khách muốn tìm sự bình yên, về với thiên nhiên, với màu xanh của cây cỏ. 

Tre đan chằng chịt tạo bóng mát bên bờ sông Thu Bồn ở một khu nghỉ dưỡng tại Triêm Tây - Ảnh: LÊ TRUNG

Làng Triêm Tây thuộc xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam là một ốc đảo nhỏ bình yên nằm trải dọc theo dòng sông Thu Bồn.

Đây là một trong những vùng quê mộc mạc và bình yên của xứ Quảng. Điểm nhấn ngôi làng này là nằm bên dòng sông Thu Bồn hiền hòa và được bao bọc bởi lũy tre xanh ngút ngàn dọc bờ sông. 

15 thg 7, 2019

Những người “giữ hồn” gốm Thanh Hà

Trải qua năm thế kỷ, đến nay gốm Thanh Hà (Tp. Hội An, tỉnh Quảng Nam) vẫn giữ cách thức sản xuất thủ công và gần như độc nhất, đó là tạo hình bằng tay hoặc bàn xoay đạp chân, không dùng khuôn. Các nghệ nhân làng gốm Thanh Hà đang cố gắng giữ “đứa con” mà ông cha để lại.

Những người “giữ hồn” gốm Thanh Hà. Ảnh: Thành Vân

Phượt ngang đường Hồ Chí Minh, nhớ ghé suối mát Đắk Gà

Nhiều phượt thủ từ Đà Nẵng, Hội An đến Tây Nguyên, khi đi qua tuyến đường Hồ Chí Minh ngang huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam kháo nhau rằng phải ghé suối Đắk Gà để tận hưởng dòng nước mát lạnh và thưởng ngoạn cảnh đẹp hoang sơ ở đây.

Một góc suối Đăk Gà - Ảnh: LÊ TRUNG

Nằm cách thị trấn Khâm Đức khoảng 15km, suối Đắk Gà (thôn Long Viên, xã Phước Mỹ, huyện Phước Sơn) nằm gần đường Hồ Chí Minh nối tỉnh Quảng Nam và Kon Tum, mang vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí và được người dân địa phương ví như "nàng tiên" giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sông Cổ Cò là 'đường tơ lụa' nối Hội An và Đà Nẵng

Đà Nẵng và Hội An từng được kết nối thủy lộ qua sông Cổ Cò. Nhiều kỳ vọng khi dòng sông bị bồi lấp hơn một thế kỷ qua sắp được khai thông trở lại.

Một điểm vui chơi trên sông nước ở đoạn sông Cổ Cò chưa bị bồi lắng, chảy qua Hội An - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Với nhiều lợi ích, hai địa phương đang tính toán, đầu tư để tận dụng cơ hội phát triển.

24 thg 6, 2019

Về với sông Thu…

Tìm về với sông Thu, một dòng kí ức về đất và người xứ Quảng lại hiện lên. Một tuyến đường xuôi ngược bán buôn nay chỉ còn trong dĩ vãng. Nét hồn hậu, đầy chất thơ ẩn chứa trong dòng Thu Bồn từ xưa đến nay vẫn lắng đọng trong tâm trí bao người.

Mây mờ buông xuống trên những dãy núi hai bên bờ Thu Bồn. Ảnh: Cao Hùng 

7 thg 6, 2019

Nhớ thương bánh chập chập

Chỉ cần thoáng nghe hương vị của những chiếc xe sắn hấp dừa, của những bếp than sắn nướng, một khoảng trời thương nhớ lại ùa về với món bánh chập chập mộc mạc, chân phương.

Bánh chập chập có thể chấm với mắm cái cá cơm. Thanh Ly 

Lâu, rất lâu rồi! Những ngày tôi còn ở cùng với ba má nơi vùng núi cao xứ Quảng. Ngày ấy quê tôi còn nghèo lắm. Nhà ai cũng cố gắng tích trữ nhiều lúa, khoai và đặc biệt là bột sắn để mùa đông tới trong những ngày lạnh lẽo có cái để ăn thêm. Thực đơn bột sắn của má cũng chỉ loanh quanh món bánh chập chập, ấy vậy mà mỗi khi làm bánh cả nhà quây quần, vui đáo để. 

29 thg 5, 2019

Kỳ thú cồn cát ở Cửa Đại

Cách cửa biển Cửa Đại (TP.Hội An) khoảng 3,5km về hướng đông vừa trồi lên một cồn cát có hình thù rất đẹp, nằm chắn ngang đường ra vào cảng Cửa Đại.

Hình thù cồn cát nhìn từ trên cao. Ảnh: MINH HẢI

Cồn cát có chiều dài hơn 1km, chiều ngang khoảng 250m, chắn ngang đường ra vào cửa sông Thu Bồn và ra đảo Cù Lao Chàm. Giữa cồn có một hồ nước rộng khoảng 150m2, sâu khoảng 70cm. Nhiều ngư dân cho hay, lúc thủy triều dâng cao, cồn cát cao hơn mực nước biển khoảng 80cm; nếu thời tiết xấu, sóng biển dễ dàng tràn qua bao phủ hết cồn cát.

23 thg 5, 2019

Dân dã bánh nếp xứ Quảng

Dân dã, bình dị, bánh nếp là một trong những món ăn đặc trưng của xứ Quảng. 

Bánh nếp xứ Quảng. Ảnh: Văn Hoàng 

Bánh nếp có hai lớp, chất liệu chính làm nên lớp vỏ bên ngoài là gạo nếp trồng trên đồng đất phù sa phì nhiêu vừa thơm vừa dẻo. Sau mỗi vụ gặt, người ta chọn nếp được thu hoạch trên thửa ruộng có hạt tròn, mẩy để dành mang đi xay lấy bột làm bánh nếp. Lớp nhân bên trong hoàn toàn không phải thịt hay trứng, tôm hay tép mà chỉ là đậu xanh - loại đậu có hạt nhỏ, thơm, không bị lép. 

Cháo lòng An Thổ

Tôi nhớ thời xưa, Tam Kỳ (Quảng Nam) nức danh món cháo lòng An Thổ ở khu vực nửa quê nửa phố thuộc phường Hòa Hương. Cháo lòng An Thổ không chỉ ngon mà còn “bình dân” đúng nghĩa về phong cách phục vụ, chỗ ngồi và giá. 

QUANG VIÊN 

Đứng giữa làng rau Trà Quế, thấy cuộc đời luôn là sớm mai

Đặt chân vào làng rau Trà Quế, những hoài niệm thôn quê ùa về. Nhịp sống của làng nhỏ bên phố Hội có nét riêng, tưởng chừng như làng là một ốc đảo rất xa phố thị.

Làng rau Trà Quế thuộc thôn Trà Quế (xã Cẩm Hà, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam), nằm giữa phố nhưng nếp quê hầu như còn nguyên vẹn.

Đứng giữa làng rau, những ai sống ở phố nhưng có xuất thân từ những miền quê xa không khỏi bồi hồi nhớ. Nhớ cái cảnh sáng sớm khi gà gáy ran gọi nông dân ra đồng. Nhớ cái cảnh bác Ba, chú Tư vừa cuốc đất ở thửa ruộng bên đường, thấy ai đi ngang qua thì dừng vài nhịp thăm hỏi nhau hay nói vài câu tào lao xí đế chòng ghẹo….

Trong không gian không quá rộng lớn Trà Quế, hơi thở của nông thôn còn mát rượi trên mỗi luống rau.

Làng có khoảng 200 hộ trồng rau xen canh trên diện tích khoảng 40ha - Ảnh: MAI VINH

16 thg 5, 2019

Quảng Nam: Khám phá suối “Lỡm ngỡm” thượng nguồn núi Chúa

Cách QL1A huyện Núi Thành về phía Tây trên 25km, khu vực suối “Lỡm ngỡm” gần thượng nguồn núi Chúa thuộc địa phận xã Tam Trà, là điểm du lịch thiên nhiên hoang dã hấp dẫn đối với du khách tìm hiểu, khám phá, trãi nghiệm. 

Suối “Lỡm ngỡm” là theo cách gọi của người dân địa phương xã Tam Trà với phong cảnh thiên nhiên đẹp, nhiều cây cối mát mẻ bên cạnh dòng suối chảy róc rách đang trở thành địa điểm lý tưởng của giới trẻ khi thực hiện những chuyến vui chơi, dã ngoại vào dịp cuối tuần và nghỉ lễ. 

Con đường từ thôn 4 xã Tam Trà men theo dòng sông để lên suối, thoảng trong gió, xen lẫn với mùi ngai ngái của lá rừng tươi non, là hương thơm dịu dàng của loài hoa dại nào đó. Rừng ở đây cũng còn nguyên vẻ ban sơ, um tùm 

12 thg 5, 2019

Một thời mít cám

Hấp dẫn món chả mít cám. THANH LY 

Mít cám ngon thường là những quả nhỏ, nhiều cám, màu vàng rộm, lấm tấm bột. Để chọn mít cám như vậy, người có kinh nghiệm cất công leo lên các cành của cây mít vì mít cám ở gốc cây thường rất chát. Mít cám ít ngọt nên tưởng chừng không có tác dụng gì, lại trở thành nguyên liệu của nhiều món ăn vặt

Đơn giản nhất là “kẹo” mít cám. Mít cám vừa hái vào, gói vào lá chuối đập dập để bớt vị chát. Tiếp tục cho đường bát vào đập, khi đường bám đều vào thịt mít, dùng tay vo thành từng viên tròn. Đến mùa mít cám, kẹo mít cám là “mặt hàng” không thể thiếu trong gian hàng tuổi thơ. Chỉ vài đồng tiền lá mít đã có thể nhận lại một cây kẹo mít cám.

10 thg 5, 2019

Hương đậu phộng trên vùng đất cát

Trong hương lúa chín, mùi thơm của nồi đậu luộc hòa quyện bay khắp ngõ xóm, đồng quê cùng với nụ cười trong trẻo của đám con nít.

Một ngày tỉ mỉ, tay thoăn thoắt nhổ và tách đậu trong nắng tháng tư. THANH LY 

Giữa cái nắng bỏng da, mợ khum người, tay nhổ thoăn thoắt từng bụi đậu phộng. Vừa tách ra khỏi đất cát, những hạt đậu nho nhỏ, xinh xinh, màu trắng sữa nằm gọn trong đôi bàn tay gầy guộc, rám nắng của mợ. Một mùa đậu phộng nữa lại về trên những tấm lưng lom khom ngoài bãi cát. 

7 thg 5, 2019

Khám phá rừng đỗ quyên cổ trên đỉnh Trường Sơn

Khu rừng đỗ quyên trên độ cao 2.005 m ở Tây Giang, tỉnh Quảng Nam được phát hiện đã gây nhiều kinh ngạc đối với khách du lịch. Đây có thể là quần thể đỗ quyên vô cùng độc đáo ở nước ta.

Một gốc đỗ quyên cổ thụ trên 200 năm tuổi, bám đầy rêu phong như trong các bộ phim điện ảnh - Ảnh: B.D

Kết quả điều tra từ Viện Sinh thái học miền Nam cho thấy, trong 450ha rừng đỗ quyên tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, có hai loài đỗ quyên chính: loài lá rộng và loài lá kim. Hai loài này sống xen kẽ nhau, mà không một loài cây nào khác có thể chen vào được.

Ngôi trường xứ Quảng mang tên cô gái Nhật

Có những ngôi trường không được xây dựng bằng tiền ngân sách mà từ tấm lòng của những người tốt…

Học sinh tập thể dục tại nhà đa năng của Trường tiểu học Junko - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Nằm trên con đường tỉnh lộ qua xã Điện Phước, thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) có một ngôi trường mang tên của một người con gái... Nhật Bản. Di ảnh của cô để trong phòng truyền thống nhà trường.

27 thg 4, 2019

Tam Kỳ vàng rực mùa hoa sưa

Những ngày này, trên các tuyến phố ở TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam lại rợp màu vàng của hoa sưa, tạo nên một khung cảnh hết sức lãng mạn. Và năm nay, TP Tam Kỳ tổ chức lễ hội “Tam Kỳ mùa hoa sưa”, diễn ra trong khoảng 3 ngày đầu của tháng 4, tại 3 địa điểm chính là đình làng Hương Trà, sân vận động Hòa Hương và không gian Vườn Cừa.